KỶ NIỆM 66 NĂM CHIẾN THẮNG ĐẮK PƠ
24/06/1954 - 24/06/2020
''Điện Biên Phủ'' của chiến trường Khu V.
Trận đánh tại Km95 đường 19, trong thung lũng Đắk Pơ, nằm giữa đèo Mang Yang và thị trấn An Khê là một trong những trận phục kích có hiệu suất cao nhất trong lịch sử QĐND Việt Nam. Với những câu chuyện đặc sắc và các kỷ lục vô tiền khoáng hậu. Trận đánh này là kết tinh của thiên thời, địa lợi, nhân hòa trong cả cuộc kháng chiến chống Pháp ở chiến trường liên khu V.
- Hiệu suất kỷ lục: 800 chiến sĩ Việt Nam đánh bại 3500 lính viễn chinh Pháp. 2 tiểu đoàn thiếu quân, ít khí tài đánh bại 5 tiểu đoàn trang bị đầy đủ, có không quân, pháo binh và thiết giáp.
- Thu được 229 xe cộ các loại, gấp hơn 3,5 lần số xe thu được ở Điện Biên Phủ là 64 xe. - Một đơn vị mới được thành lập - trung đoàn 96 (chưa đủ quân) đánh bại và xóa phiên hiệu một đơn vị có thể coi là mạnh nhất của Pháp ở Nam Trung Bộ - Binh đoàn cơ động GM100.
Album này em dẫn lại từ trang Ảnh hiếm Việt Nam sẽ tập hợp những bức ảnh tư liệu quý giá để thông qua đó dựng lên một bức tranh sinh động về diễn biến trận đánh và góp phần lý giải nguyên nhân của chiến thắng như một huyền thoại - Huyền thoại Đắk Pơ.
Đặc biệt xin trân trọng giới thiệu tới các bác Phim Tài liệu: Huyền Thoại Đắk Pơ mới được kênh Quốc Phòng Việt Nam công chiếu. Phim do Viettel Media sản xuất tháng 3/2020. Phim được làm theo phong cách phim tài liệu hiện đại, sử dụng nhiều đồ họa, sơ đồ minh họa học tập phong cách làm phim tài liệu phương tây và trong phim có sử dụng tất cả những hình ảnh ở album này.
Link xem phim:
Tập1: https://www.facebook.com/anhhiem.wordpress/posts/711745636058299
Tập 2:
Lược sử Binh đoàn cơ động 100 - GM10024/06/1954 - 24/06/2020
''Điện Biên Phủ'' của chiến trường Khu V.
Trận đánh tại Km95 đường 19, trong thung lũng Đắk Pơ, nằm giữa đèo Mang Yang và thị trấn An Khê là một trong những trận phục kích có hiệu suất cao nhất trong lịch sử QĐND Việt Nam. Với những câu chuyện đặc sắc và các kỷ lục vô tiền khoáng hậu. Trận đánh này là kết tinh của thiên thời, địa lợi, nhân hòa trong cả cuộc kháng chiến chống Pháp ở chiến trường liên khu V.
- Hiệu suất kỷ lục: 800 chiến sĩ Việt Nam đánh bại 3500 lính viễn chinh Pháp. 2 tiểu đoàn thiếu quân, ít khí tài đánh bại 5 tiểu đoàn trang bị đầy đủ, có không quân, pháo binh và thiết giáp.
- Thu được 229 xe cộ các loại, gấp hơn 3,5 lần số xe thu được ở Điện Biên Phủ là 64 xe. - Một đơn vị mới được thành lập - trung đoàn 96 (chưa đủ quân) đánh bại và xóa phiên hiệu một đơn vị có thể coi là mạnh nhất của Pháp ở Nam Trung Bộ - Binh đoàn cơ động GM100.
Album này em dẫn lại từ trang Ảnh hiếm Việt Nam sẽ tập hợp những bức ảnh tư liệu quý giá để thông qua đó dựng lên một bức tranh sinh động về diễn biến trận đánh và góp phần lý giải nguyên nhân của chiến thắng như một huyền thoại - Huyền thoại Đắk Pơ.
Đặc biệt xin trân trọng giới thiệu tới các bác Phim Tài liệu: Huyền Thoại Đắk Pơ mới được kênh Quốc Phòng Việt Nam công chiếu. Phim do Viettel Media sản xuất tháng 3/2020. Phim được làm theo phong cách phim tài liệu hiện đại, sử dụng nhiều đồ họa, sơ đồ minh họa học tập phong cách làm phim tài liệu phương tây và trong phim có sử dụng tất cả những hình ảnh ở album này.
Link xem phim:
Tập1: https://www.facebook.com/anhhiem.wordpress/posts/711745636058299
Tập 2:
Năm 1950 - Khi quân đội Mỹ và các đồng minh can dự trực tiếp vào bán đảo Triều Tiên dưới danh nghĩa Liên hợp quốc, chính phủ Pháp cũng gửi tới đây một tiểu đoàn tình nguyện với 3763 lính. Trong số này có nhiều người đã có kinh nghiệm chiến đấu trong chiến tranh thế giới thứ hai, một số sĩ quan tự nguyện hạ bậc quân hàm để đến Triều Tiên. Tiểu đoàn quân tình nguyện Pháp được phiên chế vào đội hình trung đoàn 23, sư đoàn 2 bộ binh Mỹ.
Vào năm 1953, sau khi hoàn thành nhiệm vụ tại Triều Tiên, tiểu đoàn Pháp được cử sang Việt Nam. Tại đây nó được tăng quân số để trở thành Trung đoàn Triều Tiên, nòng cốt của GM100.
Nằm trong số những binh sĩ tốt nhất của quân đội Pháp, đơn vị này đã gây nhiều khó khăn cho quân đội nhân dân Triều Tiên và chí nguyện quân Trung Quốc. Họ đã chiến thắng nhiều trận nổi tiếng ở Wonju, Chipyong-Ni hay đặc biệt là ở Wendengli.
Ảnh chụp một doanh trại của Tiểu đoàn Pháp.
Một số mẫu patch (phù hiệu) đầu người da đỏ của sư đoàn 2 bộ binh Mỹ mà tiểu đoàn Pháp (sau này là trung đoàn Triều Tiên) cũng sử dụng. Họ đã mang theo những phù hiệu này tới chiến trường Việt Nam vào năm 1953 như một niềm tự hào.Huy hiệu của tiểu đoàn Pháp tham chiến ở Triều Tiên.
Phù hiệu (patch) đầu người da đỏ (Indian head)
Con tàu chở Tiểu đoàn Pháp cập bến Sài Gòn vào năm 1953.
Tại Sài Gòn, đơn vị này sẽ được bổ sung quân số để tạo thành trung đoàn Triều Tiên - nòng cốt của Liên đoàn (hay Binh đoàn) cơ động số 100 - Groupement Mobile 100 viết tắt là G.M.100.
Đơn vị này là một trong số ít những đơn vị có tỉ lệ lính Pháp cao nhất.
Hình ảnh tiểu đoàn Triều Tiên duyệt binh sau khi đến Sài Gòn. Đây là một trong những đơn vị thiện chiến hàng đầu thế giới lúc bấy giờ với kinh nghiệm trong chiến tranh Triều Tiên, nhiều sĩ quan và binh sĩ từng tham gia chiến tranh thế giới thứ hai.
Tiểu đoàn Triều Tiên duyệt binh tại Sài Gòn. Có thể dễ dàng nhận ra chiếc patch (phù hiệu) trên tay áo của họ: hình đầu người da đỏ trên nền ngôi sao trắng mà họ đem về từ chiến trường Triều Tiên.
Sau khi đến Sài Gòn, tiểu đoàn Triều Tiên được bổ sung quân số để tạo thành trung đoàn Triều Tiên, kết hợp với một số đơn vị khác để tạo thành Binh đoàn cơ động 100. Thành phần binh đoàn gồm có:
- Tiểu đoàn dã chiến của Trung đoàn bộ binh thuộc địa số 43 (BM/43 RIC), 1/3 là lính Pháp, còn lại là ngụy binh người Khmer và Việt.
- Trung đoàn “Triều Tiên”: gồm Tiểu đoàn 1 và 2 “Triều Tiên” chủ yếu là lính Pháp và lê dương, mỗi tiểu đoàn được bổ sung 1 đại đội ngụy binh người Việt làm hướng đạo.
- Tiểu đoàn khinh quân 520 ngụy binh người Việt (phối thuộc).
- Tiểu đoàn 2, Trung đoàn pháo binh thuộc địa số 10 (2/10 RAC).
- 1 trung đội của Chi đoàn 3, Trung đoàn thiết kỵ số 5 (3/5 RC).
Tượng đài tiểu đoàn Pháp được xây dựng ở Suwon, Nam Triều Tiên tức Hàn Quốc hiện nay để tưởng niệm đơn vị này vì có nhiều thành tích chiến đấu chống lại quân đội nhân dân Triều Tiên và chí nguyện quân Trung Quốc.
Nhiều tài liệu và nhiều độc giả vẫn đang nhầm lẫn địa điểm diễn ra trận phục kích tiêu diệt GM100 của e96 là tại đèo Mang Yang, đèo Phượng Hoàng...
Trên thực tế, trận đánh diễn ra chính xác tại khu vực cây số 95 của quốc lộ 19, hoặc cây số 15 tính từ An Khê. Ngày nay, khu vực này thuộc thung lũng Đắk Pơ của huyện Đắk Pơ. Trận đánh ở cây số 95 được gọi với cái tên chính thức là Chiến thắng Đắk Pơ. Có một tượng đài bề thế được xây dựng ngay tại khu vực diễn ra trận đánh để tôn vinh chiến thắng này.
Trên đây là hình ảnh một đoạn đường của khu vực đã diễn ra trận đánh, do thành viên AHVN chụp bằng flycam vào tháng 3 năm 2020 khi thực hiện một bộ phim tài liệu về trận đánh này.
Cũng ở trên đường 19, nằm cách tượng đài chiến thắng Đắk Pơ khoảng 1km là một bia đá do Pháp và ngụy quyền xây dựng để đánh dấu nấm mồ tập thể của binh lính GM100 chết trong trận Đắk Pơ. Số xác trong nấm mồ này có thể lên tới vài trăm.
Theo tìm hiểu của AHVN, cũng có một tấm bia với nội dung y hệt (chỉ khác ngày tháng) được đặt ở đèo Chư Dreh. Tại đèo này cũng có một trận phục kích với quy mô nhỏ hơn do e108 thực hiện nhắm vào GM42 (trong đội hình này có một số tàn binh của GM100 chạy thoát trong trận Đắk Pơ). Sau trận đèo Chư Dreh, có thể nói GM100 đã bị xóa sổ hoàn toàn.
Đoàn xe của GM100 di chuyển trên quốc lộ 19.
Không ảnh do không quân Pháp chụp.
Có thể hình dung được phần nào quy mô của đoàn xe. Những chiếc xe kéo dài từ góc dưới bên phải tới góc trên bên trái ảnh.
Theo các tài liệu của Pháp, đoàn xe kéo dài tới vài cây số. Hồi ký của một cựu binh Pháp thậm chí còn đưa ra thông tin đoàn xe kéo dài 8km!
Có tổng số trên 300 xe các loại: xe tải GMC, xe Jeep, thiết giáp M3, thiết giáp M8 Greyhound, xe công trình, dò mìn...
(Còn nữa...)
Chỉnh sửa cuối: