Chào các bác,
Nhà em lâu nay chưa có đóng góp gì, nay có vụ việc mà mình là người trong cuộc nên kể lại để các bác tham khảo về cách làm việc với CSGT. Các bác cứ đọc đơn Khiếu nại của em là rõ sự việc. Sau 7 ngày bị tạm giữ GPLX, em mang đơn kèm theo 1 số ảnh chụp được những xe khác đỗ ở vị trí tương tự chụp được trong tuần lên Đội 3. Ở đây họ đã làm đầy đủ hồ sơ, chỉ chờ nhà em nộp phạt. Em không chịu, chìa đơn ra. Mất một buổi sáng chờ Đội trưởng về Giải quyết. Sau khi đội trưởng phê (vào tờ giấy vàng), đội phó phê vào 1 tờ giấy trắng, gắn kèm vào hồ sơ, em lấy bằng lái về, không nộp phạt đồng nào các bác nhé. Ban đầu họ dọa em Nộp 800K và giữ bằng 30 ngày theo NĐ 34 NĐ-CP.
Chúc các bác vui vẻ.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
Hà nội ngày 27/3/2011
Kính gửi: Ông Đội Trưởng Đội Cảnh sát Giao thông số 3 (Quận Đống Đa)
Ông Nguyễn Duy Ngọc, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Công an TP Hà Nội
ĐƠN KHIẾU NẠI
Tôi là TVK, sinh ngày ………..., số CMND ………….., trú tại …………………….khiếu nại về Xử lý của CSGT (Trung tá NKC, Đội CSGT số 3) như sau:
Ngày Chủ nhật, 20/3/2011, tôi tạm dừng xe ô tô 7 chỗ, biển KS 29V …… tại đường Nguyễn Chí Thanh (khoảng số 56 Nguyễn Chí Thanh). Tôi (lái xe) vẫn ngồi trên xe, thắt dây an toàn, bật xi nhan báo tạm dừng, máy xe vẫn nổ, trên xe còn người nhà vẫn ngồi.
Khi đó có một CSGT (biển tên ghi NKC), đỗ xe máy trước xe, sờ tay lên nắp capo rồi yêu cầu tôi xuống xe xuất trình giấy tờ. Sau khi kiểm tra giấy tờ (hoàn toàn hợp lệ), Đ/c CSGTtrả lại những giấy tờ khác trừ Giấy phép lái xe và Đăng ký xe ô tô nói trên. Đ/c CSGT cho rằng tôi đã đỗ xe ở nơi đường bộ giao nhau. Tôi phản đối, vì tôi chỉ tạm dừng. Sau khi kiểm tra lại (chắc chắc xe vẫn nổ máy), đ/c CSGT dứt khoát lập biên bản và ghi nội dung xử phạt lỗi “Dừng xe nơi đường bộ giao nhau (điểm mở 56)”. Ban đầu tôi dứt khoát không ký vào biên bản vì cho rằng mình không vi phạm Luật Giao thông. Thấy vậy, đ/c CSGT yêu cầu tôi nộp lại những giấy tờ vừa trả lại, sau đó cất vào túi quần (trước đó đ/c đã cất Giấy phép lái xe của tôi vào túi áo). Tôi phản đối vì cho rằng khi chưa xử lý xong, CSGT chưa thể tịch thu giấy tờ, hơn nữa lại cho vào “túi quần”, không phải là nơi cất giữ tang vật xử phạt vi phạm hành chính. Đ/c CSGT đành phải bỏ giấy tờ của tôi ra ngoài trước thái độ dứt khoát của tôi.
Sau đó, vì vội đi giải quyết công việc, tôi ký vào biên bản, dù không đồng ý với cách giải quyết. Tuy nhiên, tôi đã viết rõ ý kiến của tôi: “Không đồng ý với cách xử lý của CSGT”. Khi tôi viết những chữ này vào, đồng chí CSGT lại tỏ ra do dự, nhất định không trả biên bản cho tôi, trong khi tôi dứt khoát yêu cầu trả lại biên bản (vì cho rằng đó là quyền lợi hợp pháp của mình). Sau hơn nửa giờ đồng hồ, đồng chí CSGT mới trả lại biên bản cho tôi rồi bỏ đi.
Trong sự việc này, tôi yêu cầu lãnh đạo Đội CSGT số 3 trả lời rõ những vấn đề mà tôi nêu dưới đây và trả lại quyền cũng như danh dự cá nhân của tôi, với tư cách là một công dân:
1. Biên bản xử lý vi phạm có một số điểm không đúng sự thật hoặc không rõ ràng:
a. Lúc lập biên bản chỉ có 1 đ/c NKC chứ không có thiếu úy ĐNP như trong biên bản. Sau này mới có thêm 2 đ/c CSGT khác mà tôi không nhớ họ tên.
b. Biên bản ghi lỗi "Dừng xe tại nơi đường bộ giao nhau (điểm mở 56 Nguyễn Chí Thanh). Xin hỏi Luật Giao thông định nghĩa thế nào là đường bộ giao nhau? Địa điểm dừng xe là điểm mở trên đường Nguyễn Chí Thanh, không hề có đường bộ hay đường sắt cắt ngang. Theo Luật Giao thông Đường bộ cũng như về mặt hình học, không thể coi đây là “nơi đường bộ (hay đường lộ) giao nhau”.
2. Cách thức và thái độ của CSGT khi xử lý:
a. Sau khi kiểm tra giấy tờ, CSGT cất ngay Giấy phép lái xe và Đăng ký xe ô tô của tôi (khi chưa lập biên bản). Theo hiểu biết nông cạn của tôi, điều này không đúng nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính (Tôi không phải là tội phạm, cũng không có ý định bỏ trốn; khi chưa lập biên bản, đó vẫn là tài sản hợp pháp của tôi).
b. Khi tôi còn đang giải trình, chưa đồng ý ký biên bản: Thu lại tất cả giấy tờ (trước đó đã kiểm tra và trả lại, chỉ giữ bằng lái), nhét vào túi quần (bằng lái cho vào túi áo). Theo tôi hiểu, giấy tờ của lái xe được coi là tang vật của việc vi phạm hành chính, phải được cất giữ và để đúng nơi quy định (không phải những nơi như túi quần của CSGT).
c. Khi đương sự đồng ý ký biên bản (và ghi ý kiến: không đồng ý với cách xử lý của CSGT), đ/c CSGT nhất định không trả lại biên bản xử phạt, mặc dù người vi phạm đã chấp nhận bị giữ bằng lái để đi tiếp. Chỉ trả lại sau gần 1h đông hồ, khi đương sự kiên quyết không chấp nhận bị giữ cả bằng lái và biên bản), trước sự chứng kiến của nhiều người dân.
3. Nói năng không đúng mực
Trong quá trình xử lý, CSGT có những lời lẽ không đúng mực, coi thường công dân như “chú lý luận kiều người Mèo”, “anh lên xe tôi áp giải về đồn”…)
4. Mục tiêu của việc thi hành luật là để người dân tự nguyện chấp hành luật và đảm bảo giao thông thông suốt trên đường. Tôi chỉ tạm dừng mấy phút. Nhưng khi xử lý thì xe của tôi đứng đó cả tiếng đồng hồ, còn CSGT thì bảo "anh đang xử lý, cứ để đó". Phải chăng CSGT cho mình cái quyền làm cản trở giao thông đó, còn người vi phạm thì phải nộp phạt????
5. Cũng quãng đường đó, buổi tối người dừng xe đón con học ở 52 Nguyễn Chí Thanh rất nhiều (cả ô tô, xe máy), hầu như hôm nào cũng gây tắc đường thì không hề có CSGT nào xuất hiện. Tuần vừa qua tôi quan sát thấy rất nhiều dừng, đỗ ở cùng vị trí đó không hề thấy ai nhắc nhở (có ảnh đi kèm). Phải chăng việc thi hành luật, số ai đen thì phải chịu?
Thiết nghĩ, Luật pháp sinh ra nhằm hướng đến một xã hội tốt đẹp hơn. Luật Giao thông 2008 cũng chỉ coi người vi phạm là vi phạm hành chính (dù cố tình hay vô ý). Nhiệm vụ của CSGT, trước hết là đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn, sau đó mới đến nhắc nhở, xử lý vi phạm để tạo thói quen tuân thủ pháp luật cho người dân. Nếu CSGT chỉ chú tâm vào việc phạt mà quên đi các mục tiêu khác, liệu người dân chúng tôi có còn tin tưởng vào lực lượng cảnh sát nữa hay không?
