- Biển số
- OF-42553
- Ngày cấp bằng
- 7/8/09
- Số km
- 168
- Động cơ
- 467,170 Mã lực
Trước hết, phải cám ơn kỷ nguyên Internet 1.0 đã đem lại cho cộng đồng Việt Nam 1 diễn đàn phong phú về nội dung, chủ đề, nhiều thông tin cập nhật nóng hổi, ý kiến nhận định sắc sảo cũng như những phen tranh luận nảy lửa như Diễn đàn của otofun.
Hôm nay nhân lúc trà dư tửu hậu, có nhã hứng em có đề cập đến 1 điều không mới nhưng em cũng thấy thú vị cũng như các tiềm năng và khả năng vô tận của nó. Em vốn là dân I.T thích đọc, thích học và cũng có kiến thức về nhiều thứ từ Bảo mật máy tính, Điện toán đám mây (Cloud Computing), Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big Data). Kiến thức ở đây không phải để chém mà là em cũng đã làm việc trong lĩnh vực này. Trong dòng chảy của công nghệ cuối cùng em cũng nhìn thấy 1 điều thú vị ở tiền mã hóa
Đó là tiền mã hóa (cryptocurrency) khác với tiền ảo (tiền trong games, tiền kiểu ví momo).
Đầu tiên và sôi sục nhất phải kể đến không nói các bác cũng biết đó là Bitcoin, các đồng khác với Bitcoin là altcoin, và trong các altcoin có 1 đồng rất nổi tiếng khác là Ethereum. Em sẽ không nhắc lại lịch sử như đồng tiền này do ai làm ra, vì wiki có đầy. Tuy nhiên có 1 thứ để phân biệt 2 luồng chảy chính
Nhánh 1: Đồng tiền ảo Bitcoin, có giá trị vì cổ xưa nhất (từ 2009), và nó được dùng nhiều của các tổ chức mafia, rửa tiền, thậm chí có cả Con đường tơ lụa bị đánh sâp. Giá nó hiện nay đang là 8.500 USD và tăng không ngừng nghỉ. Nó có giá trị lưu trữ như kiểu vàng và kim cương chứ không sinh ra được cái gì khác.
Nhánh 2: Công nghệ block-chain được nâng cấp với đồng tiền ether trong vòng 1 tuần qua từ 300 USD lên 480 USD và đang xoay quanh ngưỡng 470 USD. Đồng này có cả khoảng vài chục công ty lớn cỡ Fortune 500 của Mĩ như Microsoft và 1 số bank support bằng việc lập ra Hiệp hội Ethereum (EEA). Và đồng tiền này có tính linh hoạt hơn Bitcoin bằng việc nó có thể tạo ra các hợp đồng thông minh (smart contract). Cho phép đưa ra 1 loại hình mới gọi là ICO (giống với IPO) nhưng thay vì IPO là thông qua tổ chức trung gian như Sở Giao Dịch Chứng Khoán và chỉ do các nhà đầu tư tay to và tổ chức thì ICO cho bất cứ ai tham gia (miễn là họ mua tiền Ether và dùng Ether để mua các token – có thể 100 token ăn 1 Ether hoặc 1000 ăn 1 Ether)
Trên thế giới nhiều nước cấm kinh doanh tiền ảo và VN mình thì lúc nói thế này và lúc nói thế khác, chắc còn đang nghiên cứu nhưng trên thế giới cấm nhiều hơn vì quan điểm chính phủ là chỉ có những đồng tiền hợp pháp của quốc gia họ hoặc quốc gia khác cũng như các loại chứng chỉ quỹ, trái phiếu, cổ phiếu mới được giao dịch.
Tuy nhiên có nước Hàn Quốc và Nga cùng 1 số nước khác thì lại ủng hộ à em cho là rất thông minh, nhìn Hàn Quốc phát triển đến bây giờ thì thấy là điều hành chính phủ của họ tốt thể nào, mềm dẻo, linh hoạt và vẫn phát huy được sức mạnh và bản chất của dân tộc. Gần chúng ta thì có Sing và HongKong cũng là thiên đường. Nhật Bản cũng đóng góp lớn vào thị trường
Tổng giá trị thị trường cryptocurrency hiện này là khoảng 270 tỷ USD, mỗi ngày giao dịch cỡ 10 – 15 tỷ. Tại VN có nhiều sàn cho phép giao dịch vì chính phủ chưa thể hiện cấm (thời điểm cấm là 1-1-2018).
Cho dù cấm hay không tiền mã hóa vẫn sống (bằng chứng là chui lủi từ 2009 đến giờ vẫn sống). Có 5 nhận định khiến cá nhân em tin vào sự phát triển của tiền mã hóa.
1. Kích cỡ thị trường, thị trường càng lớn thì các định chế tài chính càng lớn sẽ vào và sẽ bơm phồng nó ra. Ước tính nếu thị trường bằng thị trường Apple tức cỡ 8000 tỷ thì đồng bitcoin sẽ x giá trị khoảng tren 30 đến gần 40 lần (tại thời điểm bài viết này là gần 270 tỷ). Đầu năm nay thị trường nằm ở mức 15 tỷ tức bằng ngân hàng JPMorgan, bây giờ thì nó bằng gần 3 lần giá trị thị trường chứng khoán của Việt Nam ta vào thời điểm sôi động nhất 100 tỷ USD
2. Internet 1.0 ta chỉ cần trả tiền cho nhà cung cấp, họ sẽ chạy 1 đường mạng cho ta đến nhà cung cấp và ta thoải mái sử dụng được hầu hết thông tin trên mạng (trừ các dịch vụ có trả phí), tuy nhiên khả năng cao là ta không bảo vệ được tính riêng tư (internet là môi trường công cộng). Trong khi đó vào kỷ nguyên Internet 2.0, ta sẽ có hẳn 1 đường cao tốc chạy riêng (trả phí bằng token) và người nghèo sẽ được dùng Internet 1.0, cổ xưa và không an toàn.
3. Các quốc gia đang phát triển các đồng tiền ảo của riêng họ ví dụ như Rubble Coin của Nga và nhiều nước khác tuy nhiên Buterin, sáng lập đồng Ether năm nay mới 23 tuổi nói 1 điều: “Chúng tôi đã mất rất nhiều năm để phát triển các hệ thống, các nhà nước nếu đi lại con đường chúng tôi đi thì sẽ mất nhiều công sức, trong khi đó chúng tôi đã tiến xa hơn một bước nữa rồi” à Chốt lại các nhà nước sẽ phát triển trên các nền tàng có sẵn.
4. Nhà đất là thị trường có từ nhiều năm qua, cổ phiếu cũng có lịch sử vài trăm năm. Bây giờ là thời buổi bình minh của những giá trị mới, và ai là người đến sớm, nắm giữ được các cơ hội với cryptocurrency và cũng nên bỏ khoảng từ 1-10% tài sản của mình (ai làm điều đó từ đầu năm nay với đồng Ether thì đã nhân tài sản lên khoảng gần 50 lần).
5. Internet 1.0 không do quốc gia nào sở hữu, nó là nền tảng cả nhân loại phải dùng. Như vậy không có lẽ các quốc gia sẽ sở hữu được cả Internet 2.0
Hôm nay nhân lúc trà dư tửu hậu, có nhã hứng em có đề cập đến 1 điều không mới nhưng em cũng thấy thú vị cũng như các tiềm năng và khả năng vô tận của nó. Em vốn là dân I.T thích đọc, thích học và cũng có kiến thức về nhiều thứ từ Bảo mật máy tính, Điện toán đám mây (Cloud Computing), Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big Data). Kiến thức ở đây không phải để chém mà là em cũng đã làm việc trong lĩnh vực này. Trong dòng chảy của công nghệ cuối cùng em cũng nhìn thấy 1 điều thú vị ở tiền mã hóa
Đó là tiền mã hóa (cryptocurrency) khác với tiền ảo (tiền trong games, tiền kiểu ví momo).
Đầu tiên và sôi sục nhất phải kể đến không nói các bác cũng biết đó là Bitcoin, các đồng khác với Bitcoin là altcoin, và trong các altcoin có 1 đồng rất nổi tiếng khác là Ethereum. Em sẽ không nhắc lại lịch sử như đồng tiền này do ai làm ra, vì wiki có đầy. Tuy nhiên có 1 thứ để phân biệt 2 luồng chảy chính
Nhánh 1: Đồng tiền ảo Bitcoin, có giá trị vì cổ xưa nhất (từ 2009), và nó được dùng nhiều của các tổ chức mafia, rửa tiền, thậm chí có cả Con đường tơ lụa bị đánh sâp. Giá nó hiện nay đang là 8.500 USD và tăng không ngừng nghỉ. Nó có giá trị lưu trữ như kiểu vàng và kim cương chứ không sinh ra được cái gì khác.
Nhánh 2: Công nghệ block-chain được nâng cấp với đồng tiền ether trong vòng 1 tuần qua từ 300 USD lên 480 USD và đang xoay quanh ngưỡng 470 USD. Đồng này có cả khoảng vài chục công ty lớn cỡ Fortune 500 của Mĩ như Microsoft và 1 số bank support bằng việc lập ra Hiệp hội Ethereum (EEA). Và đồng tiền này có tính linh hoạt hơn Bitcoin bằng việc nó có thể tạo ra các hợp đồng thông minh (smart contract). Cho phép đưa ra 1 loại hình mới gọi là ICO (giống với IPO) nhưng thay vì IPO là thông qua tổ chức trung gian như Sở Giao Dịch Chứng Khoán và chỉ do các nhà đầu tư tay to và tổ chức thì ICO cho bất cứ ai tham gia (miễn là họ mua tiền Ether và dùng Ether để mua các token – có thể 100 token ăn 1 Ether hoặc 1000 ăn 1 Ether)
Trên thế giới nhiều nước cấm kinh doanh tiền ảo và VN mình thì lúc nói thế này và lúc nói thế khác, chắc còn đang nghiên cứu nhưng trên thế giới cấm nhiều hơn vì quan điểm chính phủ là chỉ có những đồng tiền hợp pháp của quốc gia họ hoặc quốc gia khác cũng như các loại chứng chỉ quỹ, trái phiếu, cổ phiếu mới được giao dịch.
Tuy nhiên có nước Hàn Quốc và Nga cùng 1 số nước khác thì lại ủng hộ à em cho là rất thông minh, nhìn Hàn Quốc phát triển đến bây giờ thì thấy là điều hành chính phủ của họ tốt thể nào, mềm dẻo, linh hoạt và vẫn phát huy được sức mạnh và bản chất của dân tộc. Gần chúng ta thì có Sing và HongKong cũng là thiên đường. Nhật Bản cũng đóng góp lớn vào thị trường
Tổng giá trị thị trường cryptocurrency hiện này là khoảng 270 tỷ USD, mỗi ngày giao dịch cỡ 10 – 15 tỷ. Tại VN có nhiều sàn cho phép giao dịch vì chính phủ chưa thể hiện cấm (thời điểm cấm là 1-1-2018).
Cho dù cấm hay không tiền mã hóa vẫn sống (bằng chứng là chui lủi từ 2009 đến giờ vẫn sống). Có 5 nhận định khiến cá nhân em tin vào sự phát triển của tiền mã hóa.
1. Kích cỡ thị trường, thị trường càng lớn thì các định chế tài chính càng lớn sẽ vào và sẽ bơm phồng nó ra. Ước tính nếu thị trường bằng thị trường Apple tức cỡ 8000 tỷ thì đồng bitcoin sẽ x giá trị khoảng tren 30 đến gần 40 lần (tại thời điểm bài viết này là gần 270 tỷ). Đầu năm nay thị trường nằm ở mức 15 tỷ tức bằng ngân hàng JPMorgan, bây giờ thì nó bằng gần 3 lần giá trị thị trường chứng khoán của Việt Nam ta vào thời điểm sôi động nhất 100 tỷ USD
2. Internet 1.0 ta chỉ cần trả tiền cho nhà cung cấp, họ sẽ chạy 1 đường mạng cho ta đến nhà cung cấp và ta thoải mái sử dụng được hầu hết thông tin trên mạng (trừ các dịch vụ có trả phí), tuy nhiên khả năng cao là ta không bảo vệ được tính riêng tư (internet là môi trường công cộng). Trong khi đó vào kỷ nguyên Internet 2.0, ta sẽ có hẳn 1 đường cao tốc chạy riêng (trả phí bằng token) và người nghèo sẽ được dùng Internet 1.0, cổ xưa và không an toàn.
3. Các quốc gia đang phát triển các đồng tiền ảo của riêng họ ví dụ như Rubble Coin của Nga và nhiều nước khác tuy nhiên Buterin, sáng lập đồng Ether năm nay mới 23 tuổi nói 1 điều: “Chúng tôi đã mất rất nhiều năm để phát triển các hệ thống, các nhà nước nếu đi lại con đường chúng tôi đi thì sẽ mất nhiều công sức, trong khi đó chúng tôi đã tiến xa hơn một bước nữa rồi” à Chốt lại các nhà nước sẽ phát triển trên các nền tàng có sẵn.
4. Nhà đất là thị trường có từ nhiều năm qua, cổ phiếu cũng có lịch sử vài trăm năm. Bây giờ là thời buổi bình minh của những giá trị mới, và ai là người đến sớm, nắm giữ được các cơ hội với cryptocurrency và cũng nên bỏ khoảng từ 1-10% tài sản của mình (ai làm điều đó từ đầu năm nay với đồng Ether thì đã nhân tài sản lên khoảng gần 50 lần).
5. Internet 1.0 không do quốc gia nào sở hữu, nó là nền tảng cả nhân loại phải dùng. Như vậy không có lẽ các quốc gia sẽ sở hữu được cả Internet 2.0