Có lẽ phải cấm các hộ kinh doanh sản xuất trong khu dân cư, dù chỉ là nhỏ lẻ. Điều kiện chật hẹp, không đảm bảo an toàn, ô nhiễm. Khi xảy ra cháy nổ, tai nạn sẽ khiến nhiều người chết và nhiều người khác bị ảnh hưởng.
Mới cách nay độ tháng thôi. Một gia đình ở Thủ Đức, cháy, chết 6 người. Mấy hôm sau là cả một gia đình 4 người ở Đống Đa (Hà nội) cũng ra đi vì cháy. Báo chí, cộng đồng mạng ồn ào đc độ một tuần thì rồi cũng yên
Hôm nay thêm vụ này. 8 người.
Khi chính quyền chưa biết làm gì thì mình phải tự lo cho mình thôi
Nhà cũ em ở ngày xưa, có hàng xóm làm nghề rán quẩy. Khỏi phải nói cái khét mỡ khét dầu phải ngửi hàng ngày, dù nhức đầu nhưng nó vẫn quá bình thường nếu ko phải vì một lần suýt cháy.
Thường thì sau một ngày "làm việc", cái cửa lò có chảo mỡ to như cái chậu bơi ở trên đc bịt bớt, giữ than để sáng sau mở lò là thổi quạt rán tiếp.
Hôm đấy thế nào mà cái cửa lò chắc ko đc đóng đúng mực nên đang đêm em nghe mùi khét lẹt tức thở. Dù nhà em cách nhà đó 1 nhà. Mở cửa chạy ra xem thì thấy cái chảo mỡ nhà hàng xóm khói bốc trắng xoá. Ối cha mẹ ơi. Dầu mỡ mà khói bốc trắng như thế thì nhiệt cao lắm, chỉ cần lỡ mấy giọt nước nhảy vào là bung lên thành lửa ngay.
May mà vì em thính mũi nên thoát cháy. chứ mà cháy hôm đấy thì đám thợ gần chục đứa ngủ trong cái hom phía sau chắc chắn ko chạy kịp. Tới đến là bà cụ nhà liền tường bên cạnh. Bà cụ già, ở một mình, có biết cháy cũng ko chạy kịp chứ nói gì ko biết...
Biết mười mươi nguy hiểm như thế nhưng cũng chẳng biết phải làm sao. Phần vì là chuyện kiếm sống của nhà người ta. Phần cũng vì nó chưa cháy đến chết người để mà báo chính quyền.. nên đành im lặng rồi tự mà lo cho mình.
Sau cái vụ ám ảnh đó, em bắt mình phải quen với thói, ngủ điều hoà nhưng vẫn phải mở he hé cửa sổ. Giờ ko còn ở đó nữa nhưng vẫn ko bỏ đc thói quen đó. Ngủ gì thì ngủ, nóng lạnh gì thi cửa sổ vẫn cứ là phải he hé
Kết luận, em vô cùng nhất trí với đề xuất của bác ở trên!