- Biển số
- OF-50071
- Ngày cấp bằng
- 3/11/09
- Số km
- 313
- Động cơ
- 458,578 Mã lực
Link bài http://hanoi.megafun.vn/tin-tuc/xa-hoi/201208/Lai-sot-voi-de-xuat-dang-ky-xe-moi-cua-Bo-GTVT-225122/
Nội dung dự thảo đề án này có quy định: Tại khu vực nội đô của các thành phố lớn, điều kiện để sở hữu ôtô con là phải chứng minh được có chỗ đỗ xe. Người không có hộ khẩu tại các thành phố lớn phải có thời gian sinh sống ít nhất 5 năm trở lên mới được đăng ký phương tiện cá nhân.
Ngay lập tức, một số chuyên gia cho rằng đề xuất này không khả thi và cần phải tính toán lại.
Bộ GTVT đã đưa ra nhiều phương án chống ùn tắc giao thông nhưng hầu hết chưa khả thi. (Ảnh Internet)
TS. Đinh Thị Thanh Bình, Viện trưởng Viện Quy hoạch & Quản lý GTVT cho rằng đề xuất thời gian 5 năm mới được đăng ký phương tiện cá nhân là chưa ổn thỏa và không giải quyết được vấn đề giảm bớt lưu lượng giao thông.
“Ở đây cần phân biệt giữa hạn chế sở hữu và hạn chế sử dụng. Việc hạn chế sở hữu trong một khu vực sẽ không thể giải quyết được vấn đề vì các phương tiện giao thông luôn di chuyển. Xe của nước ngoài còn có thể lưu thông tại Hà Nội nữa là xe các tỉnh thành khác”.
“Trong khi đó, đặc thù của Hà Nội là nơi tập trung lao động đến từ các tỉnh thành trong cả nước. Họ đến làm việc thì họ sẽ mang theo phương tiện cá nhân của họ, có ngăn cũng không được vì họ đăng ký tại tỉnh ngoài”.
“Đó là chưa kể việc “ngăn sông cấm chợ” như thế này sẽ làm nảy sinh thêm nhiều vấn đề phức tạp, tạo gánh nặng cho các cơ quan quản lý. Ai sẽ là người giám sát, xác minh, ai sẽ là người quản lý, xử phạt…?”, TS. Đinh Thanh Bình nhấn mạnh.
Cũng trao đổi nhanh với chúng tôi về vấn đề này, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Hà Nội, KTS. Đào Ngọc Nghiêm cho rằng về nguyên tắc thì hiện nay giao thông tại các thành phố lớn đang quá tải và phải hạn chế nhưng cần phải có tính toán tổng thể, phù hợp. Nhất là đối với Hà Nội, khi chúng ta đang xây dựng thủ đô với một cơ chế đặc thù qua Luật thủ đô.
Theo KTS. Đào Ngọc Nghiêm, trong dự thảo Luật thủ đô quy định công dân muốn đăng ký thường trú tại nội thành phải có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc thuê nhà của cá nhân hay tổ chức có đăng ký kinh doanh nhà ở và tạm trú liên tục ở đó từ 3 năm trở lên; nơi đề nghị được đăng ký thường trú phải là nơi đăng ký tạm trú. Như vậy, trong dự thảo của Bộ GTVT đề xuất 5 năm mới được đăng ký phương tiện cá nhân cần phải tính toán lại xem có mâu thuẫn hay không.
Nội dung dự thảo đề án này có quy định: Tại khu vực nội đô của các thành phố lớn, điều kiện để sở hữu ôtô con là phải chứng minh được có chỗ đỗ xe. Người không có hộ khẩu tại các thành phố lớn phải có thời gian sinh sống ít nhất 5 năm trở lên mới được đăng ký phương tiện cá nhân.
Ngay lập tức, một số chuyên gia cho rằng đề xuất này không khả thi và cần phải tính toán lại.
Bộ GTVT đã đưa ra nhiều phương án chống ùn tắc giao thông nhưng hầu hết chưa khả thi. (Ảnh Internet)
TS. Đinh Thị Thanh Bình, Viện trưởng Viện Quy hoạch & Quản lý GTVT cho rằng đề xuất thời gian 5 năm mới được đăng ký phương tiện cá nhân là chưa ổn thỏa và không giải quyết được vấn đề giảm bớt lưu lượng giao thông.
“Ở đây cần phân biệt giữa hạn chế sở hữu và hạn chế sử dụng. Việc hạn chế sở hữu trong một khu vực sẽ không thể giải quyết được vấn đề vì các phương tiện giao thông luôn di chuyển. Xe của nước ngoài còn có thể lưu thông tại Hà Nội nữa là xe các tỉnh thành khác”.
“Trong khi đó, đặc thù của Hà Nội là nơi tập trung lao động đến từ các tỉnh thành trong cả nước. Họ đến làm việc thì họ sẽ mang theo phương tiện cá nhân của họ, có ngăn cũng không được vì họ đăng ký tại tỉnh ngoài”.
“Đó là chưa kể việc “ngăn sông cấm chợ” như thế này sẽ làm nảy sinh thêm nhiều vấn đề phức tạp, tạo gánh nặng cho các cơ quan quản lý. Ai sẽ là người giám sát, xác minh, ai sẽ là người quản lý, xử phạt…?”, TS. Đinh Thanh Bình nhấn mạnh.
Cũng trao đổi nhanh với chúng tôi về vấn đề này, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Hà Nội, KTS. Đào Ngọc Nghiêm cho rằng về nguyên tắc thì hiện nay giao thông tại các thành phố lớn đang quá tải và phải hạn chế nhưng cần phải có tính toán tổng thể, phù hợp. Nhất là đối với Hà Nội, khi chúng ta đang xây dựng thủ đô với một cơ chế đặc thù qua Luật thủ đô.
Theo KTS. Đào Ngọc Nghiêm, trong dự thảo Luật thủ đô quy định công dân muốn đăng ký thường trú tại nội thành phải có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc thuê nhà của cá nhân hay tổ chức có đăng ký kinh doanh nhà ở và tạm trú liên tục ở đó từ 3 năm trở lên; nơi đề nghị được đăng ký thường trú phải là nơi đăng ký tạm trú. Như vậy, trong dự thảo của Bộ GTVT đề xuất 5 năm mới được đăng ký phương tiện cá nhân cần phải tính toán lại xem có mâu thuẫn hay không.