[Công nghệ] KỸ THUẬT XỬ LÝ TRONG CÁC TÌNH HUỐNG XE Ô TÔ BỊ TRƯỢT

hoangphuongvan

Xe máy
Biển số
OF-388277
Ngày cấp bằng
22/10/15
Số km
71
Động cơ
239,520 Mã lực
Tuổi
31
Trượt bánh; Khóa bánh, Thiếu lái Understeer; Dư lái Oversteer và Trượt qua lại Counterskid là 5 hiện tượng trượt bánh phổ biến. Dưới đây là một số gợi ý kỹ thuật lái trong những tình huống trên, giúp bạn nhanh chóng lấy lại được sự ổn định của xe.

1. Trượt bánh


Hiện tượng trượt bánh thường diễn ra khi bạn cố gắng tăng tốc hoặc nhấn mạnh ga để

thoát khỏi vùng lầy lội

Thông thường, hiện tượng trượt bánh xe xảy ra khi bạn cố gắng tăng tốc hoặc nhấn mạnh ga nhằm thoát khỏi vũng lầy lội. Lúc này, các bánh xe sẽ bị trượt và quay nhanh hơn tốc độ di chuyển thông thường, dẫn đến những hậu quả khác nhau tùy việc xe đó sử dụng hệ dẫn động cầu trước hay cầu sau.

Theo những người giàu kinh nghiệm thì trong trường hợp này, bạn chỉ cần giảm ga cho đến khi bánh xe lấy lại được độ bám đường. Tiếp đó, bạn hãy thận trọng di chuyển xe chậm trên những đoạn đường bùn lầy hay ổ gà. Nhằm tăng cường sự an toàn, tốt nhất là trước những chuyến hành trình, bạn nên kiểm tra độ bám đường bằng cách cảm nhận độ trượt bánh lúc chạy bên mép đường.



Khi bị trượt bánh, bạn chỉ cần giảm ga cho đến khi bánh xe lấy lại được độ bám đường và từ từ di chuyển xe
Mặc dù trượt bánh thường gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm và các lái xe thường cố gắng tránh hiện tượng này nhưng khi di chuyển trên đường bùn lầy hoặc trơn trượt thì việc trượt bánh có thể giúp loại bỏ bùn đất ra phía sau cho đến khi bánh xe chạm vào bề mặt tiếp xúc tốt hơn.



Trượt bánh giúp loại bỏ bùn lầy, tạo điều kiện cho bánh xe chạm vào bề mặt bám đường tốt hơn

Trên các mẫu xe hiện nay thường tích hợp hệ thống kiểm soát độ bám đường. Hệ thống này hoạt động sẽ kích hoạt phanh, tự động giảm ga hoặc thực hiện cả hai để ngăn hiện tượng trượt bánh xảy ra. Điều này sẽ khiến bạn gặp một số khó khăn khi đưa xe xuống đồi dốc hoặc ra khỏi bãi đậu ở địa hình đường bùn đất. Trong trường hợp này, bạn nên tắt hệ thống và tự giải quyết vấn đề bằng cách nhẹ nhàng nhấn và nhả ga cho đến khi bánh xe lấy lại được độ bám đường.

2. Khóa bánh
Khi bạn phanh xe mạnh và đột ngột thì hiện tượng khóa bánh thường xảy ra. Lúc này, bánh xe về cơ bản đã ngừng quay nhưng do tác động của lực quán tính nên xe vẫn trượt về trước. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần nhả hoàn toàn phanh và chậm rãi, nhẹ nhàng phanh lại.

Hiện tượng khóa bánh thường xảy ra trên những đoạn đường trơn trượt. Nếu bạn phanh đột ngột từ 0 lên 50% thì bánh xe sẽ tự động khóa nhưng nếu bạn tiến hành phanh từ từ thì hoàn toàn có thể vượt qua ngưỡng 50% mà bánh xe vẫn không bị khóa.



Hiện tượng khóa bánh thường xảy ra khi bạn phanh xe mạnh và đột ngột
Tương tự hiện tượng trượt, việc bánh xe bị khóa có thể giúp bạn cảm nhận được sự thay đổi của môi trường. Chính vì vậy, khi di chuyển trên đường thẳng, thỉnh thoảng bạn hãy kiểm tra độ trơn của mặt đường bằng cách khóa bánh.

Hiện tượng khóa bánh cũng có tác dụng nhất định trong việc làm sạch bùn đất trên đoạn đường phía trước giúp xe lấy lại được độ bám đường. Bên cạnh đó, trên đường sỏi, cát, việc khóa bánh sẽ giúp chiếc xe dừng lại nhanh chóng và an toàn.

Hiện nay, hệ thống chống bó cứng phanh ABS đã rất phổ biến trên các mẫu xe, thậm chí nó còn trở thành trang bị tiêu chuẩn. Hệ thống chống bó cứng phanh ABS áp đặt một ngưỡng phanh nhất định lên 4 bánh xe giúp ngăn chặn hiện tượng khóa bánh. Mặt trái của điều này là xe không thể giảm nhanh tốc độ. Nếu người lái muốn xe dừng lại thì sẽ phải cần thêm thời gian và quãng đường.

3. Thiếu lái Understeer
Hiện tượng thiếu lái Understeer xảy ra khi bánh trước của xe bị mất độ bám đường, xe không thể quẹo theo ý muốn của người lái. Hiện tượng này thường xảy ra khi người lái vào cua ở tốc độ cao trên đường trơn, trượt. Nếu góc cua càng nhỏ mà tốc độ vào cua càng lớn thì xác suất bạn phải "tìm một nơi mềm mại" để đâm vào là rất cao.



Hiện tượng thiếu lái Understeer xảy ra khi bánh trước bị mất
độ bám đường, không thể quẹo theo điều khiển

Trong trường hợp bạn đang vào cua với tốc độ cao, để giảm tác động của thiếu lái thì cách xử lý hiệu quả nhất là nhanh chóng bỏ chân ga và từ từ đạp phanh. Bạn cần đặc biệt lưu ý là luôn nhìn về hướng muốn đi và bình tĩnh điều chỉnh vô-lăng cho phù hợp nhất.

Bánh trước trượt có thể dẫn đến hiệu tượng thiếu lái nghiêm trọng, nhất là đối với những xe dẫn động bánh trước. Do đó, nếu đang điều khiển xe dạng này, bạn cần lưu ý đừng bao giờ để xe trượt bánh. Trong trường hợp phải đạp phanh thì bạn hãy đạp luôn chân ga đồng thời hơi nhả phanh để xe vẫn có thể chạy.

Khi thiếu lái, trọng lượng của xe cũng bị thay đổi, dẫn đến việc mất tính ổn định. Nếu xe đang tăng tốc lên dốc hoặc xe sử dụng hệ thống treo mềm thì toàn bộ trọng lượng sẽ dồn ra phía sau. Muốn điều chỉnh cho trọng lượng dồn một ít về phía trước thì bạn cần nhả ga hoặc nhấn phanh nhẹ nhàng.

Thông thường, trong trường hợp xe bị thiếu lái, các tài xế sẽ cố gắng đánh vô-lăng nhiều hơn. Tuy vậy, việc làm này không những không giải quyết được vấn đề mà còn lãng phí thời gian và khiến hậu quả thêm trầm trọng. Do xe sẽ có độ bám đường tốt nếu vô-lăng ít bị điều chỉnh và góc cua lớn nên vấn đề quan trọng lúc này nằm ở đôi chân bạn. Bạn phải tập trung xử lý chân phanh và chân ga.

4. Dư lái Oversteer


Hiện tượng dư lái Oversteer thường xảy ra khi bánh sau
mất độ bám đường và thân sau xe bị trượt sang một bên

Hiện tượng dư lái Oversteer thường xảy ra khi bạn di chuyển quá nhanh và đạp phanh khi vào cua, bánh sau mất độ bám đường và thân sau xe bị trượt sang một bên. Đa phần hiện tượng này xảy ra trên những mẫu xe dẫn động cầu sau hay những mẫu xe bán tải.

Khi trọng lượng dồn quá nhiều vào bánh trước thì áp lực lên bánh sau bị giảm và bắt đầu trượt. Lúc này bạn cần đặc biệt lưu ý đảm bảo an toàn khi bánh sau xe trượt. Hiện tượng dư lái Oversteer cũng thường xảy ra khi xe xuống dốc ở những khúc cua. Để khắc phục hiện tượng này, lái xe chỉ cấn nhả chân ga, mắt tập trung về hướng muốn đi và điều khiển vô-lăng nhẹ nhàng theo hướng đó.

5. Trượt qua lại Counterskid


Counterskid thường xảy ra sau khi xe bị dư lái và xử lý chưa tốt
Trượt qua lại Counterskid thường xảy ra sau khi xe bị dư lái và xử lý chưa tốt. Lúc này, phần đuôi xe sẽ trượt qua lại, tạo ra xung lực. Nếu trong vòng trượt thứ nhất hoặc thứ 2 mà bạn không xử lý nhanh thì xe sẽ bị trượt ở vòng thứ ba với lực rất mạnh và khó xử lý.

Khi xe bắt đầu bị dư lái, điều quan trọng nhất là bạn cần nhìn vào đường muốn đi và chỉ tập trung điều chỉnh vô-lăng chậm rãi, cẩn thận. Khi xe đã vào đúng đường, bạn cần nhanh chóng điều chỉnh bánh xe thẳng để trọng lượng của xe có thể phân bổ đều vào cả bốn bánh.
 

ndhungvpb

Xe hơi
Biển số
OF-141333
Ngày cấp bằng
10/5/12
Số km
107
Động cơ
365,770 Mã lực
Tuổi
38
bài viết của cụ hay quá. Cảm ơn cụ chia sẻ với anh em.
 

huyphuc1416

Xe hơi
Biển số
OF-466291
Ngày cấp bằng
29/10/16
Số km
144
Động cơ
202,859 Mã lực
Tuổi
42
Bài viết hữu ích cám ơn cụ
 

hoangkha8487

Xe máy
Biển số
OF-4162
Ngày cấp bằng
7/4/07
Số km
88
Động cơ
551,580 Mã lực
Tuổi
37
Bài viết cực kỳ giá trị. Cám ơn cụ. Quan trọng nữa là tỉnh để có phản ứng phù hợp
 

phuc_inox

Đi bộ
Biển số
OF-360113
Ngày cấp bằng
26/3/15
Số km
7
Động cơ
259,870 Mã lực
drift luôn cho nhanh, ahihi, thanks cụ
 

Phuco2007

Xe lăn
Biển số
OF-408915
Ngày cấp bằng
7/3/16
Số km
10,270
Động cơ
336,282 Mã lực
Hay đấy, tks cụ thớt
 

November88

Xe đạp
Biển số
OF-581154
Ngày cấp bằng
24/7/18
Số km
25
Động cơ
138,350 Mã lực
Tuổi
35
Cảm ơn cụ chủ thớt đã cho anh em biết thêm
Hiện tượng 1 : xe nào có crawlcontrol thì sẽ không phải nghĩ nhiều và xe nào chưa có thì 5 ăn 5 thua nhé vì đã vào trơn trượt thì xe tự trôi nếu không có Ctrawlcontrol thì ngọng
Hiện tượng 2 : như cụ nói , đối với các xe theo tiêu chuẩn quốc tế thì abs là bắt buộc ( em nhớ kh nhầm thì từ 1998) còn ở VN thì chủ yếu là xe taxi đề nghị bỏ vì giảm được cỡ 50 tr/1 xe . Nếu không có abs thì sẽ bị pantile
Hiện tượng 3,4,5 : Đối với các xe có hệ thống cân bằng tự động vsc ( vehicle stability control ) mỗi hãng lại đặt tên hệ thống này khác nhau nhưng đều chung mục đích là cân bằng tự động , có nghĩa là khi vào cua nếu hệ thống phát hiện ra bánh xe nào bị trượt thì tự động nó sẽ khoá , mở bánh xe đó ( tương tự như abs , nhưng abs là ta đạp phanh còn đây là hệ thống tự hoạt động )
 

H Link

Xe máy
Biển số
OF-533100
Ngày cấp bằng
20/9/17
Số km
97
Động cơ
169,770 Mã lực
Nơi ở
HCM
Website
chiakhoaxeoto.com
Hay đấy, cảm ơn cụ thớt chia sẽ kỹ năng
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top