Người đứng đơn
TVK
Nhà em lâu nay chưa có đóng góp gì, nay có vụ việc mà mình là người trong cuộc nên kể lại để các bác tham khảo về cách làm việc với CSGT. Các bác cứ đọc đơn Khiếu nại của em là rõ sự việc. Sau 7 ngày bị tạm giữ GPLX, em mang đơn kèm theo 1 số ảnh chụp được những xe khác đỗ ở vị trí tương tự chụp được trong tuần lên Đội 3. Ở đây họ đã làm đầy đủ hồ sơ, chỉ chờ nhà em nộp phạt. Em không chịu, chìa đơn ra. Mất một buổi sáng chờ Đội trưởng về Giải quyết. Sau khi đội trưởng phê (vào tờ giấy vàng), đội phó phê vào 1 tờ giấy trắng, gắn kèm vào hồ sơ, em lấy bằng lái về, không nộp phạt đồng nào các bác nhé. Ban đầu họ dọa em Nộp 800K và giữ bằng 30 ngày theo NĐ 34 NĐ-CP.
Chúc các bác vui vẻ.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
Hà nội ngày 27/3/2011
Kính gửi: Ông Đội Trưởng Đội Cảnh sát Giao thông số 3 (Quận Đống Đa)
Ông Nguyễn Duy Ngọc, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Công an TP Hà Nội
ĐƠN KHIẾU NẠI
Tôi là TVK, sinh ngày ………..., số CMND ………….., trú tại …………………….khiếu nại về Xử lý của CSGT (Trung tá NKC, Đội CSGT số 3) như sau:
Ngày Chủ nhật, 20/3/2011, tôi tạm dừng xe ô tô 7 chỗ, biển KS 29V …… tại đường Nguyễn Chí Thanh (khoảng số 56 Nguyễn Chí Thanh). Tôi (lái xe) vẫn ngồi trên xe, thắt dây an toàn, bật xi nhan báo tạm dừng, máy xe vẫn nổ, trên xe còn người nhà vẫn ngồi.
Khi đó có một CSGT (biển tên ghi NKC), đỗ xe máy trước xe, sờ tay lên nắp capo rồi yêu cầu tôi xuống xe xuất trình giấy tờ. Sau khi kiểm tra giấy tờ (hoàn toàn hợp lệ), Đ/c CSGTtrả lại những giấy tờ khác trừ Giấy phép lái xe và Đăng ký xe ô tô nói trên. Đ/c CSGT cho rằng tôi đã đỗ xe ở nơi đường bộ giao nhau. Tôi phản đối, vì tôi chỉ tạm dừng. Sau khi kiểm tra lại (chắc chắc xe vẫn nổ máy), đ/c CSGT dứt khoát lập biên bản và ghi nội dung xử phạt lỗi “Dừng xe nơi đường bộ giao nhau (điểm mở 56)”. Ban đầu tôi dứt khoát không ký vào biên bản vì cho rằng mình không vi phạm Luật Giao thông. Thấy vậy, đ/c CSGT yêu cầu tôi nộp lại những giấy tờ vừa trả lại, sau đó cất vào túi quần (trước đó đ/c đã cất Giấy phép lái xe của tôi vào túi áo). Tôi phản đối vì cho rằng khi chưa xử lý xong, CSGT chưa thể tịch thu giấy tờ, hơn nữa lại cho vào “túi quần”, không phải là nơi cất giữ tang vật xử phạt vi phạm hành chính. Đ/c CSGT đành phải bỏ giấy tờ của tôi ra ngoài trước thái độ dứt khoát của tôi.
Sau đó, vì vội đi giải quyết công việc, tôi ký vào biên bản, dù không đồng ý với cách giải quyết. Tuy nhiên, tôi đã viết rõ ý kiến của tôi: “Không đồng ý với cách xử lý của CSGT”. Khi tôi viết những chữ này vào, đồng chí CSGT lại tỏ ra do dự, nhất định không trả biên bản cho tôi, trong khi tôi dứt khoát yêu cầu trả lại biên bản (vì cho rằng đó là quyền lợi hợp pháp của mình). Sau hơn nửa giờ đồng hồ, đồng chí CSGT mới trả lại biên bản cho tôi rồi bỏ đi.
Trong sự việc này, tôi yêu cầu lãnh đạo Đội CSGT số 3 trả lời rõ những vấn đề mà tôi nêu dưới đây và trả lại quyền cũng như danh dự cá nhân của tôi, với tư cách là một công dân:
1. Biên bản xử lý vi phạm có một số điểm không đúng sự thật hoặc không rõ ràng:
a. Lúc lập biên bản chỉ có 1 đ/c NKC chứ không có thiếu úy ĐNP như trong biên bản. Sau này mới có thêm 2 đ/c CSGT khác mà tôi không nhớ họ tên.
b. Biên bản ghi lỗi "Dừng xe tại nơi đường bộ giao nhau (điểm mở 56 Nguyễn Chí Thanh). Xin hỏi Luật Giao thông định nghĩa thế nào là đường bộ giao nhau? Địa điểm dừng xe là điểm mở trên đường Nguyễn Chí Thanh, không hề có đường bộ hay đường sắt cắt ngang. Theo Luật Giao thông Đường bộ cũng như về mặt hình học, không thể coi đây là “nơi đường bộ (hay đường lộ) giao nhau”.
2. Cách thức và thái độ của CSGT khi xử lý:
a. Sau khi kiểm tra giấy tờ, CSGT cất ngay Giấy phép lái xe và Đăng ký xe ô tô của tôi (khi chưa lập biên bản). Theo hiểu biết nông cạn của tôi, điều này không đúng nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính (Tôi không phải là tội phạm, cũng không có ý định bỏ trốn; khi chưa lập biên bản, đó vẫn là tài sản hợp pháp của tôi).
b. Khi tôi còn đang giải trình, chưa đồng ý ký biên bản: Thu lại tất cả giấy tờ (trước đó đã kiểm tra và trả lại, chỉ giữ bằng lái), nhét vào túi quần (bằng lái cho vào túi áo). Theo tôi hiểu, giấy tờ của lái xe được coi là tang vật của việc vi phạm hành chính, phải được cất giữ và để đúng nơi quy định (không phải những nơi như túi quần của CSGT).
c. Khi đương sự đồng ý ký biên bản (và ghi ý kiến: không đồng ý với cách xử lý của CSGT), đ/c CSGT nhất định không trả lại biên bản xử phạt, mặc dù người vi phạm đã chấp nhận bị giữ bằng lái để đi tiếp. Chỉ trả lại sau gần 1h đông hồ, khi đương sự kiên quyết không chấp nhận bị giữ cả bằng lái và biên bản), trước sự chứng kiến của nhiều người dân.
3. Nói năng không đúng mực
Trong quá trình xử lý, CSGT có những lời lẽ không đúng mực, coi thường công dân như “chú lý luận kiều người Mèo”, “anh lên xe tôi áp giải về đồn”…)
4. Mục tiêu của việc thi hành luật là để người dân tự nguyện chấp hành luật và đảm bảo giao thông thông suốt trên đường. Tôi chỉ tạm dừng mấy phút. Nhưng khi xử lý thì xe của tôi đứng đó cả tiếng đồng hồ, còn CSGT thì bảo "anh đang xử lý, cứ để đó". Phải chăng CSGT cho mình cái quyền làm cản trở giao thông đó, còn người vi phạm thì phải nộp phạt????
5. Cũng quãng đường đó, buổi tối người dừng xe đón con học ở 52 Nguyễn Chí Thanh rất nhiều (cả ô tô, xe máy), hầu như hôm nào cũng gây tắc đường thì không hề có CSGT nào xuất hiện. Tuần vừa qua tôi quan sát thấy rất nhiều dừng, đỗ ở cùng vị trí đó không hề thấy ai nhắc nhở (có ảnh đi kèm). Phải chăng việc thi hành luật, số ai đen thì phải chịu?
Thiết nghĩ, Luật pháp sinh ra nhằm hướng đến một xã hội tốt đẹp hơn. Luật Giao thông 2008 cũng chỉ coi người vi phạm là vi phạm hành chính (dù cố tình hay vô ý). Nhiệm vụ của CSGT, trước hết là đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn, sau đó mới đến nhắc nhở, xử lý vi phạm để tạo thói quen tuân thủ pháp luật cho người dân. Nếu CSGT chỉ chú tâm vào việc phạt mà quên đi các mục tiêu khác, liệu người dân chúng tôi có còn tin tưởng vào lực lượng cảnh sát nữa hay không?
Người đứng đơn
TVK
Chỉnh sửa cuối: