Nhu cầu thuê xe ô tô tự lái ngày một tăng vì những tiện ích mà loại hình dịch vụ này mang lại, tuy nhiên, bạn cũng cần tham khảo một vài kinh nghiệm để tránh “tiền mất, tật mang”.
1. Xác định mục đích thuê
Trước khi thuê xe, nên chọn gói dịch vụ và loại xe phù hợp với mục đích sử dụng. Về mục đích, người thuê xe nên dự tính quãng đường đi bao xa, đường đi dễ hay khó, đi trong thời gian mấy ngày, đi bao nhiêu người?
Từ việc xác định được mục đích bạn sẽ chọn loại xe phù hợp, chọn gói dịch vụ thuê xe tính theo ngày hay km, nếu thuê theo ngày nhưng hạn chế km thì phải chú ý chủ xe sẽ tính 1km phụ trội giá bao nhiêu tiền, tránh bị hớ về sau.
Bên cạnh đó, để đảm bảo thuê được xe trong thời gian mong muốn với giá hợp lý, bạn nên tham khảo nhiều địa điểm trước khi đưa ra quyết định và nên đặt cọc trước để chắc chắn có xe. Khi thỏa thuận đặt cọc, hãy thêm điều khoản đền bù cụ thể của nơi cho thuê xe trong trường hợp không giao xe đúng hẹn để bạn khỏi bị lỡ việc.
2. Gọi và đặt xe sớm
Khi đã xác định được mục đích thuê xe, bạn hãy tìm một số địa chỉ cho thuê xe uy tín, nhấc điện thoại lên và tham khảo giá. Ở vào thời điểm, thường xuyên “cháy” xe cho thuê vào các kì nghỉ dài như dịp lễ 30/4 này, bạn nên gọi và đặt thuê xe trước ngày sử dụng khoảng từ nửa tháng đến một tháng. Rất nhiều người vì chủ quan, nghĩ rằng lượng xe cho thuê nhiều nên đến cận ngày mới hỏi thuê thì đã không còn xe hoặc còn thì bị hét giá cao gấp rưỡi bình thường do nhu cầu thuê xe ngày càng tăng cao.
Gọi và đặt xe sớm là việc làm cần thiết nhưng lại rất ít người chú ý tới. Nếu làm được điều này, bạn sẽ chủ động hơn trong việc lên lịch trình cho kì nghỉ cũng như tiết kiệm được số tiền không nhỏ vì thời điểm đặt xe giá chưa bị đội lên cao.
3. Mang giấy tờ cần thiết khi thuê xe
Về thủ tục thuê xe, thông thường chủ cho thuê xe yêu cầu bạn phải có Giấy phép lái xe, Chứng minh thư nhân dân hoặc sổ hộ khẩu, phương tiện thế chấp (xe máy chẳng hạn). Nếu không có một trong các loại giấy tờ trên bạn phải đảm bảo thanh toán cho chủ xe bằng tiền mặt qua giấy cam kết hoặc phương tiện thay thế như xe máy có giá trị quy ra mức tiền nhất định.
4. Kiểm tra giấy tờ xe
Điều dễ dàng nhất nhưng lại rất nhiều bỏ qua đó là kiểm tra về thời hạn lưu hành, giấy tờ xe. Trong trường hợp bị cảnh sát tuýt còi, nếu giấy tờ xe và thời hạn lưu hành xe đã hết, rất có thể bạn sẽ gặp rắc rối to. Với các loại xe đã hết hạn đăng kiểm, Cảnh sát giao thông sẽ phạt ở mức 2-3 triệu đồng cùng với 30 ngày giữ xe.
5. Kiểm tra bên ngoài
Lúc nhận xe, bạn nên kiểm tra xe thật kỹ vì điều này chưa bao giờ là thừa bởi nếu thiếu kinh nghiệm khách hàng sẽ phải chịu những khoản phí “trên trời rơi xuống”. Chẳng hạn, nếu chỉ kiểm tra tình trạng vỏ xe một cách qua loa, khi về có khả năng bạn sẽ phải chi tiền đền một vết xước bị bùn đất che lấp và có từ đời nào với giá không rẻ.
Do vậy, hãy chịu khó soi thật kỹ các vết xước, vành bánh, gương kính, đèn pha, hậu và ghi chi tiết vào thoả thuận nếu bạn không muốn mất tiền oan. Bên cạnh đó, với một số mẫu xe bạn hãy để mắt đến cả lốp sơ cua và phụ tùng đi kèm như đồ nghề, kích…
6. Kiểm tra máy móc và số km
Công việc này khó khăn hơn, nhất là những người ít có kinh nghiệm, nên để tránh những sự cố và việc phải sửa chữa trên đường đi, người thuê có thể nhìn biển đăng ký để tránh thuê phải xe quá cũ.
Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra số km hiện tại, tình trạng xăng, tốt nhất là nên lái thử một đoạn để xem máy móc, tránh những sửa chữa không đáng có trên đường đi.
7. Thỏa thuận số km phụ trội
Không chỉ kiểm tra xe kỹ, bạn cũng nên xem xét các điều khoản thoả thuận và hỏi kỹ về gói dịch vụ: thời gian cho thuê, hạn chế bao nhiêu km/ngày (thường là hạn chế từ 200 đến 300 km/ngày) và giá tiền km phụ trội (dao động từ 2.500 đồng đến 3.500 đồng/km).
Trước khi nhận xe, lập biên bản để xác định tình trạng của xe một cách rõ ràng, cụ thể.
8. Trả xe
Khi trả xe, kiểm tra tình trạng xe, chốt số km cùng chủ xe. Trong trường hợp xe gặp tai nạn, sự cố phải đền, nên nhờ người có hiểu biết về xe tư vấn để tránh đôi co và có những đòi hỏi đền bù không thoả đáng.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nơi cho thuê xe tự lái có thể là công ty với quy mô lớn, có nhiều loại xe, cũng có thể chỉ là cá nhân cho thuê xe. Không có quy chế nào chuẩn cho việc thuê xe mà mỗi nơi cho thuê lại tự đặt ra những quy định riêng để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên. Tuy nhiên, lợi ích tối đa vẫn thuộc về người cho thuê trong mọi tình huống. Chính vì thế, người đi thuê vẫn luôn phải cẩn trọng trong các thủ tục. Ngoài ra, bạn cũng cần giắt lưng những hiểu biết cơ bản và một vài kinh nghiệm để không bị “hớ’ khi đi thuê xe .
1. Xác định mục đích thuê
Trước khi thuê xe, nên chọn gói dịch vụ và loại xe phù hợp với mục đích sử dụng. Về mục đích, người thuê xe nên dự tính quãng đường đi bao xa, đường đi dễ hay khó, đi trong thời gian mấy ngày, đi bao nhiêu người?
Từ việc xác định được mục đích bạn sẽ chọn loại xe phù hợp, chọn gói dịch vụ thuê xe tính theo ngày hay km, nếu thuê theo ngày nhưng hạn chế km thì phải chú ý chủ xe sẽ tính 1km phụ trội giá bao nhiêu tiền, tránh bị hớ về sau.
Bên cạnh đó, để đảm bảo thuê được xe trong thời gian mong muốn với giá hợp lý, bạn nên tham khảo nhiều địa điểm trước khi đưa ra quyết định và nên đặt cọc trước để chắc chắn có xe. Khi thỏa thuận đặt cọc, hãy thêm điều khoản đền bù cụ thể của nơi cho thuê xe trong trường hợp không giao xe đúng hẹn để bạn khỏi bị lỡ việc.
2. Gọi và đặt xe sớm
Khi đã xác định được mục đích thuê xe, bạn hãy tìm một số địa chỉ cho thuê xe uy tín, nhấc điện thoại lên và tham khảo giá. Ở vào thời điểm, thường xuyên “cháy” xe cho thuê vào các kì nghỉ dài như dịp lễ 30/4 này, bạn nên gọi và đặt thuê xe trước ngày sử dụng khoảng từ nửa tháng đến một tháng. Rất nhiều người vì chủ quan, nghĩ rằng lượng xe cho thuê nhiều nên đến cận ngày mới hỏi thuê thì đã không còn xe hoặc còn thì bị hét giá cao gấp rưỡi bình thường do nhu cầu thuê xe ngày càng tăng cao.
Gọi và đặt xe sớm là việc làm cần thiết nhưng lại rất ít người chú ý tới. Nếu làm được điều này, bạn sẽ chủ động hơn trong việc lên lịch trình cho kì nghỉ cũng như tiết kiệm được số tiền không nhỏ vì thời điểm đặt xe giá chưa bị đội lên cao.
3. Mang giấy tờ cần thiết khi thuê xe
Về thủ tục thuê xe, thông thường chủ cho thuê xe yêu cầu bạn phải có Giấy phép lái xe, Chứng minh thư nhân dân hoặc sổ hộ khẩu, phương tiện thế chấp (xe máy chẳng hạn). Nếu không có một trong các loại giấy tờ trên bạn phải đảm bảo thanh toán cho chủ xe bằng tiền mặt qua giấy cam kết hoặc phương tiện thay thế như xe máy có giá trị quy ra mức tiền nhất định.
4. Kiểm tra giấy tờ xe
Điều dễ dàng nhất nhưng lại rất nhiều bỏ qua đó là kiểm tra về thời hạn lưu hành, giấy tờ xe. Trong trường hợp bị cảnh sát tuýt còi, nếu giấy tờ xe và thời hạn lưu hành xe đã hết, rất có thể bạn sẽ gặp rắc rối to. Với các loại xe đã hết hạn đăng kiểm, Cảnh sát giao thông sẽ phạt ở mức 2-3 triệu đồng cùng với 30 ngày giữ xe.
5. Kiểm tra bên ngoài
Lúc nhận xe, bạn nên kiểm tra xe thật kỹ vì điều này chưa bao giờ là thừa bởi nếu thiếu kinh nghiệm khách hàng sẽ phải chịu những khoản phí “trên trời rơi xuống”. Chẳng hạn, nếu chỉ kiểm tra tình trạng vỏ xe một cách qua loa, khi về có khả năng bạn sẽ phải chi tiền đền một vết xước bị bùn đất che lấp và có từ đời nào với giá không rẻ.
Do vậy, hãy chịu khó soi thật kỹ các vết xước, vành bánh, gương kính, đèn pha, hậu và ghi chi tiết vào thoả thuận nếu bạn không muốn mất tiền oan. Bên cạnh đó, với một số mẫu xe bạn hãy để mắt đến cả lốp sơ cua và phụ tùng đi kèm như đồ nghề, kích…
6. Kiểm tra máy móc và số km
Công việc này khó khăn hơn, nhất là những người ít có kinh nghiệm, nên để tránh những sự cố và việc phải sửa chữa trên đường đi, người thuê có thể nhìn biển đăng ký để tránh thuê phải xe quá cũ.
Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra số km hiện tại, tình trạng xăng, tốt nhất là nên lái thử một đoạn để xem máy móc, tránh những sửa chữa không đáng có trên đường đi.
7. Thỏa thuận số km phụ trội
Không chỉ kiểm tra xe kỹ, bạn cũng nên xem xét các điều khoản thoả thuận và hỏi kỹ về gói dịch vụ: thời gian cho thuê, hạn chế bao nhiêu km/ngày (thường là hạn chế từ 200 đến 300 km/ngày) và giá tiền km phụ trội (dao động từ 2.500 đồng đến 3.500 đồng/km).
Trước khi nhận xe, lập biên bản để xác định tình trạng của xe một cách rõ ràng, cụ thể.
8. Trả xe
Khi trả xe, kiểm tra tình trạng xe, chốt số km cùng chủ xe. Trong trường hợp xe gặp tai nạn, sự cố phải đền, nên nhờ người có hiểu biết về xe tư vấn để tránh đôi co và có những đòi hỏi đền bù không thoả đáng.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nơi cho thuê xe tự lái có thể là công ty với quy mô lớn, có nhiều loại xe, cũng có thể chỉ là cá nhân cho thuê xe. Không có quy chế nào chuẩn cho việc thuê xe mà mỗi nơi cho thuê lại tự đặt ra những quy định riêng để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên. Tuy nhiên, lợi ích tối đa vẫn thuộc về người cho thuê trong mọi tình huống. Chính vì thế, người đi thuê vẫn luôn phải cẩn trọng trong các thủ tục. Ngoài ra, bạn cũng cần giắt lưng những hiểu biết cơ bản và một vài kinh nghiệm để không bị “hớ’ khi đi thuê xe .
Chỉnh sửa cuối: