- Biển số
- OF-483194
- Ngày cấp bằng
- 10/1/17
- Số km
- 3
- Động cơ
- 194,230 Mã lực
- Tuổi
- 28
Sắp Tết rồi, em đang dốc hết lực cày cấy mấy job chụp ảnh trên cao, bay flycam các kiểu nên có vài kinh nghiệm muốn chia sẻ với các bác, mong các bác đón nhận.
1. Dùng lệnh CSC trên không
(CSC: là lệnh cùng lúc kéo 2 cần điều khiển xuống góc dưới bên trong hoặc bên ngoài)
Lần đầu tiên chụp ảnh trên cao, các phi công mới thường làm rớt máy bay của mình khi kéo 2 cần điều khiển xuống góc dưới bên trong hoặc bên ngoài vì chúng sẽ dừng motor.
Bạn hãy lưu ý không bao giờ dùng lệnh CSC khi máy bay đang ở trên không, trừ những trường hợp khẩn cấp.
2. Cánh rớt ra ngoài
Đa số người dùng nghĩ chỉ cần đặt cánh vào motor và xoay nhẹ đến khi cánh dừng là đạt yêu cầu. Thật ra đó chính là nguyên nhân khiến cánh văng ra khỏi máy bay khi cánh quay ở tốc độ cao
Kinh nghiệm cho các bạn chụp ảnh trên cao những lần đầu là bạn không bao giờ được gắn cánh vào motor một cánh lỏng lẻo, dù cho bạn có sử dụng chong chóng tự siết hay chong chóng gì khác, phải luôn chắc rằng mỗi chiếc cánh đều đã được gắn chặt vào motor trước khi bay.
3. Tín hiệu sóng yếu
Bạn có biết, vị trí 2 anten của tay điều khiển phantom song song nhau cho sóng tốt nhất. Tín hiệu mạnh nhất sẽ nằm trên đường ngang vuông góc với anten, và vị trí trên đường thẳng song song với anten sẽ nhận tín hiệu yếu hơn.
Vậy để flycam nhận được tín hiệu tốt nhất hãy điều chỉnh hướng anten cho phù hợp với máy bay của bạn theo từng trường hợp nhé .
Kinh nghiệm cho phi công mới là:
(Trong khi máy bay thực hiện chế độ Failsafe RTH – chế độ mà máy bay sẽ tự động quay về điểm home khi bị mất tín hiệu trên 3 giây.)
Điều này rất dễ xảy ra khi các bạn thực hiện chụp ảnh trên cao ở nơi có nhiều tòa nhà cao tầng. Flycam đang điều khiển bị khuất sau một tòa nhà và khả năng mất tín hiệu là rất cao.
Tệ hơn nữa, khi đó chức năng tự động quay về khi mất tín hiệu sẽ được kích hoạt và máy bay chắc chắn sẽ va vào tòa nhà khi đang trên đường bay về.
Kinh nghiệm cho phi công mới là bạn hãy luôn nhớ rằng phải cài đặt độ cao bay về cao hơn tất cả các tòa nhà và cây cối ở trong khu vực bay!
5. Auto Landing
(chế độ tự động hạ cánh khi pin yếu, và máy bay đang ở xa điểm xuất phát)
Pin của flycam chỉ trụ được khoảng 20 phút, một khoảng thời gian khá ngắn khi mỗi lần chụp ảnh trên cao thường mất tới tiếng đồng hồ. Khi pin yếu bạn sẽ nhận được cảnh báo pin yếu và bạn sẽ có 10s để hủy lệnh RTH (tự động quay về). Sau khi hủy lệnh RTH bạn vẫn có thể bay nhưng đến khi pin yếu ở mức nghiêm trọng, máy bay sẽ tự động hạ cánh.
Trong lúc này bạn không thể hủy lệnh tự động hạ cánh nữa nhưng vẫn có thể điều khiển xoay đầu, tới lùi, trái phải. Việc này rất có ích khi bạn bay ở không gian trống nhưng nếu bạn đang bay trên cây cối hoặc vùng nhiều nước ví dụ như nước biển thì … xác định luôn là gửi em ý về 15 Lý Thái Tổ.
Kinh nghiệm cho phi công mới là:
Bạn hãy bay về ngay khi có cảnh báo Pin yếu, đừng cố bắt máy bay của bạn bay tới khi cạn Pin. Điều này vừa ảnh hưởng tới tuổi thọ của pin và sẽ gây rủi ro lớn cho thiết bị bay của bạn.
Trên đây là một số kinh nghiệm điều khiển flycam khi chụp ảnh trên cao hay quay phim từ trên không, các bác có kinh nghiệm gì khác thì chia sẻ với em ở phần comment hehe
Có thể bạn quan tâm:
https://chupanhsukien.info/quay-phim-chup-anh-vinh-nghe-an/
https://chupanhsukien.info/chup-anh-quay-phim-hai-phong/
https://chupanhsukien.info/quay-phim-chup-hinh-vung-tau/
Nguồn: http://hanoiflycam.com/
1. Dùng lệnh CSC trên không
(CSC: là lệnh cùng lúc kéo 2 cần điều khiển xuống góc dưới bên trong hoặc bên ngoài)
Lần đầu tiên chụp ảnh trên cao, các phi công mới thường làm rớt máy bay của mình khi kéo 2 cần điều khiển xuống góc dưới bên trong hoặc bên ngoài vì chúng sẽ dừng motor.
Bạn hãy lưu ý không bao giờ dùng lệnh CSC khi máy bay đang ở trên không, trừ những trường hợp khẩn cấp.
2. Cánh rớt ra ngoài
Đa số người dùng nghĩ chỉ cần đặt cánh vào motor và xoay nhẹ đến khi cánh dừng là đạt yêu cầu. Thật ra đó chính là nguyên nhân khiến cánh văng ra khỏi máy bay khi cánh quay ở tốc độ cao
Kinh nghiệm cho các bạn chụp ảnh trên cao những lần đầu là bạn không bao giờ được gắn cánh vào motor một cánh lỏng lẻo, dù cho bạn có sử dụng chong chóng tự siết hay chong chóng gì khác, phải luôn chắc rằng mỗi chiếc cánh đều đã được gắn chặt vào motor trước khi bay.
3. Tín hiệu sóng yếu
Bạn có biết, vị trí 2 anten của tay điều khiển phantom song song nhau cho sóng tốt nhất. Tín hiệu mạnh nhất sẽ nằm trên đường ngang vuông góc với anten, và vị trí trên đường thẳng song song với anten sẽ nhận tín hiệu yếu hơn.
Vậy để flycam nhận được tín hiệu tốt nhất hãy điều chỉnh hướng anten cho phù hợp với máy bay của bạn theo từng trường hợp nhé .
Kinh nghiệm cho phi công mới là:
- Không chỉa trực tiếp anten về hướng máy bay
Không nên bắt chéo anten nếu bạn sử dụng điều khiển có anten đôi.
(Trong khi máy bay thực hiện chế độ Failsafe RTH – chế độ mà máy bay sẽ tự động quay về điểm home khi bị mất tín hiệu trên 3 giây.)
Điều này rất dễ xảy ra khi các bạn thực hiện chụp ảnh trên cao ở nơi có nhiều tòa nhà cao tầng. Flycam đang điều khiển bị khuất sau một tòa nhà và khả năng mất tín hiệu là rất cao.
Tệ hơn nữa, khi đó chức năng tự động quay về khi mất tín hiệu sẽ được kích hoạt và máy bay chắc chắn sẽ va vào tòa nhà khi đang trên đường bay về.
Kinh nghiệm cho phi công mới là bạn hãy luôn nhớ rằng phải cài đặt độ cao bay về cao hơn tất cả các tòa nhà và cây cối ở trong khu vực bay!
5. Auto Landing
(chế độ tự động hạ cánh khi pin yếu, và máy bay đang ở xa điểm xuất phát)
Pin của flycam chỉ trụ được khoảng 20 phút, một khoảng thời gian khá ngắn khi mỗi lần chụp ảnh trên cao thường mất tới tiếng đồng hồ. Khi pin yếu bạn sẽ nhận được cảnh báo pin yếu và bạn sẽ có 10s để hủy lệnh RTH (tự động quay về). Sau khi hủy lệnh RTH bạn vẫn có thể bay nhưng đến khi pin yếu ở mức nghiêm trọng, máy bay sẽ tự động hạ cánh.
Trong lúc này bạn không thể hủy lệnh tự động hạ cánh nữa nhưng vẫn có thể điều khiển xoay đầu, tới lùi, trái phải. Việc này rất có ích khi bạn bay ở không gian trống nhưng nếu bạn đang bay trên cây cối hoặc vùng nhiều nước ví dụ như nước biển thì … xác định luôn là gửi em ý về 15 Lý Thái Tổ.
Kinh nghiệm cho phi công mới là:
Bạn hãy bay về ngay khi có cảnh báo Pin yếu, đừng cố bắt máy bay của bạn bay tới khi cạn Pin. Điều này vừa ảnh hưởng tới tuổi thọ của pin và sẽ gây rủi ro lớn cho thiết bị bay của bạn.
Trên đây là một số kinh nghiệm điều khiển flycam khi chụp ảnh trên cao hay quay phim từ trên không, các bác có kinh nghiệm gì khác thì chia sẻ với em ở phần comment hehe
Có thể bạn quan tâm:
https://chupanhsukien.info/quay-phim-chup-anh-vinh-nghe-an/
https://chupanhsukien.info/chup-anh-quay-phim-hai-phong/
https://chupanhsukien.info/quay-phim-chup-hinh-vung-tau/
Nguồn: http://hanoiflycam.com/
Chỉnh sửa cuối: