- Biển số
- OF-588604
- Ngày cấp bằng
- 6/9/18
- Số km
- 200
- Động cơ
- 135,900 Mã lực
- Tuổi
- 28
Bạn mới chập chững bước vào thị trường, bạn nghĩ rằng muốn đầu tư chứng khoán chỉ cần có tiền, rồi chọn mua lấy một hai cổ phiếu tốt, đợi giá tăng lên rồi bán, đơn giản chỉ có vậy. Nhưng đáng tiếc rằng, thực tế không dễ dàng như vậy, nhiều người đã phải trả học phí cho thị trường để học được bài học rằng mua cổ phiếu không phải chỉ đặt lệnhBảng giá điện tử giờ đây là công cụ của bầy sói để thịt những chú cừu béo, nên nếu bạn không muốn bị thịt thì bạn phải trưởng thành hơn trong giao dịch chứng khoán, tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn để tránh những cạm bẫy. Vì chứng khoán bây giờ sẽ khó đấy, tương lai sẽ là cuộc chơi của các tổ chức, chỉ những trader chuyên nghiệp mới kiếm được tiền.
1.Kinh nghiệm đặt mua chứng khoán, trong giao dịch mua bạn cần chú ý
- Mua thấp: không phải là mua giá rẻ, có nghĩa là kiên nhẫn khi mua, tránh việc đuổi giá. Trước khi mua cần đặt ra kỷ luật cho mình trước tiên. Ví dụ: bạn sẽ mua khi cổ phiếu đang trải qua một giai đoạn điều chỉnh hay mua khi giá tăng bứt phá khỏi vùng giá tích lũy.
- Tránh mua chỉ vì: “Anh thấy mấy đứa bạn anh cũng mua”. Mua một cổ phiếu phải có lý do hợp lý, chứ không phải thấy ai đó nói cổ phiếu này hot, cổ phiếu kia hay là lao vào mua mà chẳng biết cổ phiếu đó thuộc công ty nào, thuộc ngành nào, kết quả làm ăn ra sao, mua theo cảm tính là kẻ thù các nhà đầu tư.
2.Mua, nhưng mua bao nhiêu?
- Đa số các nhà đầu tư cá nhân thường mắc một lỗi trong giao dịch là mua một phát hết luôn, mua một phiên hết luôn. Có thể là họ tham quá khi thấy giá giảm nhưng cũng có thể là họ còn thiếu kinh nghiệm trong giao dịch. Giả sử bạn mua xong, chứng khoán vẫn lao dốc giảm nữa, 3 phiên liên tiếp chẳng hạn, mà bạn đã mua 1 phiên hết tiền có phải bạn gặp bất lợi không? Tức là vừa mua xong đã lỗ, và phải đợi 3 phiên tăng liên tiếp thì mới hòa vốn.
- Lời khuyên nhẹ nhàng ở đây là các bạn chia số tiền mình ra, mua thành nhiều lần. Giả sử bạn có 100tr muốn đầu tư vào mã VCB chẳng hạn, lần đầu bạn mua 50tr, nếu giá tiếp tục tăng như kỳ vọng thì lần thứ 2 mua 30tr, giá tiếp tục tăng thì lần thứ 3 mua nốt số tiền còn lại, giống như bạn đang xây kim tự tháp vậy. Tất nhiên số lượng mua phụ thuộc vào cách bạn cảm nhận thị trường, đừng máy móc.
3. Kinh nghiệm đặt bán chứng khoản, bạn nên đặt bán khi giao dịch như sau
- Chia nhỏ chứng khoán ra và đặt bán tại từng mốc giá khác nhau, đừng có tham và nghĩ rằng bán hết được tại mức giá trần. Giờ traders khôn lắm, không ai mua giá trần nhiều cho bạn đâu
- Không nên bán hết trong 1 phiên mà chia ra bán mỗi phiên một ít
- Số lượng bán mỗi phiên tùy thuộc vào nhận định của bạn về thị trường, ví dụ bạn nhận định thị trường sẽ còn tăng mạnh thì chỉ bán chốt lời 15%, số còn lại để giá tăng nữa còn bán hết..
Hi vọng bài viết của em sẽ giúp các bác mới vào thị trường có được chút ít kinh nghiệm để hạn chế học phí cho thị trường nhé
1.Kinh nghiệm đặt mua chứng khoán, trong giao dịch mua bạn cần chú ý
- Mua thấp: không phải là mua giá rẻ, có nghĩa là kiên nhẫn khi mua, tránh việc đuổi giá. Trước khi mua cần đặt ra kỷ luật cho mình trước tiên. Ví dụ: bạn sẽ mua khi cổ phiếu đang trải qua một giai đoạn điều chỉnh hay mua khi giá tăng bứt phá khỏi vùng giá tích lũy.
- Tránh mua chỉ vì: “Anh thấy mấy đứa bạn anh cũng mua”. Mua một cổ phiếu phải có lý do hợp lý, chứ không phải thấy ai đó nói cổ phiếu này hot, cổ phiếu kia hay là lao vào mua mà chẳng biết cổ phiếu đó thuộc công ty nào, thuộc ngành nào, kết quả làm ăn ra sao, mua theo cảm tính là kẻ thù các nhà đầu tư.
2.Mua, nhưng mua bao nhiêu?
- Đa số các nhà đầu tư cá nhân thường mắc một lỗi trong giao dịch là mua một phát hết luôn, mua một phiên hết luôn. Có thể là họ tham quá khi thấy giá giảm nhưng cũng có thể là họ còn thiếu kinh nghiệm trong giao dịch. Giả sử bạn mua xong, chứng khoán vẫn lao dốc giảm nữa, 3 phiên liên tiếp chẳng hạn, mà bạn đã mua 1 phiên hết tiền có phải bạn gặp bất lợi không? Tức là vừa mua xong đã lỗ, và phải đợi 3 phiên tăng liên tiếp thì mới hòa vốn.
- Lời khuyên nhẹ nhàng ở đây là các bạn chia số tiền mình ra, mua thành nhiều lần. Giả sử bạn có 100tr muốn đầu tư vào mã VCB chẳng hạn, lần đầu bạn mua 50tr, nếu giá tiếp tục tăng như kỳ vọng thì lần thứ 2 mua 30tr, giá tiếp tục tăng thì lần thứ 3 mua nốt số tiền còn lại, giống như bạn đang xây kim tự tháp vậy. Tất nhiên số lượng mua phụ thuộc vào cách bạn cảm nhận thị trường, đừng máy móc.
3. Kinh nghiệm đặt bán chứng khoản, bạn nên đặt bán khi giao dịch như sau
- Chia nhỏ chứng khoán ra và đặt bán tại từng mốc giá khác nhau, đừng có tham và nghĩ rằng bán hết được tại mức giá trần. Giờ traders khôn lắm, không ai mua giá trần nhiều cho bạn đâu
- Không nên bán hết trong 1 phiên mà chia ra bán mỗi phiên một ít
- Số lượng bán mỗi phiên tùy thuộc vào nhận định của bạn về thị trường, ví dụ bạn nhận định thị trường sẽ còn tăng mạnh thì chỉ bán chốt lời 15%, số còn lại để giá tăng nữa còn bán hết..
Hi vọng bài viết của em sẽ giúp các bác mới vào thị trường có được chút ít kinh nghiệm để hạn chế học phí cho thị trường nhé