- Biển số
- OF-388277
- Ngày cấp bằng
- 22/10/15
- Số km
- 71
- Động cơ
- 239,520 Mã lực
- Tuổi
- 31
Kinh nghiệm hạ đèo lúc mù sương
Thông thường, việc hạ đèo trong thời tiết mù sương gần như là không thể tránh khỏi, cho dù người lái khởi hành từ sáng sớm hay xế chiều. Đặc biệt là với các vùng núi cao, không khí ẩm ướt quanh năm thì sương càng dày, đường càng khó nhìn, nếu đi về trong lúc xế muộn thì việc quan sát có xe qua đường càng nguy hiểm. Vậy phải làm như thế nào để quá trình hạ đèo được an toàn và thoải mái nhất cho cả hành khách lẫn người lái?
Một số tài xế xe giàu kinh nghiệm sử dụng ô tô, việc đi đường đèo núi đòi hỏi sự tập trung và một số kĩ năng. Cụ thể, theo các chuyên gia này, khi đi đường đèo nên chỉnh ghế ngồi cao hơn một chút để dễ quan sát, việc thắt dây an toàn là bắt buộc để đi qua cua không bị lắc. Khi vào cua cần giảm tốc độ, chân rà thăngs để sẵn sàng phanh khi gặp xe đi ngược chiều. Đường càng nhiều cua người lái càng cần tập trung cao độ.
Đối với người lái xe khách, công việc không chỉ là đảm bảo an toàn cho hành khách mà còn phải làm sao để qua nhiều khúc cua mà xe không bị lắc quá mạnh, để hành khách không bị say xe. Để làm được như vậy, tài xế cần cắt cua tài tình. Nếu đi qua đèo cua mà không biết cắt cua đúng chỗ, thì không những xe bị lắc mà còn có thể trượt xuống rãnh thoát nước, đặc biệt với các trường hợp cua trái.
Cách cắt cua hợp lí nhất là mở rộng vòng cua, dĩ nhiên là phải đi đúng phần đường. Nếu quan sát không có xe đi ngược chiều thì cắt cua, chiếm đường bên kia 1 chút để xe đỡ lắc. Khi đi xe đường đèo dốc, cần đi số 2 để giữ tốc độ và không gây nguy hiểm.
Đối với các lái xe khởi hành ban đêm, thời điểm sương đã xuống rất dày, tầm nhìn hạ xuống chỉ khoảng 5m thì lái xe càng phải hạn chế tốc độ. Nếu xe gặp sự cố giữa đường, hầu hết kinh nghiệm là bẻ nhánh cây chắn ở phía sau xe để báo hiệu cho các xe khác.
Lúc này, các lái xe đi sau cần chạy chậm, chiếu đèn gần và men theo vạch phân làn ở giữa đường để đi. Có nhiều người thắc mắc rằng vì sao không nên bám theo vách núi, câu trả lời là càng bám vào vách núi càng bị che khuất tầm nhìn, dễ bị lao xuống rãnh thoát nước đọc hai bên đường. Đối với các xe cảm thấy bị hạn chế tầm nhìn quá nhiều do xe phía trước thì có thể tiến hành vượt, tuy nhiên phải chú ý chọn đoạn đường rộng, có thể quan sát phía trước và không có chướng ngại vật.
Xem thêm: Kỹ năng đổ đèo bằng xe số tự động an toàn cho người Việt