Đám cưới của Công chúa Đèo Nàng Tỏi (con gái của Chúa Thái Đèo Văn Long )với Ông Louis Bordier Kỹ sư Nông học năm 1940
Chúa Đèo Văn Long (bận áo the) trong lễ cưới con gái (Đèo Nàng Tỏi) đứng kế chúa Đèo Văn Long là phu nhân Lò Thị Thịnh, đứng thứ ba từ trái sang là cô dâu Đèo Nàng Tỏi, kế bên là hôn phu Louis Bordier (ảnh chụp năm 1940).
Français : Mariage de La Princesse Deo Nang Toï fille du Seigneur du Pays Taï
Sau khi Đèo Văn Trì mất, chức vị được chuyển về tay con trai thứ là Đèo Văn Long.
Trong thời gian nắm- quyền đến trước 1954, Đèo Văn Long được coi như vua nha phiến của khu vực Đông Nam Á, tham gia việc kinh doanh và trung gian buôn bán á phiện giữa người Thái và chính phủ Pháp, nhờ đó thu được khá nhiều lãi và trở nên giàu có.
Lúc này người H'Mong đã sang Việt Nam nhiều, họ sống trên những triền núi đá cao và sinh sống bằng trồng ngô và thuốc phiện, họ Đèo ép người H'Mông bán á phiện cho ông với mức giá thấp (dưới giá thị trường) và điều này khiến quan hệ của ông với người H'Mông xấu đi.
Người H'mông bật lại, một số theo Việt Minh, một số chạy sang Lào theo Pháp đánh lại Việt Minh, số nữa di cư đến vùng Tam Giác Vàng tiếp tục nghề trồng thuốc phiện.
Sau khi Pháp thất trận Điện Biên Phủ, Đèo Văn Long được Pháp di tản bằng trực thăng từ Lai Châu sang Lào vào Sài Gòn rồi sang Pháp,. Ông chết năm 1975 ở Toulouse.
Do người con trai của Đèo Văn Long đã chết trong chiến tranh, tước hiệu lãnh đạo khu tự trị Thái cũ được chuyển giao cho con gái của ông là Đèo Nàng Tơi.
Bà Đèo Nàng Tỏi mất năm 2008. Chức vị Chúa Thái bây giờ là do con trai bà, một người lai Pháp nắm.
Đèo Nàng Tỏi năm 1954 - Thủ lĩnh Khu tự trị Thái (1975 – 2008)
Đèo Nàng Tỏi, sinh năm 1914 tại Mường Lay, Lai Châu.
Năm 1975, cha mất, trở thành nữ chúa cai quản Khu tự trị Thái (ảo)
Năm 1995, được tặng Huân chương Hiệp sĩ quốc gia Pháp
Năm 2008, bà trở thành người lãnh đạo cộng đồng lưu vong Thái. Trong năm này, bà qua đời