- Biển số
- OF-341980
- Ngày cấp bằng
- 8/11/14
- Số km
- 22
- Động cơ
- 273,820 Mã lực
Nón bảo hiểm Full-Face (FF) là loại nón trùm kín đầu, chuyên dùng để đi xa và chạy xe với tốc độ cao vì nó có sức bảo vệ cao nhất trong tất cả các loại mũ dành cho người đi mô tô. Những người đi xe PKL thường có xu hướng chọn loại mũ này vì nó ngầu và đẹp. Tuy nhiên, có nhiều thứ bạn cần phải lưu ý trước khi chọn mua cho mình một chiếc nón FF vì giá của nó không hề rẻ, thường là trên dưới 1 triệu đồng/cái và hàng xịn có khi lên tới cả chục triệu đồng.
KHI NÀO NÊN ĐỘI FF?
Đi xa, đi tour bằng xe máy hoặc biết trước là sẽ chạy với tốc độ cao.
TẠI SAO NÊN ĐỘI FF?
Có sức bảo vệ cao nhất trong tất cả các loại mũ bảo hiểm, bảo vệ được toàn bộ phần đầu, mặt, cằm và sau ót.
Giúp chúng ta bỏ bớt 2 thứ ở nhà: kính mát và khẩu trang.
Giúp người lái không bị mệt mỏi khi liên tục bị gió táp vào mặt.
Giúp người lái tự tin hơn, bớt sợ hơn khi chạy nhanh, đơn giản vì bạn sẽ không cảm thấy gió hất thẳng vào mặt nên cứ tưởng mình đang chạy chậm trong khi xe đang chạy rất nhanh. Cái này bạn phải thử thì mới biết, chạy 100km/h khi đội FF với không đội FF nó rất khác nhau .
Giúp bảo vệ khỏi côn trùng bay, nhất là những đoạn đường rừng hoặc ven rừng, xe bạn có thể phải chạy xuyên thẳng qua một đám ong hoặc một đám côn trùng đang bay vo ve, nếu không có nón FF thì người lái rất dễ bị ong đốt hoặc côn trùng bay thẳng vào mắt. Chiếc mắt kính mà bạn thường đeo không thể bảo vệ bạn trước những trường hợp này đâu.
Đẹp, ngầu, hợp với xe mô tô.
Kinh nghiệm chọn mua nón FF
NÊN CHỌN NHỮNG THƯƠNG HIỆU NÀO?
Có rất nhiều thương hiệu làm mũ bảo hiểm, châu Á có, Âu có, Mỹ cũng có. Mình chưa có cơ hội kiểm chứng hết độ an toàn của tất cả các thương hiệu này nhưng ít nhất mình có thể liệt kê ra cho bạn một số thương hiệu tốt, được rất nhiều tay chơi mô tô trên thế giới chọn mua và được sử dụng nhiều nhất trong các giải đua MotoGP đẳng cấp, đó là: AGV, Arai, HJC, Shoei
Ngoài ra còn rất nhiều thương hiệu khác, nếu bạn thích một mẫu nào đó thì hãy nhớ chọn mẫu có ghi tiêu chuẩn DOT. Đây là một tiêu chuẩn rất có uy tín của Mỹ dành cho những chiếc mũ bảo hiểm đã vượt qua những bài kiểm tra nghiêm ngặt về độ an toàn. Ngoài ra còn có những tiêu chuẩn khác như Snell và Ece, bạn có thể Google tìm hiểu thêm.
CHỌN NÓN FF, CÀO CÀO HAY LẬT HÀM (FLIP-UP)?
Thường người đi moto sẽ chọn giữa 3 loại nón trùm kín đầu: một là Full-Face thuần túy, hai là dạng nón cào cào (loại có vành phía trên và phần bảo vệ cằm thì dài ra) hoặc ba là nón Flip-Up, hay còn gọi là nón lật hàm, tức là nón Full-Face nhưng có thể kéo mặt trước của nón lên để biến thành một chiếc nón 3/4.
Nón cào cào?
Nón VFX-W của Shoei
Loại này dành cho người chạy xe địa hình và off-road. Ưu điểm của nó là bên trên có một cái vành che nắng khá to, cộng với phần cằm được làm dài ra để tăng thêm khả năng bảo vệ cho người đội đồng thời tăng thêm hiệu quả lưu thông khí làm mát. Tuy nhiên loại mũ này thường là không có kính giống như FF mà chúng ta phải mua và đeo thêm một chiếc kính bảo vệ khác.
Nón bảo hiểm Flip-up?
Nón HJC CL-Max II
Loại này tiện ở chỗ khi đi trong thành phố thì có thể lật hàm lên để biến thành nón 3/4, khi ra ngoài xa lộ thì kéo hàm xuống để biến thành FF. Bản thân mình không thích loại này vì giả sử có xảy ra tai nạn thì mình nghĩ một chiếc nón FF "nguyên khối" sẽ bảo vệ đầu tốt hơn là một chiếc nón với các khớp xoay và mối nối.
CÁCH CHỌN SIZE CHO MŨ BẢO HIỂM
Có hai trường hợp, nếu bạn đi thẳng đến tiệm để thử nón và mua thì dễ, còn nếu mua qua mạng thì phải biết chọn size nón cho phù hợp với kích thước đầu của mình. Ở đây mình sẽ chia sẻ cách chọn nón trước, lát nữa bên dưới mình sẽ nói về cách chọn size.
Đi thẳng tới tiệm để thử nón tại chỗ là việc làm đúng đắn nhất vì bạn sẽ dễ chọn cho mình một chiếc nón phù hợp và ưng ý. Lần đầu đội FF bạn sẽ thấy hơi khó đội vào nhưng ko sao, quan trọng là lúc đội vào rồi thì nó có dễ chịu hay không. Một nguyên tắc quan trọng khi chọn size nón là không được đội quá rộng hoặc quá chật. Đội quá chật sẽ gây khó chịu và cản trở lưu thông khí còn đội quá rộng thì sẽ rất nguy hiểm vì lúc xảy ra sự cố, chiếc nón sẽ không bảo vệ được hết phần đầu của bạn.
Muốn biết một chiếc nón có quá rộng hay không thì bạn hãy đội nó vào trước, sau đó dùng hai tay giữ chặt nón rồi xoay đầu của bạn sang hai bên trái/phải, nếu bạn có thể di chuyển đầu mình khá thoải mái trong khi vẫn giữ chặt chiếc nón thì có nghĩa là chiếc nón đó quá rộng, bạn nên chọn chiếc nhỏ hơn. Khi đội thử nón, bạn cũng để ý xem coi phần mút lót bên trong chỗ hai gò má của bạn có dễ chịu hay không, đừng nên chọn chật quá và tất nhiên là không được rộng quá.
Nói chung, bạn phải để ý tới 2 yếu tố lớn nhất, đó là:
Không được quá rộng (hoặc quá chật).
Đội vào có thoải mái hay không. Vì hình dạng đầu mỗi người khác nhau, có người đầu hình tròn, có người lại hình trứng. Cho nên nếu được thì bạn hãy đội thử nhiều kiểu nón khác nhau để biết loại nào vừa với mình.
Chọn chọn size nón theo kích thước của đầu:
Mũ bảo hiểm cũng có các size như S, M, L, XL, XXL... Muốn biết đầu mình thuộc size nào thì bạn lấy một cái thước dây, sau đó đặt dây vòng quanh trán, cách phía trên mắt khoảng 4 cm để đo chu vi vòng đầu của bạn, rồi lấy số đo đó so với bảng Size của từng nhà sản xuất. Vì mỗi hãng có cách tính size khác nhau cho nên bạn hãy vào website của hãng rồi trả bảng size để có kết quả chính xác nhất.
Dưới đây là link chọn size mũ bảo hiểm của mỗi nhà sản xuất, vì mỗi kiểu nón có hình dáng bên trong lớn nhỏ khác nhau nên bạn cần phải xem kỹ loại nón mình tính mua có những size gì, phù hợp với kích thước nào:
Size của hãng Arai: http://www.araiamericas.com/helmets/helmet_sizing.pdf
Size của hãng AGV: http://store.agv.com/k/agv-size-chart
Size của hãng Shoei: https://www.shoei.com.au/store.php?page=sizing
Còn đây là bảng size của HJC, chu vi đầu của mình là 57 cm thì size của mình sẽ là size M:
CÓ NÊN MUA NÓN CŨ ĐÃ QUA SỬ DỤNG KHÔNG?
KHÔNG! Mũ bảo hiểm thường chỉ có tác dụng bảo vệ lần đầu là tốt nhất, các chất liệu bên trong mũ có tác dụng hấp thu lực khi bị va đập và sẽ giảm bớt tác dụng trong những lần va đập tiếp theo. Nếu mua nón cũ thì bạn khó mà biết được nón đó đã bị va đập lần nào hay chưa, đừng để bề ngoài bóng loáng ít trầy của chiếc mũ đánh lừa bạn. Lời khuyên mà nên chọn mũ mới, tuy hơi đắt nhưng nó đáng vì dùng để bảo vệ tính mạng của bạn mà.
Các bạn có thể tham khảo thêm về mũ bảo hiểm
KHI NÀO NÊN ĐỘI FF?
Đi xa, đi tour bằng xe máy hoặc biết trước là sẽ chạy với tốc độ cao.
TẠI SAO NÊN ĐỘI FF?
Có sức bảo vệ cao nhất trong tất cả các loại mũ bảo hiểm, bảo vệ được toàn bộ phần đầu, mặt, cằm và sau ót.
Giúp chúng ta bỏ bớt 2 thứ ở nhà: kính mát và khẩu trang.
Giúp người lái không bị mệt mỏi khi liên tục bị gió táp vào mặt.
Giúp người lái tự tin hơn, bớt sợ hơn khi chạy nhanh, đơn giản vì bạn sẽ không cảm thấy gió hất thẳng vào mặt nên cứ tưởng mình đang chạy chậm trong khi xe đang chạy rất nhanh. Cái này bạn phải thử thì mới biết, chạy 100km/h khi đội FF với không đội FF nó rất khác nhau .
Giúp bảo vệ khỏi côn trùng bay, nhất là những đoạn đường rừng hoặc ven rừng, xe bạn có thể phải chạy xuyên thẳng qua một đám ong hoặc một đám côn trùng đang bay vo ve, nếu không có nón FF thì người lái rất dễ bị ong đốt hoặc côn trùng bay thẳng vào mắt. Chiếc mắt kính mà bạn thường đeo không thể bảo vệ bạn trước những trường hợp này đâu.
Đẹp, ngầu, hợp với xe mô tô.
Kinh nghiệm chọn mua nón FF
NÊN CHỌN NHỮNG THƯƠNG HIỆU NÀO?
Có rất nhiều thương hiệu làm mũ bảo hiểm, châu Á có, Âu có, Mỹ cũng có. Mình chưa có cơ hội kiểm chứng hết độ an toàn của tất cả các thương hiệu này nhưng ít nhất mình có thể liệt kê ra cho bạn một số thương hiệu tốt, được rất nhiều tay chơi mô tô trên thế giới chọn mua và được sử dụng nhiều nhất trong các giải đua MotoGP đẳng cấp, đó là: AGV, Arai, HJC, Shoei
Ngoài ra còn rất nhiều thương hiệu khác, nếu bạn thích một mẫu nào đó thì hãy nhớ chọn mẫu có ghi tiêu chuẩn DOT. Đây là một tiêu chuẩn rất có uy tín của Mỹ dành cho những chiếc mũ bảo hiểm đã vượt qua những bài kiểm tra nghiêm ngặt về độ an toàn. Ngoài ra còn có những tiêu chuẩn khác như Snell và Ece, bạn có thể Google tìm hiểu thêm.
CHỌN NÓN FF, CÀO CÀO HAY LẬT HÀM (FLIP-UP)?
Thường người đi moto sẽ chọn giữa 3 loại nón trùm kín đầu: một là Full-Face thuần túy, hai là dạng nón cào cào (loại có vành phía trên và phần bảo vệ cằm thì dài ra) hoặc ba là nón Flip-Up, hay còn gọi là nón lật hàm, tức là nón Full-Face nhưng có thể kéo mặt trước của nón lên để biến thành một chiếc nón 3/4.
Nón cào cào?
Nón VFX-W của Shoei
Loại này dành cho người chạy xe địa hình và off-road. Ưu điểm của nó là bên trên có một cái vành che nắng khá to, cộng với phần cằm được làm dài ra để tăng thêm khả năng bảo vệ cho người đội đồng thời tăng thêm hiệu quả lưu thông khí làm mát. Tuy nhiên loại mũ này thường là không có kính giống như FF mà chúng ta phải mua và đeo thêm một chiếc kính bảo vệ khác.
Nón bảo hiểm Flip-up?
Nón HJC CL-Max II
Loại này tiện ở chỗ khi đi trong thành phố thì có thể lật hàm lên để biến thành nón 3/4, khi ra ngoài xa lộ thì kéo hàm xuống để biến thành FF. Bản thân mình không thích loại này vì giả sử có xảy ra tai nạn thì mình nghĩ một chiếc nón FF "nguyên khối" sẽ bảo vệ đầu tốt hơn là một chiếc nón với các khớp xoay và mối nối.
CÁCH CHỌN SIZE CHO MŨ BẢO HIỂM
Có hai trường hợp, nếu bạn đi thẳng đến tiệm để thử nón và mua thì dễ, còn nếu mua qua mạng thì phải biết chọn size nón cho phù hợp với kích thước đầu của mình. Ở đây mình sẽ chia sẻ cách chọn nón trước, lát nữa bên dưới mình sẽ nói về cách chọn size.
Đi thẳng tới tiệm để thử nón tại chỗ là việc làm đúng đắn nhất vì bạn sẽ dễ chọn cho mình một chiếc nón phù hợp và ưng ý. Lần đầu đội FF bạn sẽ thấy hơi khó đội vào nhưng ko sao, quan trọng là lúc đội vào rồi thì nó có dễ chịu hay không. Một nguyên tắc quan trọng khi chọn size nón là không được đội quá rộng hoặc quá chật. Đội quá chật sẽ gây khó chịu và cản trở lưu thông khí còn đội quá rộng thì sẽ rất nguy hiểm vì lúc xảy ra sự cố, chiếc nón sẽ không bảo vệ được hết phần đầu của bạn.
Muốn biết một chiếc nón có quá rộng hay không thì bạn hãy đội nó vào trước, sau đó dùng hai tay giữ chặt nón rồi xoay đầu của bạn sang hai bên trái/phải, nếu bạn có thể di chuyển đầu mình khá thoải mái trong khi vẫn giữ chặt chiếc nón thì có nghĩa là chiếc nón đó quá rộng, bạn nên chọn chiếc nhỏ hơn. Khi đội thử nón, bạn cũng để ý xem coi phần mút lót bên trong chỗ hai gò má của bạn có dễ chịu hay không, đừng nên chọn chật quá và tất nhiên là không được rộng quá.
Nói chung, bạn phải để ý tới 2 yếu tố lớn nhất, đó là:
Không được quá rộng (hoặc quá chật).
Đội vào có thoải mái hay không. Vì hình dạng đầu mỗi người khác nhau, có người đầu hình tròn, có người lại hình trứng. Cho nên nếu được thì bạn hãy đội thử nhiều kiểu nón khác nhau để biết loại nào vừa với mình.
Chọn chọn size nón theo kích thước của đầu:
Mũ bảo hiểm cũng có các size như S, M, L, XL, XXL... Muốn biết đầu mình thuộc size nào thì bạn lấy một cái thước dây, sau đó đặt dây vòng quanh trán, cách phía trên mắt khoảng 4 cm để đo chu vi vòng đầu của bạn, rồi lấy số đo đó so với bảng Size của từng nhà sản xuất. Vì mỗi hãng có cách tính size khác nhau cho nên bạn hãy vào website của hãng rồi trả bảng size để có kết quả chính xác nhất.
Dưới đây là link chọn size mũ bảo hiểm của mỗi nhà sản xuất, vì mỗi kiểu nón có hình dáng bên trong lớn nhỏ khác nhau nên bạn cần phải xem kỹ loại nón mình tính mua có những size gì, phù hợp với kích thước nào:
Size của hãng Arai: http://www.araiamericas.com/helmets/helmet_sizing.pdf
Size của hãng AGV: http://store.agv.com/k/agv-size-chart
Size của hãng Shoei: https://www.shoei.com.au/store.php?page=sizing
Còn đây là bảng size của HJC, chu vi đầu của mình là 57 cm thì size của mình sẽ là size M:
CÓ NÊN MUA NÓN CŨ ĐÃ QUA SỬ DỤNG KHÔNG?
KHÔNG! Mũ bảo hiểm thường chỉ có tác dụng bảo vệ lần đầu là tốt nhất, các chất liệu bên trong mũ có tác dụng hấp thu lực khi bị va đập và sẽ giảm bớt tác dụng trong những lần va đập tiếp theo. Nếu mua nón cũ thì bạn khó mà biết được nón đó đã bị va đập lần nào hay chưa, đừng để bề ngoài bóng loáng ít trầy của chiếc mũ đánh lừa bạn. Lời khuyên mà nên chọn mũ mới, tuy hơi đắt nhưng nó đáng vì dùng để bảo vệ tính mạng của bạn mà.
Các bạn có thể tham khảo thêm về mũ bảo hiểm
Chỉnh sửa cuối: