- Biển số
- OF-24851
- Ngày cấp bằng
- 27/11/08
- Số km
- 102
- Động cơ
- 491,810 Mã lực
Nhậu... chuột cống!
Chuột cống hôi hám, đem theo ngàn vạn thứ mầm bệnh dịch hạch, thổ tả chết người. Nó ở dưới đáy của cống ngầm, ăn cặn bã thối tha. Ấy vậy mà có làng ở Hà Nội chuyên đi bắt chuột cống để chế biến nó thành... đặc sản!
Chuột rán, xào, nấu đông, giả cầy, luộc rắc lá chanh, rang muối trắng, nướng trên than hoa dìu dịu. Chuột cống biến thành thịt thú rừng, thịt thỏ quay, thịt lợn sữa chiên giòn, có khi hầm rinh rượp trong nồi nước phở ngọt lừ. Thật vậy không?
Chúng tôi đã đi theo thợ săn chuột và chứng kiến họ tóm được con chuột cống khổng lồ này ở gần chợ Châu Long (Hà Nội).
Bắt chuột Hà Nội, hái ra tiền!
Một lần, gặp anh chàng bắt chuột cống ở Hà Nội, tôi bèn bám theo. Lúc đầu anh ta đề phòng, giấu nhẹm đàn chuột bằng cách dùng nilon bịt kín phần lồng sắt buộc sau chiếc xe máy cà tàng. Hỏi gì cũng không biết. Rồi thỉnh thoảng lại có cậu đồng nghiệp vác vợt cán dài rèo rèo xe đạp lượn qua, có cậu vè vè xe máy ghé lại ngó nghiêng.
Giời Hà Nội khuya khoắt, phố Hàng Bún đượm buồn trong ánh đèn vàng vọt. Đó là giờ các thợ săn chuột cống xuất hiện, đàn chuột bẩn thỉu, ướt át, to sù cũng từ cống ngầm, các vỉa chợ rác rưởi và các vở hồ như Trúc Bạch, hồ Tây... rồng rắn kéo ra. Trong chớp mắt, lưới được dựng ở cửa, cống, xuỵt! Tiếng đuổi như đuổi chó. Rào! Tiếng sào tre chọc xuyên lòng cống. Oé! Nó mắc lưới. Chân chuột có móng dài, đã bám vào lưới là có giời chạy. Tóm gọn, dùng kìm (là một mẩu sắt uốn tròn gắn trên đầu cây gậy gỗ) để bẻ răng. Chuột ta ngoan hiền nằm trong rọ sắt.
Thấy chúng tôi chăm chú, lại ra chiều là nhà nghiên cứu phát triển đàn mèo để diệt chuột, một thợ săn chuột có thâm niên gần 10 năm tên là Nguyễn Thạc Cường - quê ở Đình Bảng, tỉnh Bắc Ninh - chấp nhận nói chuyện. Một thợ chuột vùng Thanh Trì lượn qua, thợ chuột nữa ở Thạch Thất ngó lại. Họ cạnh tranh và cạnh khoé nhau lắm. Họ chia lãnh địa, ai có đất người đó kiếm ăn. Mỗi cân chuột cống bán cả trăm nghìn, đụng đến miếng cơm manh áo sao mà nhường được.
“Bọn kia nó cũng ở làng chuột đấy. Làng chuyên ăn và bán thịt chuột ở Hà Nội, Hà Tây cũ. Nó bắt ác lắm. Em không đi nhanh là hết!” - Cường dè bỉu. Mấy thợ chuột đi xe đạp vòng vèo cũng lít chít cả đàn chuột cống rồi, có khi họ còn chõ sang phía chúng tôi, nói với Cường: “Người ta mà đưa lên báo thì mày chết”. Rồi họ phóng vù đi. Mỗi lần vòng đi vòng lại, thợ chuột gọi là “quẹt”. “Thôi, đừng chụp ảnh nữa, em đi làm một quẹt đây - Cường vồi vội như muốn lảng tránh - Hôm nay, 12 giờ rồi mà Hà Nội còn đông, chứ mọi hôm, giờ này em đi mãi chưa hết một “quẹt”. Quẹt nào lâu mới đủ vòng quanh hết hồ Tây, tức là quẹt ấy gặp nhiều chuột để bắt. Hà Nội đông người, chuột không ra, thì đi nó nhanh hết quẹt”.
Nhìn những con chuột 7-8 lạng bị tóm ra khỏi cống ngầm, khỏi khu chợ Châu Long bẩn thỉu, bạn tôi đã bỏ chạy tán loạn. “Nước *** chuột cống độc lắm. Nó *** mù mắt. Mà chúng nó chính là thủ phạm từng gây nên bệnh dịch hạch - cái bệnh suýt xoá sổ cả thế giới hồi nọ đấy”. Vài người bán hàng khuya thở dài: “Gớm, ai ăn dính cái giống chuột này trên bàn đặc sản thì có mà... chết sớm. Nó giả làm lợn sữa quay, giả làm chuột đồng, giả làm đặc sản thú rừng ở trên Hoà Bình đấy, chú ạ”. Cường nghe chúng tôi nói, chỉ cười hiền khô: “Ăn chả sao đâu, ngon lắm. Chính nhà em cũng toàn ăn cái chuột Hà Nội này. Có khi người Hà Nội lên nhà em ăn cả vài mâm cỗ, có khi em bán buôn một lúc cả yến chuột này, người Hà Nội, người Bắc Ninh, cả người Lạng Sơn cũng về mua mà”.
Hôm sau chúng tôi lên thăm nhà Cường ở Đình Bảng. Ông nội Cường là cụ Suốt, mẹ Cường là bà Cử, đều khoe “chuột Hà Nội”, chuột nói chung ngon lắm, bổ lắm. Cường khẽ khọt tiết lộ: Như đêm qua mưa to quá, em chỉ bắt được 9 cân chuột Hà Nội, mỗi cân em bán 100 nghìn đồng.
Nhiều hôm chịu khó đi xa, đi mãi tỉnh lỵ Hải Dương, Phú Thọ (chỉ bắt ở thành phố!), có thể được tới 30kg chuột một đêm. Vị chi là 3 triệu một buổi nhé. Mà cái nghề này chả mất vốn mất lãi gì, đêm đi, sáng có tiền, người Hà Nội và các nơi họ về họ đặt hàng, có mà chả đủ sức đi bắt cho đủ lời hứa hẹn với người ta. Gớm, mấy khi còn chuột để bán ra chợ làng Đình Bảng đâu! Bà Cử chỉ rõ: “Con này là con dúi, con này là chuột đồng, còn đây là chuột cống. Hôm nay nhà tôi mổ toàn chuột cống. Có hôm làm dăm mâm cỗ, thanh niên Hà Nội về ăn chật nhà, uống hết mấy lít rượu, họ vui vẻ nhảy nhót đến gãy cả bàn ghế...”.
Nỗi ám ảnh đem cống rãnh vào... dạ dày
Trao đổi với chúng tôi, Phó Chủ tịch UBND phường Đình Bảng bảo: “Tôi chỉ biết, bà con có nhiều gia đình dùng chó săn, bẫy đi bắt chuột đồng về ăn và bán cho người làng ăn. Nhưng, ở cái phường có tới 1,8 vạn dân này, tôi chưa bao giờ nghe nói đến chuyện người ta đi bắt chuột cống về làm cỗ, bán đi các nơi làm “đặc sản”. Nhóm phóng viên chúng tôi giả làm thực khách đặt cỗ ở quán T.P ở Từ Sơn - nơi mà các thợ chuột cống cho biết vẫn thường “đổ buôn thịt chuột” cho họ “làm hàng”, chúng tôi đều nhận được câu trả lời ráo hoảnh: “Chúng em bán chuột đồng ngô, chuột đồng thóc, ngon lắm, chuột làm gần chục món...”.
Đình Bảng là miền quê văn hiến. Với tất cả sự thận trọng của mình, chúng tôi đã tiếp tục trở lại thăm một số hộ đi bắt và bán thịt chuột... phố, chuột Hà Nội. Thì bất ngờ thay, trước chứng cứ của chúng tôi, bà con cũng chả nói thác chuột cống thành chuột đồng làm gì nữa. Gia đình ông Suốt một mực nói rằng: Thịt chuột cống ngon và bổ lắm, nó không mang lại dịch hạch hay bệnh tật gì đâu(?).
Khi chúng tôi bảo chuột cống ăn kiểu gì cũng độc, các nhà khoa học nói rõ như vậy và kể cả có trói cổ lại bắt ăn thử một miếng thịt chuột cống bắt được ở Hà Nội thì chúng tôi cũng không dám ăn; thì bà Cử rành rọt: “Tôi hỏi, có phải con chó vẫn thường ăn... phân người không? Thế sao thịt chó được người ta ăn và khen ngon khắp cả nước? Chuột cống nó ăn ở cống, ở bệnh viện Hà Nội, nhưng (cũng như con chó ăn bẩn) nó ăn nó có lựa chọn, nó phải tiêu hoá chứ. Chúng tôi ăn chuột đã bao năm. Nếu có dịch hạch thì làm sao chúng tôi béo khoẻ thế này”.
Bà Cử còn chì chiết: Ăn chuột ngon, chứ ăn lợn, gà, bò, cá, chim cút - bây giờ người ta toàn cho chất tăng trọng với lại chất kích thích tăng trưởng, độc hại lắm. “Làm gì có ai chui vào cống để bón chất tăng trọng độc hại cho chuột”(?) - một người góp chuyện. “Thịt chuột còn hơn thịt chó ở chỗ nó có tính mát, thịt chó ăn nhiều rất nóng. Tôi chỉ sợ chuột lắm đạm quá, ăn vào béo” - bà Cử thở dài rồi chỉ vào cơ thể phây phây nục nạc của mình.
Cụ Suốt từ bấy giờ im lặng, giờ mới vuốt râu: “Nhà tôi 3 đời bắt chuột rồi”, bà Cử chen ngang: “Người ta còn mời vợ chồng tôi về Hà Nội, mang theo một lồng chuột cống to đùng để đóng phim về... thành phố sống trong bãi rác cơ mà. Được trả công bao nhiêu là tiền”. Còn Cường thì lẩm bẩm: “Bây giờ chán quá, Hà Nội người ta xây bít hết cả cống rãnh lại, mặt đường cứ phẳng lỳ, thế là chuột cống không có lối lên để bắt. Có khi, trời mưa, nước dềnh lên, chuột trong cống không có lối ra bị chết đuối sạch, tiếc lắm...”.
Khi chúng tôi ra về, bà Cử cũng không quên cho số điện thoại, dặn bất cứ khi nào muốn ăn thịt chuột, có thể đặt một lúc mười mâm, thì cứ “phôn” một cái là xong phắt. Cái mùi chuột sống đã sợ, lại thêm chuột chết bị dội nước sôi, chặt đầu, phanh thây nó càng lợm lợm. Tôi chạy khỏi ngôi nhà đó, ra đến gần đình làng, lại vớ phải cái mùi đó, khi gặp chợ chuột với dăm bảy người đàn bà mỗi người quản lý vài cái... chậu thau chuột đã mổ. Trắng tinh!
Dường như, mùi chuột đã tanh lắm, nhưng khi bạn biết chắc chuột đó là chuột cống ở phố thị bẩn thỉu thì cái tanh tưởi nó càng ám ảnh hơn.
Nguồn:http://dantri.com.vn/c728/s728-536490/nhau-chuot-cong.htm
Chuột cống hôi hám, đem theo ngàn vạn thứ mầm bệnh dịch hạch, thổ tả chết người. Nó ở dưới đáy của cống ngầm, ăn cặn bã thối tha. Ấy vậy mà có làng ở Hà Nội chuyên đi bắt chuột cống để chế biến nó thành... đặc sản!
Chuột rán, xào, nấu đông, giả cầy, luộc rắc lá chanh, rang muối trắng, nướng trên than hoa dìu dịu. Chuột cống biến thành thịt thú rừng, thịt thỏ quay, thịt lợn sữa chiên giòn, có khi hầm rinh rượp trong nồi nước phở ngọt lừ. Thật vậy không?
Chúng tôi đã đi theo thợ săn chuột và chứng kiến họ tóm được con chuột cống khổng lồ này ở gần chợ Châu Long (Hà Nội).
Bắt chuột Hà Nội, hái ra tiền!
Một lần, gặp anh chàng bắt chuột cống ở Hà Nội, tôi bèn bám theo. Lúc đầu anh ta đề phòng, giấu nhẹm đàn chuột bằng cách dùng nilon bịt kín phần lồng sắt buộc sau chiếc xe máy cà tàng. Hỏi gì cũng không biết. Rồi thỉnh thoảng lại có cậu đồng nghiệp vác vợt cán dài rèo rèo xe đạp lượn qua, có cậu vè vè xe máy ghé lại ngó nghiêng.
Giời Hà Nội khuya khoắt, phố Hàng Bún đượm buồn trong ánh đèn vàng vọt. Đó là giờ các thợ săn chuột cống xuất hiện, đàn chuột bẩn thỉu, ướt át, to sù cũng từ cống ngầm, các vỉa chợ rác rưởi và các vở hồ như Trúc Bạch, hồ Tây... rồng rắn kéo ra. Trong chớp mắt, lưới được dựng ở cửa, cống, xuỵt! Tiếng đuổi như đuổi chó. Rào! Tiếng sào tre chọc xuyên lòng cống. Oé! Nó mắc lưới. Chân chuột có móng dài, đã bám vào lưới là có giời chạy. Tóm gọn, dùng kìm (là một mẩu sắt uốn tròn gắn trên đầu cây gậy gỗ) để bẻ răng. Chuột ta ngoan hiền nằm trong rọ sắt.
Thấy chúng tôi chăm chú, lại ra chiều là nhà nghiên cứu phát triển đàn mèo để diệt chuột, một thợ săn chuột có thâm niên gần 10 năm tên là Nguyễn Thạc Cường - quê ở Đình Bảng, tỉnh Bắc Ninh - chấp nhận nói chuyện. Một thợ chuột vùng Thanh Trì lượn qua, thợ chuột nữa ở Thạch Thất ngó lại. Họ cạnh tranh và cạnh khoé nhau lắm. Họ chia lãnh địa, ai có đất người đó kiếm ăn. Mỗi cân chuột cống bán cả trăm nghìn, đụng đến miếng cơm manh áo sao mà nhường được.
“Bọn kia nó cũng ở làng chuột đấy. Làng chuyên ăn và bán thịt chuột ở Hà Nội, Hà Tây cũ. Nó bắt ác lắm. Em không đi nhanh là hết!” - Cường dè bỉu. Mấy thợ chuột đi xe đạp vòng vèo cũng lít chít cả đàn chuột cống rồi, có khi họ còn chõ sang phía chúng tôi, nói với Cường: “Người ta mà đưa lên báo thì mày chết”. Rồi họ phóng vù đi. Mỗi lần vòng đi vòng lại, thợ chuột gọi là “quẹt”. “Thôi, đừng chụp ảnh nữa, em đi làm một quẹt đây - Cường vồi vội như muốn lảng tránh - Hôm nay, 12 giờ rồi mà Hà Nội còn đông, chứ mọi hôm, giờ này em đi mãi chưa hết một “quẹt”. Quẹt nào lâu mới đủ vòng quanh hết hồ Tây, tức là quẹt ấy gặp nhiều chuột để bắt. Hà Nội đông người, chuột không ra, thì đi nó nhanh hết quẹt”.
Nhìn những con chuột 7-8 lạng bị tóm ra khỏi cống ngầm, khỏi khu chợ Châu Long bẩn thỉu, bạn tôi đã bỏ chạy tán loạn. “Nước *** chuột cống độc lắm. Nó *** mù mắt. Mà chúng nó chính là thủ phạm từng gây nên bệnh dịch hạch - cái bệnh suýt xoá sổ cả thế giới hồi nọ đấy”. Vài người bán hàng khuya thở dài: “Gớm, ai ăn dính cái giống chuột này trên bàn đặc sản thì có mà... chết sớm. Nó giả làm lợn sữa quay, giả làm chuột đồng, giả làm đặc sản thú rừng ở trên Hoà Bình đấy, chú ạ”. Cường nghe chúng tôi nói, chỉ cười hiền khô: “Ăn chả sao đâu, ngon lắm. Chính nhà em cũng toàn ăn cái chuột Hà Nội này. Có khi người Hà Nội lên nhà em ăn cả vài mâm cỗ, có khi em bán buôn một lúc cả yến chuột này, người Hà Nội, người Bắc Ninh, cả người Lạng Sơn cũng về mua mà”.
Hôm sau chúng tôi lên thăm nhà Cường ở Đình Bảng. Ông nội Cường là cụ Suốt, mẹ Cường là bà Cử, đều khoe “chuột Hà Nội”, chuột nói chung ngon lắm, bổ lắm. Cường khẽ khọt tiết lộ: Như đêm qua mưa to quá, em chỉ bắt được 9 cân chuột Hà Nội, mỗi cân em bán 100 nghìn đồng.
Nhiều hôm chịu khó đi xa, đi mãi tỉnh lỵ Hải Dương, Phú Thọ (chỉ bắt ở thành phố!), có thể được tới 30kg chuột một đêm. Vị chi là 3 triệu một buổi nhé. Mà cái nghề này chả mất vốn mất lãi gì, đêm đi, sáng có tiền, người Hà Nội và các nơi họ về họ đặt hàng, có mà chả đủ sức đi bắt cho đủ lời hứa hẹn với người ta. Gớm, mấy khi còn chuột để bán ra chợ làng Đình Bảng đâu! Bà Cử chỉ rõ: “Con này là con dúi, con này là chuột đồng, còn đây là chuột cống. Hôm nay nhà tôi mổ toàn chuột cống. Có hôm làm dăm mâm cỗ, thanh niên Hà Nội về ăn chật nhà, uống hết mấy lít rượu, họ vui vẻ nhảy nhót đến gãy cả bàn ghế...”.
Thịt những con chuột cống khổng lồ (chặt đầu, làm sạch vẫn còn 5 lạng) được chế biến, bày bán để... làm món nhậu. Ảnh: P.T.T.G
Nỗi ám ảnh đem cống rãnh vào... dạ dày
Trao đổi với chúng tôi, Phó Chủ tịch UBND phường Đình Bảng bảo: “Tôi chỉ biết, bà con có nhiều gia đình dùng chó săn, bẫy đi bắt chuột đồng về ăn và bán cho người làng ăn. Nhưng, ở cái phường có tới 1,8 vạn dân này, tôi chưa bao giờ nghe nói đến chuyện người ta đi bắt chuột cống về làm cỗ, bán đi các nơi làm “đặc sản”. Nhóm phóng viên chúng tôi giả làm thực khách đặt cỗ ở quán T.P ở Từ Sơn - nơi mà các thợ chuột cống cho biết vẫn thường “đổ buôn thịt chuột” cho họ “làm hàng”, chúng tôi đều nhận được câu trả lời ráo hoảnh: “Chúng em bán chuột đồng ngô, chuột đồng thóc, ngon lắm, chuột làm gần chục món...”.
Đình Bảng là miền quê văn hiến. Với tất cả sự thận trọng của mình, chúng tôi đã tiếp tục trở lại thăm một số hộ đi bắt và bán thịt chuột... phố, chuột Hà Nội. Thì bất ngờ thay, trước chứng cứ của chúng tôi, bà con cũng chả nói thác chuột cống thành chuột đồng làm gì nữa. Gia đình ông Suốt một mực nói rằng: Thịt chuột cống ngon và bổ lắm, nó không mang lại dịch hạch hay bệnh tật gì đâu(?).
Khi chúng tôi bảo chuột cống ăn kiểu gì cũng độc, các nhà khoa học nói rõ như vậy và kể cả có trói cổ lại bắt ăn thử một miếng thịt chuột cống bắt được ở Hà Nội thì chúng tôi cũng không dám ăn; thì bà Cử rành rọt: “Tôi hỏi, có phải con chó vẫn thường ăn... phân người không? Thế sao thịt chó được người ta ăn và khen ngon khắp cả nước? Chuột cống nó ăn ở cống, ở bệnh viện Hà Nội, nhưng (cũng như con chó ăn bẩn) nó ăn nó có lựa chọn, nó phải tiêu hoá chứ. Chúng tôi ăn chuột đã bao năm. Nếu có dịch hạch thì làm sao chúng tôi béo khoẻ thế này”.
Bà Cử còn chì chiết: Ăn chuột ngon, chứ ăn lợn, gà, bò, cá, chim cút - bây giờ người ta toàn cho chất tăng trọng với lại chất kích thích tăng trưởng, độc hại lắm. “Làm gì có ai chui vào cống để bón chất tăng trọng độc hại cho chuột”(?) - một người góp chuyện. “Thịt chuột còn hơn thịt chó ở chỗ nó có tính mát, thịt chó ăn nhiều rất nóng. Tôi chỉ sợ chuột lắm đạm quá, ăn vào béo” - bà Cử thở dài rồi chỉ vào cơ thể phây phây nục nạc của mình.
Cụ Suốt từ bấy giờ im lặng, giờ mới vuốt râu: “Nhà tôi 3 đời bắt chuột rồi”, bà Cử chen ngang: “Người ta còn mời vợ chồng tôi về Hà Nội, mang theo một lồng chuột cống to đùng để đóng phim về... thành phố sống trong bãi rác cơ mà. Được trả công bao nhiêu là tiền”. Còn Cường thì lẩm bẩm: “Bây giờ chán quá, Hà Nội người ta xây bít hết cả cống rãnh lại, mặt đường cứ phẳng lỳ, thế là chuột cống không có lối lên để bắt. Có khi, trời mưa, nước dềnh lên, chuột trong cống không có lối ra bị chết đuối sạch, tiếc lắm...”.
Khi chúng tôi ra về, bà Cử cũng không quên cho số điện thoại, dặn bất cứ khi nào muốn ăn thịt chuột, có thể đặt một lúc mười mâm, thì cứ “phôn” một cái là xong phắt. Cái mùi chuột sống đã sợ, lại thêm chuột chết bị dội nước sôi, chặt đầu, phanh thây nó càng lợm lợm. Tôi chạy khỏi ngôi nhà đó, ra đến gần đình làng, lại vớ phải cái mùi đó, khi gặp chợ chuột với dăm bảy người đàn bà mỗi người quản lý vài cái... chậu thau chuột đã mổ. Trắng tinh!
Dường như, mùi chuột đã tanh lắm, nhưng khi bạn biết chắc chuột đó là chuột cống ở phố thị bẩn thỉu thì cái tanh tưởi nó càng ám ảnh hơn.
Nguồn:http://dantri.com.vn/c728/s728-536490/nhau-chuot-cong.htm