[Funland] Lại 1 cô giáo lạ đời

fanmu1234

Xe container
Biển số
OF-376004
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
8,224
Động cơ
263,840 Mã lực
https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/day-hoc-tro-bang-loi-le-phan-cam-20111030092554458.htm

Dạy học trò bằng lời lẽ phản cảm

Nhiều học sinh bị bắt chép phạt hơn 200 lần. Có học sinh chịu không nổi sự đe nẹt và xúc phạm nên phải chuyển lớp

Nhiều phụ huynh và học sinh đã bày tỏ phẫn nộ trước cách hành xử phản sư phạm của giáo viên môn toán Trần Thị Minh Châu ở Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, quận 4-TPHCM.

Lớp học ngoài hành lang

Theo tường trình của nhiều học sinh lớp 10A1 với nhà trường, ngày 19-10, cô Châu vào dạy môn toán. Cả lớp đang chăm chú nghe giảng thì từ chỗ học sinh Hoàng Huy Long phát ra một tiếng nói lớn. Cô Châu quay xuống hỏi: “Ai sủa trong lớp vậy?”. Không có ai lên tiếng. Cô Châu gọi lớp trưởng hỏi: “Ai là người thường hay sủa trong lớp?”. Sau đó, cô đuổi Long ra ngoài. Ở hai tiết học tiếp theo, giáo viên này tiếp tục đuổi 12 học sinh khác.


Lớp 10A1 của Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, nơi cô Trần Thị Minh Châu từng hỏi: “Ai vừa sủa vậy?”

“Lớp học ngoài hành lang” là cách nhiều học sinh nói về số lần bị đuổi ra đứng ngoài hành lang nhiều hơn trong lớp học. Đã có lần cô Châu đuổi gần nửa lớp ra ngoài.



“Đầu năm, Tống Khánh Linh là học sinh lớp 12A2 do cô Châu làm chủ nhiệm. Ngày 14-9, lấy lý do Linh nghỉ 2 ngày trước đó vì bị bệnh, khi đến tiết toán thì Linh bị cô Châu đuổi. Dù giám thị của trường và người giám hộ xác nhận Linh có xin phép nhưng cô Châu không chấp nhận và tiếp tục đuổi Linh vào tiết học toán của ngày 16-9, xé sổ liên lạc trước lớp. Sau đó, Linh bị chuyển xuống bàn thứ 3 với lý do cô Châu nói là “nhìn mặt em tôi dạy không được”. “Quá ức chế, Linh đòi chuyển qua lớp 12A1”- bà Châu Kim Loan, mẹ của Tống Khánh Linh, cho biết lý do phải chuyển lớp cho con.

Ông Lê Xuân Giang, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, xác nhận: “Thấy cô Châu đuổi học sinh nhiều quá, tôi đến tận lớp cho những học sinh này về chỗ ngồi nhưng vừa quay đi thì cô Châu tiếp tục đuổi”.

Ám ảnh chép phạt

Nhiều học sinh từng bị cô Châu bắt chép phạt hơn 200 lần. “Với cô Châu, nếu không chép phạt đủ thì không được vào lớp. Cókhi rất vô lý. Cô ra một bài toán khó, nếu không có ai làm được thì bắt cả lớp chép phạt”- Nguyễn Bảo Hoàng, nguyên là học sinh lớp 12A5, cho biết.

“Kẻ đê tiện tôi sẽ xử lý theo kiểu đê tiện, em tưởng có nhiêu đó mà đòi vào lớp với tôi sao? Cái thằng con trai to, cao, bự kiểu đó mà bệnh gì? Bệnh hoạn thì có. Cái người bệnh hoạn tôi không muốn nói đến. Người gì mà ngu si dữ vậy? Phụ huynh đàng hoàng tôi mới tiếp, tưởng gặp tôi mà dễ sao. Kẻ đó có tư cách gì mà nói chuyện với tôi...”. Đó là một trong rất nhiều đoạn băng ghi âm chúng tôi có được về những lời đe của cô Châu khi đứng trên bục giảng.

Nghỉ học vì quá sợ

Bà Nguyễn Thị Ngọc Mai, mẹ của học sinh Nguyễn Bảo Hoàng, cho biết do chỉ bài cho bạn nên Hoàng bị cô Châu chửi: “Phân chó mà tưởng pa tê”. Rồi khi biết chính Hoàng thay mặt cả lớp xin nhà trường không đổi giáo viên dạy toán năm trước để khỏi phải học với cô Châu thì cô Châu nói: “Nghe lời các bạn xúi giục giống như con chó dại”.
Khi Hoàng không làm được bài thì bị la: “Mày về uống thuốc thần kinh đi”. Đó là lý do vì sao bà Mai giải thích cho việc đang nằm viện mà phải bỏ về xin gặp cô Châu nhiều lần để hỏi xem có phải con mình hư đến mức như thế không. Cô Châu đã trả lời rằng: “Tôi chỉ tiếp những người đàng hoàng. Nhà tôi không phải ai muốn đến thì đến. Tôi đi dạy về còn không có thời gian chơi với con chó nhỏ của tôi nữa kìa”.

Châu Ngọc Minh Trang, Phó Bí thư Đoàn phường 3, quận 4, nguyên là học sinh lớp 12A6 (năm học 2005-2006), kể năm đang học lớp 11, một hôm Trang mệt nên đổi chỗ ngồi với bạn kế bên để gần cửa sổ cho thoáng, Trang đã bị cô Châu tát và quát: “Mày muốn đổi thì đổi à?” rồi bắt mời phụ huynh đến gặp, không thì khỏi vào lớp. Ngày hôm sau, cô Châu ném sổ liên lạc của Trang xuống bục. Quá sợ hãi nên Trang nghỉ học liền một tháng. Môn toán của Trang chỉ được 3, 4 điểm và tất nhiên phải thi lại.

Không chấp nhận được

Ông Lê Xuân Giang, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, nói có biết hiện tượng trù dập học sinh, ăn nói thiếu tính sư phạm, xúc phạm học sinh của cô Trần Thị Minh Châu. Những hình phạt trừng phạt học trò như chép phạt, đuổi ra khỏi lớp mà cô Châu cho đó là biện pháp sư phạm là không thể chấp nhận được, thể hiện sự bất lực của giáo viên. Điều này đã gây ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của nhà trường, khiến cho chất lượng đầu vào của trường ngày càng giảm sút, điểm tuyển sinh thấp, hiệu suất đào tạo của nhà trường đi xuống vì số học sinh phải ở lại lớp nhiều quá và do đó tình trạng bỏ học tăng lên. Nhà trường đang tích cực giải quyết, yêu cầu các bên làm bản tường trình, dò xét lại từng sự việc để xử lý.


https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/co-giao-noi-loi-phan-cam-tinh-than-toi-rot-xuong-mat-ca-chan-20111115095819366.htm

16/11/2011 14:00

LTS: Sau khi Báo Người Lao Động đăng bài “Dạy học trò bằng lời lẽ phản cảm"(ngày 31-10-2011) và nhận được nhiều ý kiến từ bạn đọc, cô giáo Trần Thị Minh Châu, người được đề cập trong bài báo, đã đến làm việc với tòa soạn và viết bức thư đề ngày 12-11-2011 gửi Ban Biên tập. Để rộng đường dư luận, Báo Người Lao Động trích đăng những phần quan trọng nhất.
Tôi tên Trần Thị Minh Châu, giáo viên bộ môn toán đồng thời là giáo viên chủ nhiệm lớp 12A2 Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, quận 4-TPHCM. Sau khi bài báo “Có phải là giáo viên?” của phóng viên Đặng Trinh đăng trên Báo Người Lao Động ngày 31-10-2011 và bài Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (Q.4 - TPHCM): Một giáo viên nhiều năm hành xử phản sư phạm của phóng viên Minh Nhật (Báo Phụ nữ TPHCM ngày 31-10-2011), tôi đã có 3 lần làm bản tường trình gửi hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, Ủy ban Kiểm tra, Ban Thanh tra Nhân dân Trường Nguyễn Hữu Thọ với nội dung giải trình sự việc có liên quan được nêu trên báo.


Cô Trần Thị Minh Châu (áo đen) đến làm việc với tòa soạn Báo Người Lao Động

Thông tin từ các bài báo và những ý kiến phản hồi của độc giả trong hơn 10 ngày qua là cú sốc rất nặng đối với tôi, dư luận đã làm tinh thần của tôi “rớt xuống tận mắt cá chân”... nhưng rồi chính các em học sinh (HS) thân yêu, đặc biệt là các em HS lớp 12A2, 12A4 (2011-2012) đã kéo tôi trở lại với hiện tại. Các em đã an ủi và động viên tinh thần của tôi… Không thể để mình bị hàm oan, tôi đã đến gặp Ban Biên tập Báo Người Lao Động để nói lại những sự việc mà báo đã nêu. Tôi rất biết ơn vì Ban Biên tập không chỉ lắng nghe sự việc mà còn động viên và tạo cơ hội cho tôi được đăng lá thư này…

1. Tôi được ban giám hiệu phân công dạy thế một đồng nghiệp 3 lớp 10A1, 10A9, 10A12 (12 tiết) trong hai ngày 19 và 20-10-2011. Ngày 19-10, lớp 10A1 có 2 tiết toán, giờ học đã qua hơn 10 phút, nhưng tôi chưa thể dạy được vì có một số HS vẫn tự do nói chuyện và gây ồn ào (trong đó có em Huy Long). Khi các bạn đã mang tập ra học thì Huy Long vẫn tiếp tục nói chuyện, chọc phá, gây mất trật tự trong lớp. Giải thích lý do này, Huy Long đã trả lời “không thích học cô”.
Để không làm ảnh hưởng việc học của các HS khác, tôi nói với em: “Nếu không thích thì hoặc là ngồi yên tại lớp và không làm ồn để các bạn học hoặc xuống phòng giám thị ngồi”. Huy Long bỏ ra khỏi lớp và xuống phòng giám thị ngồi. Sau đó, em trở lại lớp để lấy cặp, rồi xuống phòng giám thị. Một số HS khác cũng bắt chướcrời khỏi lớp (cả 2 ngày tôi dạy thay ở lớp 10A1, Huy Long đều có thái độ như thế để tỏ thái độ không chịu học).

Cô Minh Châu trình bày sự việc tại Phòng Tiếp bạn đọc của Báo Người Lao Động
Không thể để sự việc tiếp diễn, tôi tìm giám thị khối 10 để nhờ cô đưa các em xuống phòng giám thị, rồi ghi tên các em không thích học vào sổ kỷ luật và sổ đầu bài theo danh sách do lớp trưởng đọc (trong đó có tên Huy Long)... Tôi khẳng định khônghỏi lớp trưởng 10A1 cũng như cả lớp câu hỏi “phản cảm” như báo đã viết.
2. Liên quan đến việc của em Tống Khánh Linh, HS lớp 12A2 do tôi làm chủ nhiệm, theo quy định của ban giám hiệu, HS phải đem sổ liên lạc và phiếu xin phép nghỉ học về cho phụ huynh hoặc người giám hộ ký (lấy chữ ký mẫu). HS khi nghỉ học thì phụ huynh phải vào xin phép ở phòng giám thị để tránh tình trạng HS nghỉ học mà gia đình không biết. Khánh Linh đã biết rõ việc này nhưng khi nghỉ học lại không trình phiếu xin phép. Em luôn im lặng khi tôi hỏi lý do, không hề có một lời giải thích và ra ngồi ngoài hành lang lớp... Tôi đã xé 3 trang đầu vì chữ ký trong đó không phải của chính mẹ em và yêu cầu từ tuần thứ 4 phải có chữ ký của mẹ.

3. Với HS Bảo Hoàng (lớp 12A5), tôi không dùng những lời lẽ “phản cảm” để chửi vì em đã chỉ bài cho bạn hay khi em không làm được bài. Từ khi đi dạy tới nay, tôi chưa bao giờ tiếp phụ huynh HS tại nhà. Việc phụ huynhđến nhà mà không hẹn trước và vì tôi không có ở nhà nên phụ huynhngồi đợi từ 19 giờ - 21 giờ đã khiến tôi trở thành người có lỗi. Trong thời gian chờ đợi, phụ huynh đã nói vớigia đình tôi những điều không đúng về tôi, khiến tôi rất giận, giận em HS đã cho địa chỉ nhà tôi.
Hôm sau, khi vào lớp tôi đã mắng các em HS nhưng không hề có ý xúc phạm phụ huynh. Câu chuyện Hoàng thay mặt cả lớp xin nhà trường không đổi giáo viên dạy toán năm trước (năm em học lớp 11) là trường hợp của giáo viên khác cũng dạy toán chứ không phải là tôi thì làm sao có câu nói: “Nghe lời các bạn xúi giục giống như con chó dại” (về chuyện này tôi nghĩ em Hoàng nên giải thích rõ để phụ huynh em không nhầm lẫn).

Nhiều năm trước, Trường THPT Long Thới - nơi đầu tiên tôi đi dạy - có rất nhiều HS phải lội bộ đi học, lội sông đến trường… Khả năng vượt khó của các em đã truyền lửa cho tôi… Bởi thế, dù nhà cách trường tận 19,5 km tôi chưa nghỉ dạy ngày nào, không đi trễ… Tôi đem hết “lửa” mà mình có dồn vào việc dạy và học... Nhờ học trò, tôi đã gắn bó vớinơi này cho đến khi về Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ năm 2005…

Đối với HSmới học, các em đều cho là tôi quá khó, dùng kỷ luật thép, nhưng hầu hết các em đều nhận ra mình tốt hơn khi đã học tôi, các em luôn đạt kết quả tốt nhất với sự cố gắng ấy. Rất nhiều em đã viết lời cảm ơn: “Nhờ cô em đã nên người” khiến tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc... Tôi đã dạy dỗ HS rất nghiêm túc, nhiệt tình, công tâm, không tổ chức dạy thêm, học thêm, không vụ lợi, luôn đặt kết quả học tập của học trò lên trên hết. Tôi hơi nóng tính, kỷ luật, ưa cầu toàn, nói những điều rất thật đôi khi hay la các em... Tất cả chỉ là muốn các em tốt hơn. Chắc chắn có lúc không tránh khỏi những sơ suất ngoài ý muốn, làm buồn lòng người khác, do vậy tôi đã luôn tự điều chỉnh bản thân để ngày một hoàn thiện hơn, đặc biệt trong năm học mới này.

Ai cũng có sai sót, với tất cả những gì đã xảy ra vừa qua, tôi mong được mọi người cảm thông và chia sẻ... Xin hãy xem hiện tượng chỉ là hiện tượng… đừng quy chụp hiện tượng thành bản chất. Đôi khi hiện tượng chỉ là một bề mặt của vấn đề trong khi bản chất là cả một vấn đề, những hiện tượng thường đi đôi với nhiều bối cảnh, không gian, thời gian, con người xung quanh. Nhiều vấn đề khác nhau trong nhiều hoàn cảnh khác nhau nhưng khi “cột” chung lại sẽ cho ra một vấn đề khác. Bản chất của con người không thể nhìn từ một phía.

Chân thành cảm ơn Ban Biên tập.

https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/co-giao-im-lang-4-thang-khi-len-lop-vi-hoc-sinh-doa-ghi-am-20180329121119914.htm

29/03/2018 12:26

(NLĐO)- Trường THPT Long Thới (huyện Nhà bè) đã hoàn thành báo cáo, xác minh, tường trình của các bên liên quan gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM nhưng hình thức xử lý cuối cùng phải chờ quyết định từ ban giám đốc sở.

Ông Bùi Minh Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Long Thới (huyện Nhà Bè), nơi có cô giáo Trần Thị Minh Châu công tác khiến học sinh ấm ức bật khóc vì cách dạy học lạ lùng, suốt 4 tháng không nói một lời nào với học sinh, chỉ viết bài lên bảng và không nói gì thêm, khiến em nào cũng khiếp sợ.

Ông Bình thông tin thêm, nhà trường sẽ làm từng bước một rồi mới tiến hành lập hội đồng xử lý kỷ luật, làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân liên quan. Vì theo tường trình của cô Châu, sự việc còn có liên quan đến một nhóm học sinh khác, trong đó có một em dọa ghi âm lại những lời cô Châu giảng với mục đích khác. Theo ông Bình, đây là vụ việc "nhạy cảm" nên Sở GD-ĐT TP HCM mới là nơi phát ngôn chính thức. Trước mắt, trường vẫn để cô Châu dạy lớp 11A1, ổn định quan hệ thầy- trò vì lớp chưa có nhu cầu đổi giáo viên. Vị này cho biết thêm, dù thế nào thì cô Châu cũng sai về mặt chuyên môn.


