[VHGT & ATGT] Kinh nghiệm chọn chăm sóc lốp xe

dogfight

Xe buýt
Biển số
OF-14644
Ngày cấp bằng
9/4/08
Số km
504
Động cơ
512,353 Mã lực
a
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-556068
Ngày cấp bằng
1/3/18
Số km
3
Động cơ
152,730 Mã lực
Tuổi
32
Cảm ơn chủ thớt đã chia sẻ. Tuy nhiên, em thấy để an toan nhất khi di chuyển. Các cụ nên lắp đặt thiết bị cảm biến áp suất lốp để cập nhật liên tục được áp suất lốp và nhiệt độ của lốp khi xe di chuyển.
Phòng khi có sự cố xảy ra với lốp, còn kịp thời điều chỉnh tốc độ để xử lý. Tránh những va chạm đáng tiếc.
 

quynhanhle205

Xe đạp
Biển số
OF-564561
Ngày cấp bằng
16/4/18
Số km
33
Động cơ
148,400 Mã lực
Tuổi
31
cảm ơn cụ nhé mà cụ cho em hỏi xe đi khoảng bao lâu thì phải đi thay lốp nhỉ cụ
 

Quang Trung 789

Xe hơi
Biển số
OF-529310
Ngày cấp bằng
29/8/17
Số km
100
Động cơ
172,339 Mã lực
Nơi ở
Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Chào các bác,

Đại đa số các bác đã hiểu cơ bản về lốp xe rồi, nhưng chúng ta cần để ý thêm vài điểm nữa để chọn và chăm sóc lốp xe sao cho tuổi thọ lốp dược kéo dài và đảm bảo an toàn.

I. Vài thông số khác về lốp
Ngoài các thông số về kích thước và ngày sản xuất thì lốp còn khá nhiều thông số khác. Hiểu các thông số này sẽ giúp ta chọn được lốp phù hợp với chi phí hợp lý. Sau đây là vài thông số em nghĩ là nên biết.

+ Độ chịu mài mòn: (treadware): số càng to thì độ chịu mài mòn càng lớn. Theo lý thuyết thì lốp có độ chịu mài mòn 200 sẽ có tuổi thọ gấp 2 lần so với lốp có độ chịu mài mòn 100 (với cùng điều kiện hoạt động).

Chuẩn này chỉ mang tính chất tương đối của lốp của cùng một nhà sản xuất. Ví dụ, độ chịu mài mòn 100 của lốp Michelin lại không giống với lốp có độ mài mòn 100 Bridgestone. Như vậy không thể so sánh lốp 400 Michelin và lốp 400 Bridgestone.

+ Lực kéo (traction): Khả năng dừng xe khi phanh trên đường cứng và ướt. Có các giá trị từ tốt xuống kém là: AA, A, B và C.

Lốp cho xe con bán trên thị trường thường có giá trị A.

+ Nhiệt độ: Khả năng tản nhiệt khi chạy ở tốc độ cao: Có các mức từ cao xuống thấp là A, B, C.
A: tản nhiệt tốt khi chạy nhanh hơn 185 km/h
B: tản nhiệt tốt khi chạy từ 160 đến 185 km/h
C: tản nhiệt tốt khi chạy dưới 160 km/h

Ba thông số này được ghi cùng nhau: ví dụ: 400 A A.

+ Chịu tải tối đa: Khả năng chịu tải tối đa của lốp. Ví dụ "100": chịu tải tối đa 800 kg. (Bảng giá trị xem ở đây: https://en.wikipedia.org/wiki/Tire_code).

Một số lốp có đến 2 con số này. Lốp loại này chỉ dành cho xe có thể lắp 2 bánh vào 1 chỗ như xe tải: một con số là chịu tải khi lắp 1 bánh, 1 con số là chịu tải khi lắp 2 bánh cạnh nhau.

+ Tốc độ tối đa: tốc độ tối đa lốp chịu được. Ví dụ H: 210 km/h. (Bảng giá trị xem ở đây: https://en.wikipedia.org/wiki/Tire_code).

Hai thông số "chịu tải tối đa" và tốc độ tối đa được ghi cạnh nhau: ví dụ: 100H: lốp chịu tải 800kg, chạy tối đa 210 kmh.


II. Chọn và chăm sóc lốp

1. Chọn đúng loại lốp

+ Chọn đúng kích thước: các bác biết rồi.

Nhiều bác thích bánh rộng hơn, hay nâng vành to hơn thì phải tính toán lại để tìm lốp cần thiết. (Hãy tìm kiếm Plus zero, plus one, plus two để biết cách chọn lốp khác lốp chuẩn mong muốn)

+ Chọn lốp sản xuất chưa quá lâu: Các bác biết rồi

+ Chọn các thông số khác hợp lý: Chạy bình thường chắc chỉ quan tâm giá là đủ. Nhưng nếu bác nào Mẹc AMG hay BMW M chạy hết ga trên cao tốc HN-HP có lẽ phải chơi lốp tốc độ V trở lên. (hơn 240 kmh) :). Các bác xe tải sẽ quan tâm đến chịu tải và chịu mài mòn. Xe tải nhẹ có lẽ quan tâm đến các lốp chỉ số tốc độ N trở lên (hơn 140kmh). Các bác chui rúc ở đường nông thôn không nhựa đường chắc quan tâm đến loại lốp đi đường bùn đất (có gai thiết kế riêng).

2. Kiểm tra lốp
2.1 Độ sâu gai lốp đủ lớn
Ở điều kiện đường khô ráo không nước ít cát bụi, lốp nhẵn là bám đường tốt nhất. Nhưng điều kiện đó chỉ có trong đường đua. Lốp xe bình thường cần gai để bám đường. Gai lốp giúp xe bám đường khi đường không ở điều kiện tối ưu (nhiều cát, bụi, nước). Gai càng sâu về cơ bản bám đường xấu càng tốt.

Lốp mới thường có gai lốp sâu tầm 8-9 mm. Nếu gai lốp mòn chỉ còn 1,6 mm thì nhất định phải thay. Tại một số nước phát triển, chiều sâu 1,6 mm được quy định trong luật, buộc người lái xe phải tuân thủ. Tuy nhiên đại đa số các nhà sản xuất lốp khuyến nghị khách hàng nên thay lốp khi gai lốp mòn còn 2 mm.

Trên lốp thường có các cách để nhìn thôi cũng biết lốp bị mòn quá chưa. Đọc hướng dẫn của từng lốp để biết cách này.

2.2 Áp suất lốp theo hướng dẫn của xe
Giữ áp suất lốp đúng theo từng loại xe là quan trọng nhất. Bề mặt lốp tiếp xúc mặt đường là nơi truyền lực từ động cơ xuống mặt đường, là nơi giúp xe dừng khi phanh, vì vậy áp suất lốp luôn phải được giữ ở mức hợp lý theo từng loại xe.

Lốp non sẽ bẹt xuống, tăng diện tích bề mặt tiếp xúc => tăng lực cản và nhiệt độ => lốp bị mòn nhanh hơn. Lốp quá căng sẽ khiến diện tích mặt tiếp xúc nhỏ lại, làm lốp bị mòn nhanh ở giữa trong khi hai mép lại mòn ít hơn, phanh cũng kém ăn vì bề mặt tiếp xúc giảm. Lốp quá căng hay quá non sẽ mòn cực nhanh và rất nguy hiểm. Lốp non đến kém 10 psi (0,7kg) so với tiêu chuẩn có thể làm nóng và nổ lốp rất nhanh.

Không khí bình thường thì nóng nở ra, lạnh co lại, làm áp suất lốp thay đổi. Thường thì cứ thay đổi 5.5 độ C thì giảm ấp suất mất 1 psi (0.07 kg - gần 1 lạng). Các bác leo lên cao nguyên nên chú ý. Các bác ở Hà Nội mà sau 1 đêm giảm 10 độ thì áp suất lốp cũng giảm tương đối đấy.

Chú ý:
+ Mỗi xe có một áp suất lốp tối ưu khác nhau. Ở thành cửa xe nào cũng có dán chỉ số áp suất lốp tối ưu cho xe đó. Thường nằm trong khoảng 2,0 đến 2,4 kg/cm2 (29-35 PSI). (lưu ý là về cơ bản bánh càng bé thì càng cần áp suất cao, vì vậy ô tô cần áp suất thấp hơn xe máy, xe máy cần áp suất thấp hơn xe đạp).
+ Lốp bơm chuẩn thường nhìn sẽ hơi bẹt bẹt, nhưng đừng có lăn tăn.
+ Xe mới mua thì lốp thường bơm rất căng (hơn 3kg), nhảy tưng tưng, vì xe lưu kho/cảng thì có thể để lâu nên người ta bơm căng cho nó đỡ bị xẹp lâu dài sẽ hỏng lốp. Vì vậy mới mua xe thì việc đầu tiên là yêu cầu cửa hàng điều chỉnh áp suất lốp cho chuẩn trước khi mang về.
+ Đi trên cát (ví dụ bãi biển) thì nên xịt bớt hơi cho nó non, đi sẽ đỡ bị lún và trượt.

2.3 Gai lốp mòn lệch
Nếu mọi thứ chuẩn, gai trên một lốp sẽ mòn đều. Nếu nó mòn không đều thì thường là do bánh lệch, hoặc thước lái lệch làm xe bị nhao lái. Cần phải kiểm tra ngay các thông số liên quan đến căn chỉnh bánh (camber, toe và caster), và thước lái.

Lốp hai bánh hai bên mòn lệch khác nhau nhiều cũng đáng quan tâm.

Chú ý:
+ Các thông số về căn chỉnh bánh (camber, toe và caster) thường là chuẩn cho xe mới và nếu không thấy bánh mòn lệch hay nghiêng ngả thì không phải đi kiểm tra và chỉnh cái này làm gì phí tiền.

+ Tự nhiên xách xe đi đo bánh mà thấy lệch thì chưa chắc đã phải chỉnh, vì mỗi xe được thiết kế bánh sẽ hơi lệch một tí để hoạt động tốt nhất. Phải xem tài liệu xe mình để biết bánh xe mình lệch bao nhiêu là đủ. Có nhiều chuyện liên quan đến việc này: Ví dụ nhiều trường hợp đi nhiều năm không sao, nghe rủ rê bùi tai đi chỉnh bánh xe rồi bị nổ lốp. Hoặc trong một hội xe mới, tôi thấy cả lũ tự nhiên rủ nhau đi chỉnh rồi về kêu là xe nào cũng lệch :). Không có chuyện đó được đâu.

+ Xe đâm nhau mạnh mà có ảnh hưởng đến khung xe thì cần kiểm tra căn chỉnh bánh.

2.4 Lốp bị rạn, nứt, chửa, thủng, rách
+ Lốp chạy lâu sẽ bị rạn, nứt do cao su bị lão hóa, các tính chất vật lý kém đi. Rạn nứt quá nhiều sẽ phải thay lốp.
+ Chửa: kiểm tra xem có căng quá không, nếu không căng mà bị chửa thì thường cũng phải vứt.
+ Thủng: vá. Lốp có 4-5 chỗ đã vá thì chắc là nên vứt.
+ Bị đá chém rách: Vứt.

Chốt lại:
* Kiểm tra lốp
++ Xe đi bình thường: nên kiểm tra 2 tuần 1 lần.
++ Xe đi nhiều: tuần 1 lần
++ Xe dịch vụ chạy hàng ngày: có lẽ nên kiểm tra hàng ngày vào buổi sáng vì cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc cái xe.

Trong xe nên có cái kìm đầu nhọn để gắp sỏi đá đinh ra khỏi lốp.

* Chủ động về áp suất
++ Đá vào lốp hay nhìn lốp thường không biết dược nó non hay căng.
++ Bơm lốp ngoài hàng thường có đồng hồ sai lệch rất lớn.
++ Nên trang bị cảm biến áp suất lốp hoặc đồng hồ áp suất lốp ngoài (rẻ bèo).
++ Điều chỉnh áp suất khi lốp nguội.
++ Bơm: Xe nên có cái bơm: điện hoặc cơ. Lưu ý là với xe con thì dùng bơm xe đạp bơm cực dễ và nhẹ, vì áp suất lốp ô tô thấp hơn xe máy hay xe đạp nhiều. Bơm xe đạp có thể phọt kứt chứ bơm ô tô con rất nhàn. Vì vậy các bác đi vùng sâu vùng xa có lẽ nên có cái bơm tay hoặc đạp chân trong tình huống đen đủi nhất. Kinh nghiệm của em bơm lốp SUV với cái bơm xe đạp bình thường thì chỉ cần 10 phát là được 1 Psi.

3. Đảo bánh, cân bằng động bánh
3.1 Đảo bánh:
Xe thì chẳng bao giờ cân bằng tuyệt đối, nên các lốp nó sẽ mòn không đều nhau. Vì vậy lâu lâu nên đảo bánh cho các bánh mòn đều. Có nhiều cách đảo bánh khác nhau tùy xe có bánh dự phòng đầy đủ kích thước không, dẫn động cầu trước hay cầu sau .... Xem hướng dẫn sử dụng để biết bao lâu cần đảo bánh và đảo thế nào là hợp lý.

Thông thường thì khoảng 1 vạn km thì nên đảo bánh 1 lần.
Xe có bánh dự phòng đủ kích thước thì nên chọn đảo cả bánh dự phòng.
Nếu thấy hai bánh hai bên mòn lệch nhau nhiều thì phải đảo bánh sớm hơn.

3.2 Cân bằng động bánh:
Lốp và bánh thường không cân, nên phải cân bằng động (gắn thêm tạ mini) để cho nó cân, xe khỏi rung. Trên các xe gần đây em hay thấy nó bảo bánh theo xe thì khỏi phải cân bằng trong suốt quãng đời của cái lốp đó. Nhiều xe thì khuyến nghị vài vạn km thì nên cân bằng lại.

Khi tháo ra để vá thì nhớ đánh dấu vị trí của lốp so với mâm để lắp vào là khỏi phải cân bằng lại.

Thay lốp mới thì phải cân bằng lại. Lắp cảm biến áp suất lốp phải cần bằng lại.

4. Không nên dùng hóa chất dưỡng lốp
Đừng nghe các cửa hàng gạ gẫm dùng các dung dịch bảo dưỡng lốp. Các nhà sản xuất làm lốp đã đảm bảo lốp chịu dựng được môi trường rồi. Đại đa số các dung dịch bảo dưỡng lốp có mặt trên thị trường chỉ làm cho thành lốp có vẻ bóng đẹp hơn nhưng thực tế hóa chất trong đó làm cho lốp lão hóa nhanh hơn nhiều. Chúng ta cần lốp an toàn chứ không cần lốp đẹp. Đi rửa xe đừng có cho chúng nó bôi hóa chất làm đen lốp, chỉ có hỏng lốp sớm.

5. Khi nào thay lốp
+ Lốp mòn: Mòn là vứt. Trường hợp lốp bị mòn lệch mà bên mòn hơn bị quá mòn thì cũng phải vứt.
+ Lốp chạy dài km: Thông số này chỉ là tương đối, vì hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện đường xá và cách chăm sóc lốp. Vì vậy lốp chạy 60000 km chưa chắc đã phải vứt, trong khi lốp chạy 20000 khéo đã phải giải tán. Thường thì nhà sản xuất có ghi rõ là lốp cửa họ có thể chạy khoảng bao nhiêu km.
+ Lốp quá già: tuổi của lốp, cũng là tương đối. Phải kiểm tra xem có rạn chân chim, nứt theo vòng ....
+ Thủng nhiều quá: Thủng 4-5 lần nên vứt.

Chúc các bác lái xe an toàn.
Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Thanks cụ
 

Bia vỉa hè

Xe hơi
Biển số
OF-600066
Ngày cấp bằng
20/11/18
Số km
175
Động cơ
127,950 Mã lực
Tuổi
42
Ông anh em có con corolla đi được gần 8 năm, đi ít lắm nhưng sợ lâu lốp lão hóa nên có hỏi em thay lốp loại nào thì ổn, theo các cụ thì michelin có được ko ạ?
 

An Huyền

Xe máy
Biển số
OF-694380
Ngày cấp bằng
12/8/19
Số km
84
Động cơ
100,640 Mã lực
Tuổi
31
Cảm ơn cụ rất hữu ích
 

MenZh

Xe đạp
Biển số
OF-388200
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
13
Động cơ
238,930 Mã lực
Tuổi
37
kinh nghiệm hay rât đáng để lưu lại
 

dungbacauto

Xe tăng
Biển số
OF-729029
Ngày cấp bằng
13/5/20
Số km
1,121
Động cơ
83,512 Mã lực
Tuổi
42
Trường hợp lốp quá non sẽ làm tăng bề mặt tiếp xúc với mặt đường và làm tăng độ ma sát, dẫn đến động cơ phải hoạt động nhiều hơn, giảm tính tiết kiệm nhiên liệu và gây hiện tượng biến dạng bề mặt lốp như méo, phình hoặc mòn không đều. Nó cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ của lốp xe một cách đáng kể.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top