Nói thẳng là chủ đầu tư lắt léo thì mới chọn hình thức góp vốn hoặc vay vốn. Đúng ra phải tuân thủ luật, xây đến cos 0 mới được bán. Nó chứng tỏ cả tư cách lẫn tiềm lực tài chính, không cần mượn vốn của người khác.
Tốt nhất là dự án nào đã ra HD mua bán rồi thì mua.
Còn những dự án dùng hình thức vay vốn, có thể đặt nghi ngờ rằng không ít suất mua trong đó là những chủ sàn BDS, các công ty môi giới. Vì sao? Chính họ là những người gắn liền quyền lợi với các căn hộ giữ chỗ đó. Ôm lại, sau đó phân phối bán lại. Vậy thì hà cớ gì mà không cho một chủ đầu tư uy tín nhường kia "vay vốn".
Và vốn có phải của họ đâu. Đứng ra là ngân hàng cho vay tới 65% giá trị căn hộ cơ mà.
Nhìn vào đường đi của vốn thì có thể đoán phần nào cơ cấu 1500 căn có bao nhiêu là nhà đầu tư thực thụ (bằng vốn tự có, ví dụ để làm của để dành, để cho thuê), bao nhiêu người mua để cho mình ở, và bao nhiêu nhà đầu tư bằng tiền người khác.
Và vì sao giá gốc căn hộ cao, 1 phần đã được tính toán trong chi phí cơ hội và chi phí tiền vay ngân hàng nêu trên.
Nguồn tiền thứ 3 sẽ dồi dào tới năm thứ 3 của dự án, khi đó 65% nợ kia sẽ đáo hạn (0% lãi). Và một làn sóng bán cắt lỗ sẽ xuất hiện (vì có bao nhiêu người thực đủ tài chính trả nốt cả phần 65% kia?).
Năm 2018-2019 nếu cứ duy trì đà bung dự án ra như hiện nay, nhà sẽ thừa và tài chính sẽ còn eo hẹp. Căn hộ tầm 7-12 tỷ như Liễu Giai không dễ bán, không dễ cho thuê, và như vậy sẽ khó tăng giá như quảng cáo của các sàn và chủ ĐT.
Luật KDBDS 2015 mới cấm huy đống vốn trả bằng hiện vật cụ nhé, tức là góp vốn ấy, chỉ cho phép trả bằng tiền, tức là HĐ vay vốn.
Dân Nhật họ thích khu vực trung tâm nhưng yên tĩnh, quản lý tốt. Bây giờ Lancaster là lựa chọn tối ưu. Vin Liễu Giai với 1500 căn, 3 mặt tiền, nhiều dịch vụ tiện ích e rằng khó là lựa chọn cho Nhật lùn. Tuy vậy, có 1 tòa VP trong tổ hợp và các tòa VP Lotte, Deawoo bên kia đường nên khách thuê sẽ nhiều, đa dạng hơn, ko chỉ tập trung vào khách Nhật.