- Biển số
- OF-17152
- Ngày cấp bằng
- 8/6/08
- Số km
- 9,095
- Động cơ
- 625,155 Mã lực
Cuộc đột kích nào cũng tính toán hoàn hảo nhưng mỗi cuộc lại "bỏ lại" một máy bay hiện đại các cụ nhỉ.
Đột kích thủ lĩnh IS: Mỹ lộ sai sót duy nhất, phải cho F-16 nã đạn phá hủy vũ khí triệu đô
Các quan chức Mỹ nhận định, cuộc đột kích tiêu diệt thủ lĩnh IS hôm 3/2 "cực kỳ phức tạp", mất hàng tháng trời chuẩn bị và chỉ có một sai sót duy nhất.
Mỹ phá hủy trực thăng tham gia vụ đột kích
Các lực lượng biệt kích Mỹ đã cho nổ tung một chiếc trực thăng quân sự sau cuộc đột kích ở Syria nhằm tiêu diệt thủ lĩnh IS Abu Ibrahim al-Hashimi al-Qurayshi. Họ cho biết chiếc trực thăng đã gặp phải "các vấn đề kỹ thuật" và không còn khả năng hoạt động.
Giới chức Mỹ phủ nhận thông tin chiếc trực thăng bị rơi hoặc bị bắn hạ.
Trang tin The Drive và tờ Daily Mail dẫn một số báo cáo cho biết, chiếc trực thăng MH-60 Black Hawk chở đặc nhiệm Mỹ tới địa điểm tác chiến đã bị phá hủy bằng thuốc nổ kết hợp với loạt đạn bắn ra từ một chiếc tiêm kích F-16.
Chiếc trực thăng bị Mỹ phá hủy trong chiến dịch đột kích tiêu diệt thủ lĩnh IS. Ảnh: Anadolu
Các quan chức Mỹ từ chối cung cấp thông tin chi tiết về chiếc trực thăng nhưng cho biết phi hành đoàn vẫn an toàn.
Tình huống nói trên được so sánh với cuộc đột kích ngày 2/5/2011 ở Abbottabad, Pakistan, khi đặc nhiệm Mỹ tiến hành chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden.
Đặc nhiệm Mỹ (Navy SEALs) đã triển khai 2 trực thăng Black Hawk nâng cấp tới Pakistan (di chuyển từ Afghanistan). Khi tiếp cận được khu nhà nơi bin Laden sinh sống, một chiếc trực thăng đã gặp phải sự cố nghiêm trọng, buộc Navy SEALs phải phá hủy nó vào cuối cuộc đột kích.
Phần xác máy bay còn lưu lại ở hiện trường là một minh chứng rõ ràng cho sự hiện diện của những chiếc trực thăng này ở đó.
Cận cảnh xác chiếc trực thăng Black Hawk mà Mỹ phá hủy hôm 3/2. Nguồn: Twitter
Tuy nhiên, trong cuộc đột kích hôm 3/2, các quan chức cấp cao của Mỹ cho biết chiếc trực thăng bị hỏng vẫn có thể cất cánh và di chuyển tới một địa điểm khác. Tại đó, nó được xác định là không thể sử dụng được nữa nên bị phá hủy.
"Chúng tôi xác định rằng việc tiếp tục sử dụng chiếc trực thăng này là không khả thi, nó có thể gây nguy hiểm" – Phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby cho biết trong cuộc họp báo.
Một quan chức giấu tên, khi trả lời phóng viên qua điện thoại hôm 3/2, cũng xác nhận rằng chiếc trực thăng đã rời khỏi địa điểm diễn ra vụ đột kích trước khi bị phá hủy. Tuy nhiên, vị này nói thêm rằng đã có một số phần tử khủng bố tấn công một trong hai chiếc trực thăng, nhưng bị các lực lượng Mỹ tiêu diệt (ít nhất 2 tên thiệt mạng).
"Sai sót duy nhất"
Cuộc đột kích ngày 3/2 diễn ra ngay sau nửa đêm (theo giờ địa phương). Các máy bay trực thăng của Mỹ đã đưa lực lượng đặc nhiệm xuống các vị trí xung quanh một ngôi nhà ở Atmeh (thị trấn sát biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ ở tỉnh Idlib, Syria).
Mục tiêu của chiến dịch là bắt sống thủ lĩnh IS al-Qurayshi. Tuy nhiên, al-Qurayshi đã kích nổ bom tự sát, khiến cả gia đình người này thiệt mạng.
Sức công phá của quả bom đã phá hủy tầng ba và khiến các thi thể văng ra khu vực xung quanh. Ảnh: Reuters
Thi thể của al-Qurayshi được tìm thấy trên mặt đất bên ngoài tòa nhà. Giới chức Mỹ cho biết đã tính tới khả năng tên này nổ bom tự sát, nhưng quy mô vụ nổ lớn hơn so với dự tính.
"Phân tích dấu vân tay và DNA xác nhận rằng anh ta là Haji Abdullah" - Tướng Kenneth McKenzie, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ cho hay, sử dụng tên mà Lầu Năm Góc gọi thủ lĩnh IS Quraishi.
Các cuộc giao tranh trong và sau vụ đột kích đã khiến 13 người thiệt mạng, trong đó có 6 trẻ em và 4 phụ nữ. Washington khẳng định tất cả thương vong của thường dân đều do hành động của thành viên IS gây ra.
Cuộc đột kích tiêu diệt thủ lĩnh IS ở Syria được các quan chức Mỹ nhận định là "cực kỳ phức tạp" do có một số ngôi nhà gần đó và sự hiện diện của phụ nữ cùng nhiều trẻ em trong ngôi nhà.
Trong khi tuyên bố chính thức từ các cơ quan chức năng Mỹ gọi những gì xảy ra với chiếc Black Hawk là "sự cố" thì một số quan chức Washington gọi đây là "sai sót". Họ nói rằng, chiến dịch đột kích mất hàng tháng trời chuẩn bị và đã diễn ra gần như đúng kế hoạch, chỉ có một "sai sót duy nhất" là những gì xảy ra với chiếc trực thăng
Đột kích thủ lĩnh IS: Mỹ lộ sai sót duy nhất, phải cho F-16 nã đạn phá hủy vũ khí triệu đô
Các quan chức Mỹ nhận định, cuộc đột kích tiêu diệt thủ lĩnh IS hôm 3/2 "cực kỳ phức tạp", mất hàng tháng trời chuẩn bị và chỉ có một sai sót duy nhất.
Mỹ phá hủy trực thăng tham gia vụ đột kích
Các lực lượng biệt kích Mỹ đã cho nổ tung một chiếc trực thăng quân sự sau cuộc đột kích ở Syria nhằm tiêu diệt thủ lĩnh IS Abu Ibrahim al-Hashimi al-Qurayshi. Họ cho biết chiếc trực thăng đã gặp phải "các vấn đề kỹ thuật" và không còn khả năng hoạt động.
Giới chức Mỹ phủ nhận thông tin chiếc trực thăng bị rơi hoặc bị bắn hạ.
Trang tin The Drive và tờ Daily Mail dẫn một số báo cáo cho biết, chiếc trực thăng MH-60 Black Hawk chở đặc nhiệm Mỹ tới địa điểm tác chiến đã bị phá hủy bằng thuốc nổ kết hợp với loạt đạn bắn ra từ một chiếc tiêm kích F-16.
Chiếc trực thăng bị Mỹ phá hủy trong chiến dịch đột kích tiêu diệt thủ lĩnh IS. Ảnh: Anadolu
Các quan chức Mỹ từ chối cung cấp thông tin chi tiết về chiếc trực thăng nhưng cho biết phi hành đoàn vẫn an toàn.
Tình huống nói trên được so sánh với cuộc đột kích ngày 2/5/2011 ở Abbottabad, Pakistan, khi đặc nhiệm Mỹ tiến hành chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden.
Đặc nhiệm Mỹ (Navy SEALs) đã triển khai 2 trực thăng Black Hawk nâng cấp tới Pakistan (di chuyển từ Afghanistan). Khi tiếp cận được khu nhà nơi bin Laden sinh sống, một chiếc trực thăng đã gặp phải sự cố nghiêm trọng, buộc Navy SEALs phải phá hủy nó vào cuối cuộc đột kích.
Phần xác máy bay còn lưu lại ở hiện trường là một minh chứng rõ ràng cho sự hiện diện của những chiếc trực thăng này ở đó.
Cận cảnh xác chiếc trực thăng Black Hawk mà Mỹ phá hủy hôm 3/2. Nguồn: Twitter
Tuy nhiên, trong cuộc đột kích hôm 3/2, các quan chức cấp cao của Mỹ cho biết chiếc trực thăng bị hỏng vẫn có thể cất cánh và di chuyển tới một địa điểm khác. Tại đó, nó được xác định là không thể sử dụng được nữa nên bị phá hủy.
"Chúng tôi xác định rằng việc tiếp tục sử dụng chiếc trực thăng này là không khả thi, nó có thể gây nguy hiểm" – Phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby cho biết trong cuộc họp báo.
Một quan chức giấu tên, khi trả lời phóng viên qua điện thoại hôm 3/2, cũng xác nhận rằng chiếc trực thăng đã rời khỏi địa điểm diễn ra vụ đột kích trước khi bị phá hủy. Tuy nhiên, vị này nói thêm rằng đã có một số phần tử khủng bố tấn công một trong hai chiếc trực thăng, nhưng bị các lực lượng Mỹ tiêu diệt (ít nhất 2 tên thiệt mạng).
"Sai sót duy nhất"
Cuộc đột kích ngày 3/2 diễn ra ngay sau nửa đêm (theo giờ địa phương). Các máy bay trực thăng của Mỹ đã đưa lực lượng đặc nhiệm xuống các vị trí xung quanh một ngôi nhà ở Atmeh (thị trấn sát biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ ở tỉnh Idlib, Syria).
Mục tiêu của chiến dịch là bắt sống thủ lĩnh IS al-Qurayshi. Tuy nhiên, al-Qurayshi đã kích nổ bom tự sát, khiến cả gia đình người này thiệt mạng.
Sức công phá của quả bom đã phá hủy tầng ba và khiến các thi thể văng ra khu vực xung quanh. Ảnh: Reuters
Thi thể của al-Qurayshi được tìm thấy trên mặt đất bên ngoài tòa nhà. Giới chức Mỹ cho biết đã tính tới khả năng tên này nổ bom tự sát, nhưng quy mô vụ nổ lớn hơn so với dự tính.
"Phân tích dấu vân tay và DNA xác nhận rằng anh ta là Haji Abdullah" - Tướng Kenneth McKenzie, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ cho hay, sử dụng tên mà Lầu Năm Góc gọi thủ lĩnh IS Quraishi.
Các cuộc giao tranh trong và sau vụ đột kích đã khiến 13 người thiệt mạng, trong đó có 6 trẻ em và 4 phụ nữ. Washington khẳng định tất cả thương vong của thường dân đều do hành động của thành viên IS gây ra.
Cuộc đột kích tiêu diệt thủ lĩnh IS ở Syria được các quan chức Mỹ nhận định là "cực kỳ phức tạp" do có một số ngôi nhà gần đó và sự hiện diện của phụ nữ cùng nhiều trẻ em trong ngôi nhà.
Trong khi tuyên bố chính thức từ các cơ quan chức năng Mỹ gọi những gì xảy ra với chiếc Black Hawk là "sự cố" thì một số quan chức Washington gọi đây là "sai sót". Họ nói rằng, chiến dịch đột kích mất hàng tháng trời chuẩn bị và đã diễn ra gần như đúng kế hoạch, chỉ có một "sai sót duy nhất" là những gì xảy ra với chiếc trực thăng
Đột kích thủ lĩnh IS: Mỹ lộ sai sót duy nhất, phải cho F-16 nã đạn phá hủy vũ khí triệu đô
Các quan chức Mỹ nhận định, cuộc đột kích tiêu diệt thủ lĩnh IS hôm 3/2 'cực kỳ phức tạp', mất hàng tháng trời chuẩn bị và chỉ có một sai sót duy nhất.
soha.vn