Một vài cơn mưa lớn tại Hà Nội và TP.HCM đã làm đường xá trở nên úng ngập, dưới đây là những kinh nghiệm để có thể lái xe an toàn lội qua những vùng nước ngập.
Lội nước là một kỹ năng quan trọng của ô tô, đặc biệt là ở Việt Nam, khi mà chỉ cần một vài cơn mưa lớn là đường xá đã úng ngập như sông.
Vì vậy nếu không nắm được kĩ năng này, nhiều người sẽ gặp cảnh chết máy khi đang lội nước, và mắc phải những sai lầm làm hỏng nặng chiếc xe của mình.
Phán đoán độ sâu của nước
Biết người biết ta trăm trận trăm thắng. Đầu tiên bạn phải nắm được xe mình có gầm cao hay thấp. Nếu là chiếc sedan thông thường, khoảng sáng gầm sẽ khoảng 16-18 cm, còn xe 2 cầu có gầm cao hơn, khoảng sáng từ 20-25cm và đương nhiên cũng lội nước tốt hơn.
Chiếc xe có thể lội an toàn với mực nước ngang với tâm bánh xe, và điều kiện đường xá tốt, không bị xe đi ngược chiều hất nước vào.
Sở dĩ mực nước đó là an toàn, bởi ống hút gió các xe thường ngang với nắp capo, nên với mức nước trên nước vẫn chưa tới được ống hút gió, còn một khi nước đã tràn vào đây tức là động cơ đã bị ngập nước do ống hút gió hút mạnh nước vào bên trong.
Hãy quan sát những chiếc xe đi trước, thân cây, vỉa hè... để đoán xem liệu chiếc xe của mình có thể lội qua được không. Hãy để ý và dự đoán vị trí bánh xe của mình sẽ lăn qua, liệu đã phải là chỗ nông nhất chưa, đường Việt Nam thường làm cao ở giữa và độ dốc khá lớn sang 2 bên.
Cần quan sát kỹ những xe đã đi trước, để tránh những ổ trâu ổ gà, những chỗ gồ ghề có thể làm ảnh hưởng tới việc lội nước của bạn. Đặc biệt để ý tới những hố ga, bởi nếu xe bạn sa bánh xuống thì chỉ còn nước gọi cứu hộ.
Bình tĩnh, tự tin, đúng kỹ thuật
Vội vàng khi lái xe lội nước sẽ chỉ khiến bạn mắc sai lầm. Sau khi đã dự tính chiếc xe có thể lội qua vùng nước ngập, hãy lấy lại tự tin và bình tĩnh để cầm lái.
Hãy nhớ đi đúng con đường bạn đã dự kiến cho xe lội, và quan sát xem liệu có chướng ngại vật gì khiến bạn phải dừng lại khi đang lội nước ko, như đèn đỏ, người đi xe máy xe đạp, người lội nước, người chết máy... Nếu có, hãy bình tĩnh đợi, khi đường đang ngập úng các xe sau cũng sẽ hiểu là không thể vội vàng được và phần lớn sẽ không bấm còi thúc giục bạn vượt qua.
Tắt hết hệ thống điện có trong xe như điều hòa, radio, VCD... để động cơ có được sức mạnh tối đa. Khi bạn lội nước, kỹ thuật đóng vai trò quan trọng.
Cùng với khả năng phán đoán và dự đoán trước đường đi, hãy lái xe từ từ qua vùng nước ngập. Hãy nhớ, không được thốc mạnh ga, mỗi lần thốc ga của bạn sẽ khiến gió hút vào mạnh hơn, và hút cả nước vào động cơ. Hãy đi ở tốc độ vừa phải, số thấp, ga đều và không quá chậm, vòng tua máy từ 1500 tới 2000 vòng/ phút là ổn.
Nếu là xe số sàn, bạn chạy số 1 hoặc số 2 là ổn. Nếu là xe số tự động, hãy cài chế độ số thấp để lội nước.
Làm gì nếu xe chết máy
Trong nhiều trường hợp, dù bạn đã đi rất đúng kỹ thuật nhưng những sự cố bất ngờ khiến bạn phải dừng xe khi đang lội nước, hoặc bạn vô tình đuối ga, hay quá ga, chập điện... khiến nước vào động cơ và xe chết máy. Lúc này, hãy hết sức bình tĩnh tắt chìa khóa điện.
Tuyệt đối không được khởi động lại xe, khi bạn khởi động lại, nước sẽ tràn mạnh vào động cơ và bị nén, gây hiện tượng thủy kích, khiến cong tay biên, gãy tay biên hay vỡ lốc máy, chi phí sửa chữa sẽ hết sức tốn kém.
Hãy cố gắng đẩy xe ra khỏi vùng ngập nước, hoặc gọi cứu hộ khẩn cấp (hãy tiếp tục kiên nhẫn vì cứu hộ thường đến rất lâu, vì khi thành phố ngập tức là không chỉ xe bạn bị chết máy).
Sau khi lội nước
Kể cả khi xe bạn không chết máy và bạn thành công lội qua, nước chắc chắn vẫn nằm đâu đó trong chiếc xe của bạn, nên hãy tiếp tục di chuyển khoảng 5-10p phút nữa hoặc để xe nổ máy và đừng tắt động cơ ngay sau khi lội nước để nước xong xe thoát – bốc hơi ra ngoài.
Mang xe đi bảo dưỡng, thay dầu, bôi trơn lại ổ truc chiếc xe của bạn ngay khi có thể sau khi lội nước.nước mưa sẽ ăn mòn chiếc xe của bạn nhanh chóng nếu không được chăm sóc nhanh chóng và kỹ lưỡng sau đó.
Những 'chiến thuật' khác
Nếu bạn tự tin vào hệ thống điện kín kẽ, chống nước và ít bị chập, có thể biến chiếc xe của bạn thành một tàu ngầm lội nước.
Nối cao ống xả và ống hút gió lên quá đầu xe, để nước không thể chạm tới là cách những chiếc xe off-road hay dùng, bạn hoàn toàn có thể sử dụng để nâng cấp chiếc xe của mình thành xe lội nước.
Hãy nhớ những phần ngập nước còn lại phải được bọc kín để đảm bảo an toàn.
Độ lại ống hút gió, ống xả lên cao để lội nước.
Lùi xe qua đường ngập nước lại là cách mà cánh lái xe Trường Sơn để lại, vẫn còn có ích cho đến ngày hôm nay.
Lái xe lùi sẽ khiến mực nước ở phần đầu xe thấp, không bị nước tràn vào ống hút gió hay làm chập hệ thống điện. Nước ngập càng sâu thì bạn cần phải lái lùi xe càng nhanh để mực nước ở đầu xe hạ thấp xuống. Việc lái xe lùi lội nước đòi hỏi kỹ năng lái lùi phải cực chắc tay, cùng với sự bình tĩnh và liều lĩnh.
Dù gì, chiếc xế hộp được thiết kế để đi trên đường chứ không phải là một phương tiện giao thông đường thủy, nên không nên mạo hiểm quá mức để tốn kém chi phí sửa chữa hay thậm chí biến chiếc xe của bạn thành đống sắt vụn khi dạo chơi với Thủy Thần.
Chúc đóng góp hy vọng không dư thừa.
Lội nước là một kỹ năng quan trọng của ô tô, đặc biệt là ở Việt Nam, khi mà chỉ cần một vài cơn mưa lớn là đường xá đã úng ngập như sông.
Vì vậy nếu không nắm được kĩ năng này, nhiều người sẽ gặp cảnh chết máy khi đang lội nước, và mắc phải những sai lầm làm hỏng nặng chiếc xe của mình.
Phán đoán độ sâu của nước
Biết người biết ta trăm trận trăm thắng. Đầu tiên bạn phải nắm được xe mình có gầm cao hay thấp. Nếu là chiếc sedan thông thường, khoảng sáng gầm sẽ khoảng 16-18 cm, còn xe 2 cầu có gầm cao hơn, khoảng sáng từ 20-25cm và đương nhiên cũng lội nước tốt hơn.
Chiếc xe có thể lội an toàn với mực nước ngang với tâm bánh xe, và điều kiện đường xá tốt, không bị xe đi ngược chiều hất nước vào.
Sở dĩ mực nước đó là an toàn, bởi ống hút gió các xe thường ngang với nắp capo, nên với mức nước trên nước vẫn chưa tới được ống hút gió, còn một khi nước đã tràn vào đây tức là động cơ đã bị ngập nước do ống hút gió hút mạnh nước vào bên trong.
Hãy quan sát những chiếc xe đi trước, thân cây, vỉa hè... để đoán xem liệu chiếc xe của mình có thể lội qua được không. Hãy để ý và dự đoán vị trí bánh xe của mình sẽ lăn qua, liệu đã phải là chỗ nông nhất chưa, đường Việt Nam thường làm cao ở giữa và độ dốc khá lớn sang 2 bên.
Cần quan sát kỹ những xe đã đi trước, để tránh những ổ trâu ổ gà, những chỗ gồ ghề có thể làm ảnh hưởng tới việc lội nước của bạn. Đặc biệt để ý tới những hố ga, bởi nếu xe bạn sa bánh xuống thì chỉ còn nước gọi cứu hộ.
Bình tĩnh, tự tin, đúng kỹ thuật
Vội vàng khi lái xe lội nước sẽ chỉ khiến bạn mắc sai lầm. Sau khi đã dự tính chiếc xe có thể lội qua vùng nước ngập, hãy lấy lại tự tin và bình tĩnh để cầm lái.
Hãy nhớ đi đúng con đường bạn đã dự kiến cho xe lội, và quan sát xem liệu có chướng ngại vật gì khiến bạn phải dừng lại khi đang lội nước ko, như đèn đỏ, người đi xe máy xe đạp, người lội nước, người chết máy... Nếu có, hãy bình tĩnh đợi, khi đường đang ngập úng các xe sau cũng sẽ hiểu là không thể vội vàng được và phần lớn sẽ không bấm còi thúc giục bạn vượt qua.
Tắt hết hệ thống điện có trong xe như điều hòa, radio, VCD... để động cơ có được sức mạnh tối đa. Khi bạn lội nước, kỹ thuật đóng vai trò quan trọng.
Cùng với khả năng phán đoán và dự đoán trước đường đi, hãy lái xe từ từ qua vùng nước ngập. Hãy nhớ, không được thốc mạnh ga, mỗi lần thốc ga của bạn sẽ khiến gió hút vào mạnh hơn, và hút cả nước vào động cơ. Hãy đi ở tốc độ vừa phải, số thấp, ga đều và không quá chậm, vòng tua máy từ 1500 tới 2000 vòng/ phút là ổn.
Nếu là xe số sàn, bạn chạy số 1 hoặc số 2 là ổn. Nếu là xe số tự động, hãy cài chế độ số thấp để lội nước.
Làm gì nếu xe chết máy
Trong nhiều trường hợp, dù bạn đã đi rất đúng kỹ thuật nhưng những sự cố bất ngờ khiến bạn phải dừng xe khi đang lội nước, hoặc bạn vô tình đuối ga, hay quá ga, chập điện... khiến nước vào động cơ và xe chết máy. Lúc này, hãy hết sức bình tĩnh tắt chìa khóa điện.
Tuyệt đối không được khởi động lại xe, khi bạn khởi động lại, nước sẽ tràn mạnh vào động cơ và bị nén, gây hiện tượng thủy kích, khiến cong tay biên, gãy tay biên hay vỡ lốc máy, chi phí sửa chữa sẽ hết sức tốn kém.
Hãy cố gắng đẩy xe ra khỏi vùng ngập nước, hoặc gọi cứu hộ khẩn cấp (hãy tiếp tục kiên nhẫn vì cứu hộ thường đến rất lâu, vì khi thành phố ngập tức là không chỉ xe bạn bị chết máy).
Sau khi lội nước
Kể cả khi xe bạn không chết máy và bạn thành công lội qua, nước chắc chắn vẫn nằm đâu đó trong chiếc xe của bạn, nên hãy tiếp tục di chuyển khoảng 5-10p phút nữa hoặc để xe nổ máy và đừng tắt động cơ ngay sau khi lội nước để nước xong xe thoát – bốc hơi ra ngoài.
Mang xe đi bảo dưỡng, thay dầu, bôi trơn lại ổ truc chiếc xe của bạn ngay khi có thể sau khi lội nước.nước mưa sẽ ăn mòn chiếc xe của bạn nhanh chóng nếu không được chăm sóc nhanh chóng và kỹ lưỡng sau đó.
Những 'chiến thuật' khác
Nếu bạn tự tin vào hệ thống điện kín kẽ, chống nước và ít bị chập, có thể biến chiếc xe của bạn thành một tàu ngầm lội nước.
Nối cao ống xả và ống hút gió lên quá đầu xe, để nước không thể chạm tới là cách những chiếc xe off-road hay dùng, bạn hoàn toàn có thể sử dụng để nâng cấp chiếc xe của mình thành xe lội nước.
Hãy nhớ những phần ngập nước còn lại phải được bọc kín để đảm bảo an toàn.
Độ lại ống hút gió, ống xả lên cao để lội nước.
Lùi xe qua đường ngập nước lại là cách mà cánh lái xe Trường Sơn để lại, vẫn còn có ích cho đến ngày hôm nay.
Lái xe lùi sẽ khiến mực nước ở phần đầu xe thấp, không bị nước tràn vào ống hút gió hay làm chập hệ thống điện. Nước ngập càng sâu thì bạn cần phải lái lùi xe càng nhanh để mực nước ở đầu xe hạ thấp xuống. Việc lái xe lùi lội nước đòi hỏi kỹ năng lái lùi phải cực chắc tay, cùng với sự bình tĩnh và liều lĩnh.
Dù gì, chiếc xế hộp được thiết kế để đi trên đường chứ không phải là một phương tiện giao thông đường thủy, nên không nên mạo hiểm quá mức để tốn kém chi phí sửa chữa hay thậm chí biến chiếc xe của bạn thành đống sắt vụn khi dạo chơi với Thủy Thần.
Chúc đóng góp hy vọng không dư thừa.