Theo em thì thế này:
- Lên dốc số nào thì xuống dốc số đó
- Hạn chế rà phanh
- Bám đúng phần đường bên mình (nhưng nhiều đoạn phải mở cua rồi đóng cua lại để quan sát xem có xe ngược chiều hay không vì nhiều đoạn cua rất gấp)
- Tắt AC khi lên dốc
* Phân tích tình huống:
- Đối với các cụ mới lái, hoặc chưa lái AT bao giờ sẽ có câu hỏi chung tương tự như trên.
- Với cụ mới lái: thông thường hay rà phanh, hoặc là về số 2 khi đổ đèo
- Theo phân tích thì lên dốc số nào xuống dốc số đó: cái này theo em thì cũng tùy trường hợp không hẳn là như vậy
- Khi để số 4, 3 tùy dốc xuống, nhưng tốc độ sẽ vẫn là rất nhanh đối với các cụ mới lái. Một cái đèo dài thì sẽ có rất nhiều tình huống xảy ra khi đổ đèo hoặc lên dốc: lở đường, cây cối tự nhiên nằm giữa đường, hoặc có xe hỏng giữa đường, hoặc có một xe chở dầu hay chở một chất gì đấy sau khi bị rơi hoạc vỡ hoac gây ra tai nạn trên đường làm cho đoạn đường đó rất trơn vì thế để an toàn hãy tập quan sát đường và xuống dốc ở mức thấp nhất có thể, không vội vàng .
- Khi đi AT xe đổ dốc thường rất nhanh vì vậy cần biết để số S, L tùy trường hợp. Nếu lên D thì cũng xuống D, Nếu lên S thì xuống S hoặc L
- Nếu phải rà phanh: khi gần đến khúc cua hãy rà phanh khi vào cua không phanh nữa (nếu phải phanh hãy cảm nhận và phanh với một lực đủ để không bị văng xe), trong lúc rà phanh (lúc đó thì có thể về thêm 1 số nữa nếu thấy không an toàn, hãy thực hiện vù ga khi về số đối với MT còn đối Với AT nếu sau khi rà phanh xe sẽ tự về số thấp đảm bảo rất an toàn, nhưng nếu không rà phanh xe AT xuống dốc cũng rất nhanh)
- Biết cách rà phanh khi nào, về số mấy, lên dốc số mấy: phân tích vẫn là phân tích, lý thuyết vẫn là lý thuyết, hãy đi nhiều thực hành nhiếu, và sẽ tự có đáp án cho mỗi người.
* Lái xe lên dốc:
- Khi lên dốc, cần quan sát độ cao và độ dài của dốc để phán đoán vị trí phải đổi số
- Dốc thấp: tăng tốc độ trước khi đến chân dốc để lấy đà vượt dốc
- Dốc lên trung bình: cần tăng tốc lấy đà, tới giữa dốc thì về số. Chú ý không để động cơ có tiếng gõ, thao tác về số đúng kỹ thuật.
- Dốc lên cao: cần về các số thấp từ chân và ngang dốc, điều chỉnh ga cho xe từ từ lên dốc (đang lên dốc cao khó về số, nên cần phải thao tác nhanh). Chú ý khi gần đến đỉnh dốc phải đi chậm, sát về phía bên phải đường, phát tín hiệu (còi, đèn) để báo cho người lái xe phía đối diện tới biết.
* Lái xe ô tô xuống dốc:
Khi xuống dốc, tùy theo độ dốc và tình trạng mặt đường để gài số phù hợp
- Độ dốc thấp: có thể dùng số cao, ga nhẹ.
- Độ dốc cao: về số thấp, kết hợp phanh động cơ với phanh chân để khống chế tốc độ.
- Dốc xuống dài: tùy theo độ dốc để về số cho phù hợp, sử dụng phanh động cơ là chủ yếu, phanh chân dùng để hỗ trợ. Nếu đạp phanh chân lâu dài, má phanh sẽ bị nóng, cháy.
Chú ý: khi chạy trên đường dốc phải giữ khoảng cách giữa các xe đủ an toàn;
+ Lên dốc: đề phòng xe đi trước tụt dốc
+ Xuống dốc: đề phòng xe sau mất phanh nguy hiểm.
- Nếu dốc quá dài, nên chọn vị trí dừng xe, tắt động cơ để nghỉ nhằm giảm nhiệt độ cho động cơ và cơ cấu phanh.