- Biển số
- OF-430420
- Ngày cấp bằng
- 16/6/16
- Số km
- 532
- Động cơ
- 220,797 Mã lực
- Tuổi
- 48
Bá cáo CCCM là ơn giời nhờ dịch Covid, các CĐT phải tổ chức đấu thầu qua mạng các gói thầu quy mô bự, rảnh rỗi tham gia cho vui, nên giá cả cũng giảm tí gọi là, ai ngờ lại trúng thầu vì chỉ có 2 nhà thầu tham gia. Nói gì thì cũng phải cảm ơn người có công, nay muốn chuyển nhượng một phần công việc cho người có công hết mức được quy định trong HSMT là 30% thì bị ngay chính bộ phận kế toán của CĐT ách lại và không chấp nhận. Lý do là ở đây
1. Theo luật đấu thầu, điểm b khoản 8 điều 89 thì bị cấm
2. Tuy nhiên Khoản 2, Điều 128 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật đấu thầu lại cho phép
3. Tiếp nữa, mục 29 Chương I Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT cũng cho phép luôn
4. Tiếp nữa Điều 47 Nghị định 37/2015/NĐ-CP về hợp đồng xây dựng cũng cho phép luôn
5. Thông tư 09/2016/TT-BXD hướng dẫn cũng cho phép tiếp
Vậy hiểu như thế nào đây, không lẽ Chính Phủ, Bộ Kế Hoạch, Bộ Xây Dựng không hiểu luật ?
1. Theo luật đấu thầu, điểm b khoản 8 điều 89 thì bị cấm
Điều 89. Các hành vi bị cấm trong đấu thầu
8. Chuyển nhượng thầu, bao gồm các hành vi sau đây:
b) Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc thuộc trách nhiệm thực hiện của nhà thầu, trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ đã kê khai trong hợp đồng.
2. Tuy nhiên Khoản 2, Điều 128 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật đấu thầu lại cho phép
Điều 128. Quản lý nhà thầu
2. Quản lý đối với nhà thầu phụ:
b) Nhà thầu chính không được sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất chỉ được thực hiện khi được chủ đầu tư chấp thuận;
3. Tiếp nữa, mục 29 Chương I Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT cũng cho phép luôn
29.3. Nhà thầu chính không được sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong HSDT; việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong HSDT và việc sử dụng nhà thầu phụ vượt quá tỷ lệ theo quy định tại Mục 29.2 CDNT chỉ được thực hiện khi có lý do xác đáng, hợp lý và được Chủ đầu tư chấp thuận; trường hợp sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ, ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong HSDT mà chưa được Chủ đầu tư chấp thuận được coi là hành vi “chuyển nhượng thầu”.
4. Tiếp nữa Điều 47 Nghị định 37/2015/NĐ-CP về hợp đồng xây dựng cũng cho phép luôn
Điều 47. Hợp đồng thầu phụ
1. Một hợp đồng thầu chính có thể có nhiều hợp đồng thầu phụ. Khi ký hợp đồng thầu phụ, tổng thầu, nhà thầu chính hoặc nhà thầu nước ngoài phải thực hiện theo các quy định sau:
c) Đối với các nhà thầu phụ không có trong danh sách thầu phụ kèm theo hợp đồng thì phải được chủ đầu tư chấp thuận.
5. Thông tư 09/2016/TT-BXD hướng dẫn cũng cho phép tiếp
Điều 9. Hợp đồng thầu phụ
1. Một hợp đồng thầu chính có thể có nhiều hợp đồng thầu phụ. Khi ký hợp đồng thầu phụ, tổng thầu, nhà thầu chính hoặc nhà thầu nước ngoài phải thực hiện theo các quy định sau:
c) Đối với các nhà thầu phụ không có trong danh sách thầu phụ kèm theo hợp đồng thì phải được chủ đầu tư chấp thuận.
Khi thương thảo, ký kết hợp đồng, bên giao thầu và bên nhận thầu phải nêu cụ thể danh sách, phạm vi công việc, giá trị dự kiến giao nhà thầu phụ thực hiện đã đề xuất trong Hồ sơ dự thầu. Khi bổ sung công việc cho nhà thầu phụ ngoài phạm vi công việc đã được chủ đầu tư chấp thuận, tổng thầu, nhà thầu chính phải báo cáo để chủ đầu tư xem xét, chấp thuận trước khi thực hiện.
2. Nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định (nếu có)
a) Nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định là nhà thầu phụ được chủ đầu tư chỉ định cho nhà thầu chính hoặc tổng thầu thuê làm nhà thầu phụ để thực hiện một số phần việc chuyên ngành có yêu cầu kỹ thuật cao hoặc khi thầu chính, tổng thầu không đáp ứng được yêu cầu về an toàn, chất lượng và tiến độ thực hiện hợp đồng sau khi chủ đầu tư đã yêu cầu.
b) Đối với các hợp đồng xây dựng áp dụng nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định, thì các bên hợp đồng phải thỏa thuận cụ thể về các tình huống chủ đầu tư được chỉ định nhà thầu phụ;
c) Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có quyền từ chối nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định nếu công việc nhà thầu chính hoặc tổng thầu, thầu phụ đang thực hiện vẫn tuân thủ đúng các thỏa thuận trong hợp đồng hoặc có đầy đủ cơ sở cho rằng nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định không đáp ứng được các yêu cầu theo hợp đồng.
Vậy hiểu như thế nào đây, không lẽ Chính Phủ, Bộ Kế Hoạch, Bộ Xây Dựng không hiểu luật ?