- Biển số
- OF-57583
- Ngày cấp bằng
- 24/2/10
- Số km
- 3,501
- Động cơ
- 474,965 Mã lực
Olympic Việt Nam vào bán kết ASIAD: Kỳ tích của lứa cầu thủ lì lợm nhất lịch sử
1. "Tạm biệt, Việt Nam". Đó là khẩu hiệu được các cổ động viên Malaysia và Thái Lan nhắc đi nhắc lại trên mạng xã hội cách đây gần tròn một năm. Ngày 24/8/2017 định mệnh chứng kiến U22 Việt Nam thua thảm 0-3 trước U22 Thái Lan, qua đó phải chia tay SEA Games 29 ngay ở vòng bảng - điều ít ai ngờ đến trước giờ đội tuyển lên đường.
Có rất nhiều khoảnh khắc trong bóng đá, dẫu chỉ vài giây, cũng đủ sức bẻ ngược chiều quay lịch sử. Vài giây đã là quý, chứ không nói đến một năm. Tuy nhiên, với những gì đã thay đổi với lứa cầu thủ của những Công Phượng, Văn Thanh, Xuân Trường, Quang Hải, Duy Mạnh, Đình Trọng,... trong một năm qua, người ta chỉ biết lý giải nó bằng bốn chữ "kỳ tích lịch sử".
Olympic Việt Nam chiến thắng bằng bản lĩnh và sự kiên định trong lối chơi. (Ảnh: Duy Thành)
Từ một tập thể "tim đập chân run" trước người Thái như thế hệ của các đàn anh đi trước, U23 Việt Nam và hiện tại là Olympic Việt Nam đã lột xác, biến thành đội bóng cứng cỏi và không sợ bất cứ đối thủ nào.
2. Như người ta thường hay nói, phần còn lại đã trở thành lịch sử, song ít người thật sự biết: phần còn lại đó xuất phát từ đâu. Từ thời khắc HLV Park Hang Seo ra mắt đội tuyển và hứa hẹn sẽ tạo nên những điều mới mẻ, mà chưa ai hình dung được "ông già" 59 tuổi có thể tạo nên điều mới mẻ gì cho nền bóng đá đang loay hoay trong cơn hỗn mang?
Từ giây phút cả đội cùng bước vào cơn bão tuyết lạnh giá trên đất Thường Châu và thấm nhuần câu chuyện bõ đũa: càng cột chặt, càng khó bị bẻ gẫy?
Có thể đúng, song để tìm ra bước ngoặt đã thay đổi lịch sử bóng đá Việt Nam, hãy nhớ đến hai câu nói này của thầy Park. "Tại sao phải sợ hãi? Họ có điểm mạnh của họ, ta cũng có điểm mạnh của ta cơ mà" và "Tại sao phải cúi đầu. Ta đã chiến đấu hết sức rồi, tại sao lại phải cúi đầu".
Câu nói thứ nhất xuất hiện khi U23 Việt Nam thua Ulsan Hyundai 2-3 trên sân nhà Hàng Đẫy - trận đấu mà Quang Hải cùng các đồng đội bị đối thủ... "quần như ma" trong 45 phút đầu tiên. Câu nói thứ hai xuất hiện sau trận thua 1-2 đáng tiếc trước U23 Uzbekistan trong trận chung kết U23 châu Á.
Olympic Việt Nam hất văng vật cản Syria trên đường vào bán kết ASIAD 2018. (Ảnh: Duy Thành)
Đó là hai mốc thời điểm đánh dấu sự đổi thay của Olympic Việt Nam. Xen giữa hai cột mốc ấy là sự trưởng thành, không chỉ về mặt bản lĩnh, mà còn là ý chí, lòng quyết tâm, sự tự tin cùng động lực tinh thần duy nhất, đó là lá quốc kỳ nằm trên ngực áo của mỗi cầu thủ.
Thủ thành Tiến Dũng từng có pha ra vào bất hợp lý, khiến U22 Việt Nam thua U22 Hàn Quốc 1-2 ở vòng loại U23 châu Á 2018.
Trung vệ Duy Mạnh từng chuyền hỏng và mắc sai lầm trực tiếp trong trận thua 0-5 của U23 Việt Nam trước U20 Argentina - thất bại đáng xấu hổ khiến một bộ phận cộng đồng mạng "đấu tố", đòi đuổi Mạnh khỏi đội tuyển trẻ. Quang Hải từng chứng kiến nỗi đau của U20 Việt Nam trước U20 New Zealand hay U20 Honduras khi U20 Việt Nam chơi cực hay, mà chẳng thể ghi được bàn nào trong lần hiếm hoi được hít thở bầu không khí World Cup.
Còn với Công Phượng, khỏi phải nói. Nỗi đau của cầu thủ xứ Nghệ xứng đáng được viết vào một cuốn sách dày với đầy đủ cung bậc trong bốn năm qua.
Olympic Việt Nam hôm nay là một tập thể đã hứng chịu đau đớn và thất bại, không chỉ một, mà là nhiều lần. Những người yêu khoa học và lãng mạn thường nói: đau quá rồi, đến một mức độ nào đấy, con người ta sẽ không cảm thấy đau nữa.
Đó là dấu hiệu "bão hòa nỗi đau" để thúc đẩy sự trưởng thành của các cầu thủ trẻ. Tối qua, thủ thành Tiến Dũng lại băng ra ở phút bù giờ cuối cùng, hệt như trận gặp U22 Hàn Quốc năm nào.
Chỉ khác ở chỗ: bóng đã nằm gọn trong tay Tiến Dũng. Nằm im, không nhúc nhích. Gương mặt của "người gác đền" thuộc biên chế FLC Thanh Hóa tuyệt nhiên không biến sắc. Trong những thời khắc khó khăn nhất, các học trò của HLV Park Hang Seo vẫn giữ được sự lì lợm, băng giá tuyệt đối.
Thủ thành Bùi Tiến Dũng chưa để thủng lưới bàn nào tại ASIAD 2018. (Ảnh: Duy Thành)
3. Người ta nói rất nhiều đến "phép thuật" của thầy Park. Trước báo giới, ông luôn khẳng định mình không có "phép thuật" hay liệu pháp đặc biệt nào cả. Ông là HLV, chứ không phải phù thủy. Ông được chiêu mộ để chữa trị "tâm bệnh" của bóng đá Việt Nam, và với vai trò "thầy thuốc", thầy Park đã làm quá tốt.
Bóng đá Việt Nam như một thùng thuốc nổ, với ngòi nổ đã ngấm lạnh sau những cơn mưa. HLV Park Hang Seo không đến để mua một thùng thuốc nổ khác.
Thay vào đó, ông lặng lẽ sấy khô tất cả bằng những lời động viên và tình cảm chân thành của "người cha", "người anh". Sấy khô rồi, HLV Park Hang Seo lại đốt nóng ngòi nổ ấy bằng ngọn lửa nhiệt huyết của chính mình. Nhìn người thầy tận tụy liên tục thét ra lửa, từ buổi tập đến trận đá chính, các cầu thủ tự biết được mình phải làm gì.
Cầu thủ Việt Nam kiệt sức sau chiến thắng lịch sử. (Ảnh: Duy Thành)
Những thất bại tôi luyện nên một thế hệ tài năng, bản lĩnh, lành mạnh, song điều khiến người hâm mộ yêu mến lứa cầu thủ này phải nằm ở sự tử tế và trong sạch tuyệt đối. Lâu lắm rồi, bóng đá Việt Nam mới có một đội tuyển và khi ra sân, ai cũng dám tin và dám kỳ vọng vào những điều tuyệt vời nhất.
Bởi khi Olympic Việt Nam (hay U23 Việt Nam trước kia) đã đạt được độ bão hòa về tâm lý và được thầy Park hun đúc, dìu dắt từng ngày, những chiến thắng như trước Olympic Syria chỉ là chuyện sớm hay muộn.
Sáu trận đấu tại đất Thường Châu, U23 Việt Nam đã sáu lần vượt ải gian nan bằng một lá gan bằng thép như vậy. Thắng thêm lần nữa, liệu có còn gì bất ngờ?
Một năm sau thất bại ở SEA Games, không còn cổ động viên nào nói "tạm biệt Việt Nam" nữa. Giờ đây, người phải nói lời tạm biệt chính là các tuyển thủ.
Tạm biệt những ngày tháng "tim đập chân run" và yếu tâm lý, Olympic Việt Nam hôm nay đã khác rất nhiều. Chúng ta không còn trốn tránh nỗi sợ. Chúng ta đã biết cách nhìn thẳng vào nỗi sợ để đánh bại nó, nên đừng bất ngờ nếu Văn Toàn khẳng định "chẳng có gì phải lo ngại Hàn Quốc". Đã nắm chặt tay nhau đi đến hôm nay, hãy cùng nhau hy vọng vào một kỳ tích mới.
HỒNG NAM
https://vtc.vn/olympic-viet-nam-vao-ban-ket-asiad-ky-tich-cua-lua-cau-thu-li-lom-nhat-lich-su-d423048.html
1. "Tạm biệt, Việt Nam". Đó là khẩu hiệu được các cổ động viên Malaysia và Thái Lan nhắc đi nhắc lại trên mạng xã hội cách đây gần tròn một năm. Ngày 24/8/2017 định mệnh chứng kiến U22 Việt Nam thua thảm 0-3 trước U22 Thái Lan, qua đó phải chia tay SEA Games 29 ngay ở vòng bảng - điều ít ai ngờ đến trước giờ đội tuyển lên đường.
Có rất nhiều khoảnh khắc trong bóng đá, dẫu chỉ vài giây, cũng đủ sức bẻ ngược chiều quay lịch sử. Vài giây đã là quý, chứ không nói đến một năm. Tuy nhiên, với những gì đã thay đổi với lứa cầu thủ của những Công Phượng, Văn Thanh, Xuân Trường, Quang Hải, Duy Mạnh, Đình Trọng,... trong một năm qua, người ta chỉ biết lý giải nó bằng bốn chữ "kỳ tích lịch sử".
Olympic Việt Nam chiến thắng bằng bản lĩnh và sự kiên định trong lối chơi. (Ảnh: Duy Thành)
Từ một tập thể "tim đập chân run" trước người Thái như thế hệ của các đàn anh đi trước, U23 Việt Nam và hiện tại là Olympic Việt Nam đã lột xác, biến thành đội bóng cứng cỏi và không sợ bất cứ đối thủ nào.
2. Như người ta thường hay nói, phần còn lại đã trở thành lịch sử, song ít người thật sự biết: phần còn lại đó xuất phát từ đâu. Từ thời khắc HLV Park Hang Seo ra mắt đội tuyển và hứa hẹn sẽ tạo nên những điều mới mẻ, mà chưa ai hình dung được "ông già" 59 tuổi có thể tạo nên điều mới mẻ gì cho nền bóng đá đang loay hoay trong cơn hỗn mang?
Từ giây phút cả đội cùng bước vào cơn bão tuyết lạnh giá trên đất Thường Châu và thấm nhuần câu chuyện bõ đũa: càng cột chặt, càng khó bị bẻ gẫy?
Có thể đúng, song để tìm ra bước ngoặt đã thay đổi lịch sử bóng đá Việt Nam, hãy nhớ đến hai câu nói này của thầy Park. "Tại sao phải sợ hãi? Họ có điểm mạnh của họ, ta cũng có điểm mạnh của ta cơ mà" và "Tại sao phải cúi đầu. Ta đã chiến đấu hết sức rồi, tại sao lại phải cúi đầu".
Câu nói thứ nhất xuất hiện khi U23 Việt Nam thua Ulsan Hyundai 2-3 trên sân nhà Hàng Đẫy - trận đấu mà Quang Hải cùng các đồng đội bị đối thủ... "quần như ma" trong 45 phút đầu tiên. Câu nói thứ hai xuất hiện sau trận thua 1-2 đáng tiếc trước U23 Uzbekistan trong trận chung kết U23 châu Á.
Olympic Việt Nam hất văng vật cản Syria trên đường vào bán kết ASIAD 2018. (Ảnh: Duy Thành)
Đó là hai mốc thời điểm đánh dấu sự đổi thay của Olympic Việt Nam. Xen giữa hai cột mốc ấy là sự trưởng thành, không chỉ về mặt bản lĩnh, mà còn là ý chí, lòng quyết tâm, sự tự tin cùng động lực tinh thần duy nhất, đó là lá quốc kỳ nằm trên ngực áo của mỗi cầu thủ.
Thủ thành Tiến Dũng từng có pha ra vào bất hợp lý, khiến U22 Việt Nam thua U22 Hàn Quốc 1-2 ở vòng loại U23 châu Á 2018.
Trung vệ Duy Mạnh từng chuyền hỏng và mắc sai lầm trực tiếp trong trận thua 0-5 của U23 Việt Nam trước U20 Argentina - thất bại đáng xấu hổ khiến một bộ phận cộng đồng mạng "đấu tố", đòi đuổi Mạnh khỏi đội tuyển trẻ. Quang Hải từng chứng kiến nỗi đau của U20 Việt Nam trước U20 New Zealand hay U20 Honduras khi U20 Việt Nam chơi cực hay, mà chẳng thể ghi được bàn nào trong lần hiếm hoi được hít thở bầu không khí World Cup.
Còn với Công Phượng, khỏi phải nói. Nỗi đau của cầu thủ xứ Nghệ xứng đáng được viết vào một cuốn sách dày với đầy đủ cung bậc trong bốn năm qua.
Olympic Việt Nam hôm nay là một tập thể đã hứng chịu đau đớn và thất bại, không chỉ một, mà là nhiều lần. Những người yêu khoa học và lãng mạn thường nói: đau quá rồi, đến một mức độ nào đấy, con người ta sẽ không cảm thấy đau nữa.
Đó là dấu hiệu "bão hòa nỗi đau" để thúc đẩy sự trưởng thành của các cầu thủ trẻ. Tối qua, thủ thành Tiến Dũng lại băng ra ở phút bù giờ cuối cùng, hệt như trận gặp U22 Hàn Quốc năm nào.
Chỉ khác ở chỗ: bóng đã nằm gọn trong tay Tiến Dũng. Nằm im, không nhúc nhích. Gương mặt của "người gác đền" thuộc biên chế FLC Thanh Hóa tuyệt nhiên không biến sắc. Trong những thời khắc khó khăn nhất, các học trò của HLV Park Hang Seo vẫn giữ được sự lì lợm, băng giá tuyệt đối.
Thủ thành Bùi Tiến Dũng chưa để thủng lưới bàn nào tại ASIAD 2018. (Ảnh: Duy Thành)
3. Người ta nói rất nhiều đến "phép thuật" của thầy Park. Trước báo giới, ông luôn khẳng định mình không có "phép thuật" hay liệu pháp đặc biệt nào cả. Ông là HLV, chứ không phải phù thủy. Ông được chiêu mộ để chữa trị "tâm bệnh" của bóng đá Việt Nam, và với vai trò "thầy thuốc", thầy Park đã làm quá tốt.
Bóng đá Việt Nam như một thùng thuốc nổ, với ngòi nổ đã ngấm lạnh sau những cơn mưa. HLV Park Hang Seo không đến để mua một thùng thuốc nổ khác.
Thay vào đó, ông lặng lẽ sấy khô tất cả bằng những lời động viên và tình cảm chân thành của "người cha", "người anh". Sấy khô rồi, HLV Park Hang Seo lại đốt nóng ngòi nổ ấy bằng ngọn lửa nhiệt huyết của chính mình. Nhìn người thầy tận tụy liên tục thét ra lửa, từ buổi tập đến trận đá chính, các cầu thủ tự biết được mình phải làm gì.
Cầu thủ Việt Nam kiệt sức sau chiến thắng lịch sử. (Ảnh: Duy Thành)
Những thất bại tôi luyện nên một thế hệ tài năng, bản lĩnh, lành mạnh, song điều khiến người hâm mộ yêu mến lứa cầu thủ này phải nằm ở sự tử tế và trong sạch tuyệt đối. Lâu lắm rồi, bóng đá Việt Nam mới có một đội tuyển và khi ra sân, ai cũng dám tin và dám kỳ vọng vào những điều tuyệt vời nhất.
Bởi khi Olympic Việt Nam (hay U23 Việt Nam trước kia) đã đạt được độ bão hòa về tâm lý và được thầy Park hun đúc, dìu dắt từng ngày, những chiến thắng như trước Olympic Syria chỉ là chuyện sớm hay muộn.
Sáu trận đấu tại đất Thường Châu, U23 Việt Nam đã sáu lần vượt ải gian nan bằng một lá gan bằng thép như vậy. Thắng thêm lần nữa, liệu có còn gì bất ngờ?
Một năm sau thất bại ở SEA Games, không còn cổ động viên nào nói "tạm biệt Việt Nam" nữa. Giờ đây, người phải nói lời tạm biệt chính là các tuyển thủ.
Tạm biệt những ngày tháng "tim đập chân run" và yếu tâm lý, Olympic Việt Nam hôm nay đã khác rất nhiều. Chúng ta không còn trốn tránh nỗi sợ. Chúng ta đã biết cách nhìn thẳng vào nỗi sợ để đánh bại nó, nên đừng bất ngờ nếu Văn Toàn khẳng định "chẳng có gì phải lo ngại Hàn Quốc". Đã nắm chặt tay nhau đi đến hôm nay, hãy cùng nhau hy vọng vào một kỳ tích mới.
HỒNG NAM
https://vtc.vn/olympic-viet-nam-vao-ban-ket-asiad-ky-tich-cua-lua-cau-thu-li-lom-nhat-lich-su-d423048.html