Em Phạm Song Toàn, học sinh lớp 11A1 bật khóc trong buổi đối thoại với lãnh đạo Sở GD-Đt

Cô Trần Thị Minh Châu dạy môn toán tại 4 lớp ở Trường THPT Long Thới, mỗi lớp 4 tiết/tuần. Cách giảng dạy chỉ viết bài lên bảng, không nói một lời nào suốt 4 tháng diễn ra tại lớp 11A1. Ban giám hiệu nhà trường thừa nhận sai sót khi không biết sự việc với lý do không có ai phản ánh.

Sự việc chỉ vỡ lở khi báo chí thông tin, trong cuộc đối thoại của học sinh với lãnh đạo ngành GD-ĐT TP. Em Phạm Song Toàn, học sinh lớp 11A1, đã bật khóc trước đông đảo người tham dự và lãnh đạo sở về cô giáo quyền lực và cách giảng bài có một không hai này.

Cô Trần Thị Minh Châu có thời gian công tác tại Trường THPT Long Thới cách đây rất lâu, sau đó chuyển qua Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (quận 4). Đáng nói, trong thời gian công tác tại Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, cô Châu cũng khiến học sinh và phụ huynh khiếp sợ khi dùng lời lẽ phản cảm trên bục giảng, xúc phạm học sinh, tạo mối quan hệ căng thẳng với phụ huynh và đồng nghiệp, bắt học sinh chép phạt quá nhiều (*).

Sau đó, ngày 16-1-2012, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, đã ký quyết định thi hành kỷ luật đối với giáo viên Trần Thị Minh Châu, Theo đó, giáo viên Trần Thị Minh Châu đã nhận mức kỷ luật cảnh cáo. Quyết định kỷ luật cũng nêu rõ tuy giáo viên Trần Thị Minh Châu vi phạm lần đầu nhưng có tính chất thường xuyên, nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đạo đức, tư cách nhà giáo, xâm hại môi trường sư phạm. Ngoài kỷ luật cảnh cáo, Sở GD-ĐT TPHCM cũng chấp thuận nguyện vọng của giáo viên Trần Thị Minh Châu chuyển công tác sang Trường THPT Long Thới, huyện Nhà Bè cho đến nay.
 

Nightfox78

Xe tăng
Biển số
OF-400521
Ngày cấp bằng
10/1/16
Số km
1,776
Động cơ
242,380 Mã lực
Tuổi
53
Con thợ dạy mắt trắng môi thâm này thì....
Các cụ thấy ko nó hiện ra mặt luôn. Con em mà bị vậy em tới tận nhà em đập cho vỡ mặt.
Bố láo ăn cắp.
 

thần ăn

Xe điện
Biển số
OF-440416
Ngày cấp bằng
27/7/16
Số km
2,175
Động cơ
0 Mã lực
Tuổi
34
KLQ nhưng minh châu gì mà đen nhẻm vậy?
 

namkeo

Xe tải
Biển số
OF-560436
Ngày cấp bằng
23/3/18
Số km
319
Động cơ
152,886 Mã lực
Tuổi
33
Tôi đã bảo rồi kệ bà chúng nó,chúng nó đúp hay ko kệ chúng nó. Chúng nó nói chuyện hay ko mặc xác chúng nó mà,các bà quan tâm tới học sinh làm gì thế nhỉ. Bơ đi mà sống
 

NNS

Xe lừa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
36,281
Động cơ
520,636 Mã lực
Sao cổ đen thùi lùi vậy?
 

gvnth

Xe buýt
Biển số
OF-488396
Ngày cấp bằng
13/2/17
Số km
995
Động cơ
201,394 Mã lực
Con thợ dạy mắt trắng môi thâm này thì....
Các cụ thấy ko nó hiện ra mặt luôn. Con em mà bị vậy em tới tận nhà em đập cho vỡ mặt.
Bố láo ăn cắp.
Xin Cụ, họ có lỗi họ chịu, Cụ mà táng nó ngày mai tên Cụ được tìm nhiều nhất trên google
 

lạc lối

Xe điện
Biển số
OF-204320
Ngày cấp bằng
31/7/13
Số km
3,310
Động cơ
332,309 Mã lực
Nơi ở
HoChiMinh
Tình hình này cứ sắm cho cô trò mỗi người cái cam cho chắc .
Láo phát biết ngay
 

fanmu1234

Xe container
Biển số
OF-376004
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
8,224
Động cơ
263,840 Mã lực
Tình hình này cứ sắm cho cô trò mỗi người cái cam cho chắc .
Láo phát biết ngay
Làm như Tây ý, gắn camera vào lớp, bằng chứng hẳn hoi nhé.

HS nào láo quá, lười quá, thỉ nhà trường thông báo từ chối dạy.

GV nào tệ quá, thì sa thải,

Thế cho gon. Nhưng nếu bây giờ nhà trường gắn cam, theo CCCM ai sẽ là người phản đối ??
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
22,378
Động cơ
624,105 Mã lực
Việc gì cũng đến từ 2 phía. Nhiều khi ở trạng thái ức chế nhiều quá người ta dễ bùng nổ tiêu cực.
Nói chung trong trường học thiếu các chuyên gia tâm lý cho cả thầy và trò.
 

lekimcuong

Xe tăng
Biển số
OF-199370
Ngày cấp bằng
23/6/13
Số km
1,489
Động cơ
334,284 Mã lực
Học sinh phải nên sợ thày cô giáo. Khi ra lăn lộn ngoài đời nhiều lúc còn bị xỉ nhục hơn nhiều. Nghe dần đi cho quen tai.
Ngày tôi còn đi học những chuyện như thế này là chuyện thường xuyên. Nhiều lúc còn chửi thầm, rồi còn nghĩ sẽ căm thù suốt đời... Sau này trưởng thành mỗi khi có dịp vẫn thăm lại thầy cô.
 

202

Xe lăn
Biển số
OF-127263
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
11,118
Động cơ
2,093,275 Mã lực
Cứ gắn cam thì cô trò đều rõ cả.
Ko liên quan nhưng nhiều cụ chê cô nhọ là phân biệt quá.
Hiệu trưởng thì quá kém. Chả hiểu quản lý gv thế nào. Xin cô cho trò vào xong cô lại đuổi. Thế là thế nào. Mấy vụ rồi hiểu trưởng đều có vấn đề.
 

fanmu1234

Xe container
Biển số
OF-376004
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
8,224
Động cơ
263,840 Mã lực
Học sinh phải nên sợ thày cô giáo. Khi ra lăn lộn ngoài đời nhiều lúc còn bị xỉ nhục hơn nhiều. Nghe dần đi cho quen tai.
Ngày tôi còn đi học những chuyện như thế này là chuyện thường xuyên. Nhiều lúc còn chửi thầm, rồi còn nghĩ sẽ căm thù suốt đời... Sau này trưởng thành mỗi khi có dịp vẫn thăm lại thầy cô.
Cụ lại nói chuyện "ngày trước" rồi.

Thế ngày trước thầy cô giáo có như bậy giờ không? Có chuyện đổi tình lấy điểm không ??
 

BMW 325

Xe tải
Biển số
OF-13173
Ngày cấp bằng
15/2/08
Số km
344
Động cơ
521,637 Mã lực
nhà giáo mà " sủa " thế thì méo được :))
 

lạc lối

Xe điện
Biển số
OF-204320
Ngày cấp bằng
31/7/13
Số km
3,310
Động cơ
332,309 Mã lực
Nơi ở
HoChiMinh
muốn
Làm như Tây ý, gắn camera vào lớp, bằng chứng hẳn hoi nhé.

HS nào láo quá, lười quá, thỉ nhà trường thông báo từ chối dạy.

GV nào tệ quá, thì sa thải,

Thế cho gon. Nhưng nếu bây giờ nhà trường gắn cam, theo CCCM ai sẽ là người phản đối ??
Cụ lại hỏi khó
Cứ bưng tại bịt mắt để còn giữ cái lung linh thần tượng
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top