Cụ tham quan làm giề, tập trung vào chuyên môn đêIem muốn tham quan chỗ đấy quá. Liệu có được ko cụ? ^_^
Hay muốn than quan để mở gara giống như thế à
Cụ tham quan làm giề, tập trung vào chuyên môn đêIem muốn tham quan chỗ đấy quá. Liệu có được ko cụ? ^_^
Liệu cụ có thể quá bộ vào miền Trung, tận đến Cam Ranh - Khánh Hòa được không chứ iêm thì không thể bê cái "gẩ" í đến nhà cụ được.Iem muốn tham quan chỗ đấy quá. Liệu có được ko cụ? ^_^
Hợp đồng ủy quyền công chứng nếu mà cụ chủ chính (đứng tên ủy quyền lại cho cụ) có mệnh hệ nào phải lên "chầu giời" thì ủy quyền không còn giá trị. Cụ có nguy cơ không chứng minh được đó là tài sản của cụ và nếu đang chạy cụ muốn bán thì khi bán thì cụ không thể ủy quyền chồng phát nữa được.Có cần thiết phải hợp đồng mua bán không hay chỉ cần hợp đồng ủy quyền công chứng thôi.
kinh nghiệm của cụ vừa đơn giản vừa thực tế dễ ứng dụng, thanks cụ nhiềuEm cũng có 2 lạng kinh nghiệm mua xe cũ và quan sát dân buôn xe đến... khám xe em. Chắc chắn không đủ đâu, nhưng em cứ kê ra nhá:
- Kiểm tra hồ sơ: Hỏi ngay đăng ký tư nhân hay công ty. Nếu là công ty thì cụ thêm 10% vào giá.
- Kiểm tra sơn: Xem xe ban ngày, ngoài trời dưới ánh sáng tự nhiên. Nếu yêu cầu chủ xe rửa xe trước khi xem là tốt nhất. Xe sau khi rửa sẽ lên hết màu, khả năng phân biệt những mảng đã tút lại sơn cao hơn, nhìn các vết xước rõ hơn.
- Kiểm tra phần mềm: Các bộ phận làm bằng chất liệu mềm, dẻo như cao su, nhựa dễ xuống cấp, xuống màu nhất. Cụ nên kiểm tra kỹ tấm cao su ốp chân kính lái, nẹp cao su 4 cánh cửa. Nếu không thủng, mòn, rỗ thì xe còn mới (trừ trường hợp nát quá, chủ cũ thay mới).
- Kiểm tra ghế da: Xe đi dưới 5 vạn thì đa phần ghế da (xịn) còn khá cứng, không nhàu, xô, trơ mặt...
- Kiểm tra sơ bộ về máy: Mở nắp capo lên và quan sát máy. Nếu xe của người dùng thông thường, không phải cò lái thì ít khi rửa máy. Máy tốt thường khô ráo, chỉ có một lớp bụi phủ đều trên mặt. Toàn bộ dây điện, ống dẫn bên trong còn gọn gàng, không rách rời, chắp vá. Không có dấu vết của băng dính hay dây thun, hehe.
- Kiểm tra khả năng dính tai nạn: Nếu xe từng gặp tai nạn sẽ có hai khả năng chính xảy ra. Khi bị tông ngang ở cánh cửa, có thể thay được cửa mới, nhưng bộ khung cưả bậc lên xuống sau khi gò lại không bao giờ nuột và chuẩn như cũ, kiểu gì cũng có vết. Nếu xe tông thẳng từ phía trước, nhiều khả năng sẽ bị vặn khung, khi chạy trên đường ở tốc độ chừng 40-50km/h, thả tay lái ra sẽ có hiện tượng lạc tay lái sang 1 bên. Ngay cả khi chỉnh độ chụm thước lái cũng không giải quyết được.
- Kiểm tra khả năng bị ngập nước: Cái này phải đưa vào hãng nâng xe soi gầm xem có vết rỗ, rỉ ở gầm hay không. Còn việc có bị thủy kích thì phải kiểm tra hồ sơ xe theo quá trình bảo hiểm tại hãng. Nếu đưa ra ngoài làm thì chịu.
- Kiểm tra hộp đen của xe: Những xe đời mới thường có hộp đen lưu mọi thông số hoạt động. Khi đưa vào gara sẽ có máy đọc cắm phập một cái vào hộp đen và đọc vèo vèo. Xe bị lỗi ở đâu, thay cái gì, nó báo tuốt tuột.
- Lái kiểm tra: Cái này quan trọng nhất. Đặt giả thiết là cụ chưa thạo mấy thì nên nhờ người nhiều kinh nghiệm lái xe chạy thử, tốt nhất là người đã hoặc đang đi chính loại xe cần thử. Thử chạy ở mọi tốc độ và nhiều địa hình khác nhau, đề pa lên dốc, phi vào đường mấp mô, đạp lút chân ga trên đường cao tốc và lút chân phanh ở một vài tốc độ... để kiểm tra độ bốc của máy, giảm xóc, độ ồn, độ an toàn khi phanh...
- Một vài tiểu tiết: So sánh độ cũ-mới của chìa khóa chính và chìa khóa dự phòng. Xe chạy vài ba vạn thì độ mới của hai chìa gần như không khác biệt. Dân xây dựng, BĐS, dự án... thường chạy xe với mật độ dày đặc nên ít có khả năng xe từ tay các bác này mỗi năm dưới một vạn, vạn rưởi (có phần chủ quan, nhưng cũng là một yếu tố để tham khảo). Cuối cùng, nhiều bác thường đùn cho vợ chạy xe này, ra điều phụ nữ chạy nhẹ nhàng, cẩn thận. Nhưng thực tế thì ngược lại, phản xạ của phụ nữ thường chậm hơn nam giới nên việc xử lý chân ga, chân phanh và đi xe đồng tốc với số thường kém hơn -> ứ tốt cho xe.
E dự là ngã tư lê trọng tấn, trường chinh,Iem muốn tham quan chỗ đấy quá. Liệu có được ko cụ? ^_^