- Biển số
- OF-14218
- Ngày cấp bằng
- 23/3/08
- Số km
- 8,778
- Động cơ
- 8,869 Mã lực
Trước đây, em lấy vợ, sinh con nhập hộ khẩu vào nhà mình ở HN thì không vấn đề gì. Giờ đang làm mấy việc tách khẩu, nhập khẩu cho mẹ em và gia đình em trai nên có mấy kinh nghiệm chia sẻ với các cụ. Bài có 2 phần: phần thủ tục xã hội, phần thủ tục pháp lý. Vì sao phải có 2 phần thì các cụ đọc sẽ rõ.
I. THỦ TỤC XÃ HỘI
Trước tới nay, cả nhà gồm bố mẹ, gia đình em, gia đình em trai đều trong 1 sổ hộ khẩu quận X. Mẹ em là chủ sổ đỏ và chủ hộ khẩu. Cách đây hơn chục năm thì phường mới quận Y thành lập thì nhà lại rơi vào địa phận quận Y, thế nên gia đình em tách sổ về quận Y. Do đó, giờ cùng 1 địa chỉ nhà có 2 hộ khẩu:
Thằng em trai thì mấy năm rồi mua nhà loanh quanh nhà cũ nhưng hộ khẩu vẫn ở đây. Vài năm nó lại đổi nhà nên mấy chỗ đó chỉ là tạm bợ nên chả chuyển hộ khẩu đi đâu. Thằng cháu giờ đang học mẫu giáo, mấy năm nữa mới đi học nhưng đang rảnh nên em làm công tác chuyển gia đình nó về quận Y để sau thằng cu đi học cho tiện. Em trai em bận còn em thì rảnh (GV thất nghiệp) nên em và mẹ em làm các thủ tục chuyển.
Theo tư vấn của xx phường thì cần có các bước sau:
1. Cắt mẹ em khỏi X;
2. Chuyển mẹ em về Y (sổ mới);
3. Cắt gia đình em trai em khỏi X;
4. Chuyển gia đình em trai em về Y (sổ mới của mẹ em).
Thực ra thì chuyển hết về sổ của em cũng được nhưng mà để 2 sổ cho tiện. Em nhờ một bạn xx phường em đang ở, quận Y làm. Theo thỏa thuận là làm trọn gói. 2 anh em thì mới biết nhau 2 năm nay nhưng cũng hay trao đổi kinh nghiệm nuôi chim cò. Em thì có thể tự làm cả nhưng cậu ta bảo để em làm, nói thế thì thôi vậy, từ chối cũng ngại. Em còn bồi dưỡng trước và hơn cả con số cậu ta nói. Các bước 1, 2 làm xong thì bỗng nhiên cậu ta bảo muốn làm thêm thì phải thêm chi phí. Em bực mình, lấy hết giấy tờ về tự làm cho rồi.
Bước 3, đáng lẽ cắt xong ở phường thì phải lên quận X cắt nhưng bên phường lỗi hẹn 1-2 ngày, thế là họ tự làm luôn cho, đỡ đi lại. Trước tới nay, làm gì bên phường quận X cũng rất tiện vì nhân viên toàn người gần đây. Vào phường, dân và nhân viên nói chuyện hỏi thăm nhau như người nhà vì quen từ bé hoặc các cụ thì toàn quen bố mẹ họ.
Bước 4: mẹ em cầm đủ giấy tờ sang quận Y nộp. Bên đó nhận các thứ xong, hẹn 2 tuần trả kết quả. Được 1 tuần thì quận Y gọi cho mẹ em bảo không làm được vì thằng em trai em không ở đó thường xuyên, ko đủ điều kiện nhập, phải đợi về ở hẳn rồi nhập, còn giờ thì phải tái nhập quận X. Mẹ em lo quá gọi lại em, em bảo mẹ cứ yên tâm, cứ cho hết hẹn đã, con giải quyết. Hết hẹn, em gọi điện thì được quận Y giải thích lại như trên, em hỏi luật nào thì họ bảo dựa vào nhận xét của CA phường và điều 12 Luật cư trú trú. Trước đó, em đã tìm hiểu kĩ các điều kiện rồi, nghe thế cũng hơi giật mình, nghĩ hay mình nhầm, xin cúp máy và lên mạng luôn. Em tra lại thì Điều 12 đó như sau:
II. THỦ TỤC NHẬP HỘ KHẨU (Pháp lý)
Phần này, em viết để cụ nào trong trường hợp em thì có thể tham khảo. Trường hợp của em trai em là con nhập về với mẹ, khác quận/huyện, trong thành phố/tỉnh trực thuộc trung ương. Các trường hợp khác thì các cụ phải dựa vào hướng dẫn, các thứ đều đủ và rõ ràng trên mạng.
Có 2 căn cứ quan trọng:
Khi đã thỏa mãn điều kiện trên thi ta chuẩn bị hồ sơ:
3. Các giấy tờ khác
- Vì em trai em nhập về với mẹ, sau đó thì vợ con nó về theo cùng lúc nên cần thêm giấy tờ chứng minh là người thân bao gồm:
- Ngoài giấy tờ trên thì không cần gì khác. Trong Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, mẹ em có ghi Đồng ý cho nhập khẩu và vì thế không cần giấy tờ gì để chứng minh chỗ ở hợp pháp. Phần d Điều 6 ở trên đã ghi rất rõ trường hợp này.
Chúc các cụ tuần mới vui vẻ.
I. THỦ TỤC XÃ HỘI
Trước tới nay, cả nhà gồm bố mẹ, gia đình em, gia đình em trai đều trong 1 sổ hộ khẩu quận X. Mẹ em là chủ sổ đỏ và chủ hộ khẩu. Cách đây hơn chục năm thì phường mới quận Y thành lập thì nhà lại rơi vào địa phận quận Y, thế nên gia đình em tách sổ về quận Y. Do đó, giờ cùng 1 địa chỉ nhà có 2 hộ khẩu:
- 1 của gia đình em quận Y;
- 1 của mẹ em và gia đình em trai ở quận X cũ.
Thằng em trai thì mấy năm rồi mua nhà loanh quanh nhà cũ nhưng hộ khẩu vẫn ở đây. Vài năm nó lại đổi nhà nên mấy chỗ đó chỉ là tạm bợ nên chả chuyển hộ khẩu đi đâu. Thằng cháu giờ đang học mẫu giáo, mấy năm nữa mới đi học nhưng đang rảnh nên em làm công tác chuyển gia đình nó về quận Y để sau thằng cu đi học cho tiện. Em trai em bận còn em thì rảnh (GV thất nghiệp) nên em và mẹ em làm các thủ tục chuyển.
Theo tư vấn của xx phường thì cần có các bước sau:
1. Cắt mẹ em khỏi X;
2. Chuyển mẹ em về Y (sổ mới);
3. Cắt gia đình em trai em khỏi X;
4. Chuyển gia đình em trai em về Y (sổ mới của mẹ em).
Thực ra thì chuyển hết về sổ của em cũng được nhưng mà để 2 sổ cho tiện. Em nhờ một bạn xx phường em đang ở, quận Y làm. Theo thỏa thuận là làm trọn gói. 2 anh em thì mới biết nhau 2 năm nay nhưng cũng hay trao đổi kinh nghiệm nuôi chim cò. Em thì có thể tự làm cả nhưng cậu ta bảo để em làm, nói thế thì thôi vậy, từ chối cũng ngại. Em còn bồi dưỡng trước và hơn cả con số cậu ta nói. Các bước 1, 2 làm xong thì bỗng nhiên cậu ta bảo muốn làm thêm thì phải thêm chi phí. Em bực mình, lấy hết giấy tờ về tự làm cho rồi.
Bước 3, đáng lẽ cắt xong ở phường thì phải lên quận X cắt nhưng bên phường lỗi hẹn 1-2 ngày, thế là họ tự làm luôn cho, đỡ đi lại. Trước tới nay, làm gì bên phường quận X cũng rất tiện vì nhân viên toàn người gần đây. Vào phường, dân và nhân viên nói chuyện hỏi thăm nhau như người nhà vì quen từ bé hoặc các cụ thì toàn quen bố mẹ họ.
Bước 4: mẹ em cầm đủ giấy tờ sang quận Y nộp. Bên đó nhận các thứ xong, hẹn 2 tuần trả kết quả. Được 1 tuần thì quận Y gọi cho mẹ em bảo không làm được vì thằng em trai em không ở đó thường xuyên, ko đủ điều kiện nhập, phải đợi về ở hẳn rồi nhập, còn giờ thì phải tái nhập quận X. Mẹ em lo quá gọi lại em, em bảo mẹ cứ yên tâm, cứ cho hết hẹn đã, con giải quyết. Hết hẹn, em gọi điện thì được quận Y giải thích lại như trên, em hỏi luật nào thì họ bảo dựa vào nhận xét của CA phường và điều 12 Luật cư trú trú. Trước đó, em đã tìm hiểu kĩ các điều kiện rồi, nghe thế cũng hơi giật mình, nghĩ hay mình nhầm, xin cúp máy và lên mạng luôn. Em tra lại thì Điều 12 đó như sau:
Tức là nó chỉ định nghĩa Nơi cư trú chứ chả phải điều kiện gì. Em biết thừa vì sao có việc như vậy. Em bèn soạn một cái Đơn khiếu nại, trích dẫn đầy đủ điều kiện chuyển hộ khẩu trong trường hợp này và các giấy tờ cần thiết. Em up lên mạng, để chế độ riêng tư và gửi cho Quận Y đọc trước trước khi em gửi chính thức. Một lát sau, Quận nhắn lại đang xem xét và hỏi lại CA phường sở tại về trường hợp này. Hôm sau, bạn xx kia đến nhà em nhưng em bảo đang dịch không tiếp khách. Em thì chả vội, cũng có nhắn Quận là các anh chị cứ từ từ mà làm, cuối năm trả hồ sơ cho tôi cũng được. Em đợi hết cách ly thì sẽ gọi điện hỏi Quận.Điều 12. Nơi cư trú của công dân
1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.
Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.
2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.
II. THỦ TỤC NHẬP HỘ KHẨU (Pháp lý)
Phần này, em viết để cụ nào trong trường hợp em thì có thể tham khảo. Trường hợp của em trai em là con nhập về với mẹ, khác quận/huyện, trong thành phố/tỉnh trực thuộc trung ương. Các trường hợp khác thì các cụ phải dựa vào hướng dẫn, các thứ đều đủ và rõ ràng trên mạng.
Có 2 căn cứ quan trọng:
- Điều 20 về “Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương”, Luật Cư trú 2006 sửa đổi năm 2013;
- Điều 6, Chương II, Thông tư 35/2014/TT-BCA, về "Hồ sơ đăng kí thường trú".
2. Hồ sơ đăng kí thường trúTheo Luật Cư trú 2006 sửa đổi năm 2013, đối với thành phố trực thuộc Trung ương, chỉ có 06 trường hợp được nhập hộ khẩu vào nhà người thân nếu được chủ hộ đồng ý, bao gồm:
- Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
- Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;
- Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
- Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
- Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;
- Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột.
Các trường hợp khác không thuộc 06 trường hợp trên đây không được nhập hộ khẩu về nhà người thân.
Khi đã thỏa mãn điều kiện trên thi ta chuẩn bị hồ sơ:
a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
b) Bản khai nhân khẩu
Các Phiếu a, b, c đều có mẫu trên mạng. Giấy tờ ở mục d thì họ đã ghi cụ thể ở trên.(đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);
c) Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú);
d) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú (sau đây viết gọn là Nghị định số 31/2014/NĐ-CP). Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên; trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố trực thuộc Trung ương phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương.
Trường hợp có quan hệ gia đình là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột chuyển đến ở với nhau; người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng, người khuyết tật mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với người giám hộ thì không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Ủy ban nhân dân cấp xã) về mối quan hệ nêu trên.
3. Các giấy tờ khác
- Vì em trai em nhập về với mẹ, sau đó thì vợ con nó về theo cùng lúc nên cần thêm giấy tờ chứng minh là người thân bao gồm:
- giấy khai sinh chứng minh quan hệ mẹ-con, bố-con;
- giấy kết hôn chứng minh quan hệ vợ-chồng.
- Ngoài giấy tờ trên thì không cần gì khác. Trong Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, mẹ em có ghi Đồng ý cho nhập khẩu và vì thế không cần giấy tờ gì để chứng minh chỗ ở hợp pháp. Phần d Điều 6 ở trên đã ghi rất rõ trường hợp này.
Chúc các cụ tuần mới vui vẻ.
Chỉnh sửa cuối: