- Biển số
- OF-65954
- Ngày cấp bằng
- 10/6/10
- Số km
- 359
- Động cơ
- 438,390 Mã lực
- Nơi ở
- OF Yên Bái
- Website
- huyblog.violet.vn
Ngày 15/1/2007, thành phố Quảng Châu trở thành địa phương đầu tiên của Trung Quốc áp dụng chính sách cấm lưu thông xe máy.
> 'Tôi không duy ý chí khi đề xuất hạn chế xe cá nhân' / 'Các nước trong khu vực đều đã hạn chế xe cá nhân'
Quảng Châu là một trong những thành phố phát triển nhất Trung Quốc. Năm 2006, thu nhập bình quân đầu người vượt 10.000 USD, cao gấp 5 lần mức tương ứng của cả nước. GDP đạt 80 tỷ USD. Tuy nhiên, sự phát triển đó đã biến Quảng Châu thành thành phố đắt đỏ nhất, thành phố của ô nhiễm và tội phạm. Theo thống kê của cảnh sát, riêng các vụ phạm tội liên quan tới xe máy mỗi năm cũng hơn 100.000 vụ, trong đó cướp giật bằng xe máy phổ biến nhất.
Quảng Châu từng là "thiên đường" của xe máy với khoảng 790.000 xe lưu thông toàn thành phố.
Xe máy bắt đầu phát triển tại đây từ đầu những năm 1980. Tính đến năm 2003, số lượng xe máy tại Quảng Châu đã trên 790.000 xe, chiếm 20% lưu lượng giao thông trên đường phố, chỉ sau xe bus và trở thành phương tiện kinh doanh của đa phần người dân nhập cư. Việc xe máy phát triển quá ồ ạt không chỉ làm gia tăng mức độ ô nhiễm không khí và tiếng ồn của thành phố, mà còn là nguyên nhân số một gây ra tai nạn giao thông. Theo thống kê, tính riêng nửa đầu năm 2003 đã có tới 3.044 vụ tai nạn do xe máy gây ra, làm chết 364 người (trung bình 2 người mỗi ngày). Số ca tử vong do xe máy chiếm 43,61% các trường hợp tử vong do tai nạn giao thông.
Thêm vào đó, việc tổ chức và điều phối giao thông cũng như hoạt động của loại hình phương tiện này gặp nhiều khó khăn, chủ yếu do ý thức của các chủ phương tiện. Chuyện xe máy “làm loạn” trên các tuyến đường và gây tắc nghẽn đã trở nên quá phổ biến. Người điều khiển xe máy phần nhiều là dân nhập cư kiếm sống bằng nghề chạy xe ôm, nhiều trường hợp không có đủ giấy tờ đăng ký, thậm chí là bằng lái, hay không đội mũ bảo hiểm khi lái xe... Số vụ sử dụng xe máy để cướp giật cũng rất cao, với trung bình 31 vụ một ngày (tính từ tháng 1 đến tháng 10/2003).
Từ những lý do trên, chính quyền thành phố Quảng Châu quyết định ban hành lệnh cấm đối với xe máy. Với quyết định này, thành phố hy vọng giảm 24.000 tấn khí thải CO2 và 30 tấn bụi độc hại mỗi năm do xe máy thải ra, cũng như giảm tình trạng hỗn loạn giao thông, các vụ tai nạn và cướp giật. Để thực hiện lệnh cấm này, Quảng Châu lập ra khoảng 40 địa điểm làm nơi giữ hàng trăm nghìn xe do người dân giao lại, xếp đống và chờ phá hủy, đồng thời chi 70 tỷ NDT trong vòng 5 năm để nâng cấp thiết bị và hệ thống giao thông. Quá trình triển khai được thực hiện theo nhiều bước trong 16 năm, kéo dài từ tháng 10/1991 đến khi lệnh cấm triệt để được thực thi vào ngày 15/1/2007.
Tháng 10/1991, Quảng Châu bắt đầu cấm lưu thông nội thành đối với các xe máy không đăng ký trong thành phố từ 7h đến 19h hàng ngày, giới hạn 500 xe máy đăng ký mới mỗi tháng. Năm 1995, thành phố ngừng hẳn việc đăng ký xe trừ các trường hợp thay mới do mất hay đổi chủ sở hữu. Năm 1996, lời kêu gọi phát triển các phương tiện giao thông công cộng được ban hành, đồng thời cấm xe máy tại một số tuyến phố. Ngày 16/3/1998 đánh dấu bước thay đổi mới khi Quảng Châu cấm hoàn toàn việc đăng ký hay thay đổi thông tin. Một năm sau đó, các phương tiện không có đăng ký trong nội thành đều bị cấm tại đây.
Xe máy trong bãi chờ tiêu hủy. Ảnh: Information Times.
Tháng 1/2002, Luật Quản lý môtô, xe máy tại Quảng Châu được ban hành, theo đó những xe có thời gian sử dụng trên 15 năm đều bị tiêu hủy, trừ xe đáp ứng được tiêu chuẩn về khí thải. Từ năm 2002 đến trước tháng 1/2007, các lệnh cấm xe máy lưu thông tại các tuyến đường nội đô theo khung giờ dần được ban hành và thắt chặt hơn. Đến ngày 15/1/2007, luật cấm triệt để xe máy có hiệu lực với 100% xe máy tại Quảng Châu.
Tính đến tháng 8/2007, 7 tháng sau khi luật được ban hành, hiện tượng ô nhiễm khí ồn, lượng CO2 và các khí độc hại khác thải ra môi trường giảm đáng kể. So với cùng kỳ năm 2006, các vụ tai nạn giao thông giảm 17,5%, số ca tử vong giảm 2,2%, bị thương giảm 20,4% và thiệt hại về tải sản ước tính thấp hơn 42,3%. Số trường hợp phạm tội ghi nhận được là 52,141 vụ, ít hơn 15,3% trong cùng khoảng thời gian trên, đặc biệt số vụ cướp giật sử dụng xe máy làm phương tiện giảm tới 44,3%. Tình trạng tắc nghẽn cũng giảm mạnh, xe khách đông hơn. Đây được xem như những con số rất đáng khích lệ của chính quyền địa phương. Cảnh quan đô thị cũng được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, vẫn có một số vấn đề nảy sinh khi các chủ doanh nghiệp kinh doanh xe máy đòi kiện chính quyền bởi đạo luật trên đã đẩy họ đến bước phá sản. Một lượng lớn người nhập cư kiếm sống bằng nghề chạy xe ôm trước đây cũng không biết phải làm gì khi bằng cấp và trình độ không có, còn “miếng cơm manh áo” thì đã bị cấm lưu hành. Lệnh cấm trên đẩy hoạt động kinh doanh của thị trường xe đạp tăng vọt, còn ngành dịch vụ taxi thì cũng “tranh thủ” nâng giá. Nghịch lý xảy ra khi cướp giật bằng xe máy giảm nhưng móc túi và trộm cắp trên các tuyến xe bus lại tăng, buộc chính quyền phải thông báo kế hoạch lắp đặt máy quay trên các xe bus, sau đó nối với trung tâm chống tội phạm của cảnh sát.
Theo một quan chức địa phương, tại thời điểm đó, trong dư luận vẫn còn nhiều người cho rằng việc áp lệnh cấm xe máy là không thuyết phục. Lý do họ đưa ra là ôtô cũng là một phương tiện giao thông gây ùn tắc, xả nhiều khí thải và gây tai nạn giao thông. Nhưng các quan chức cho rằng chính xe máy với kiểu tham gia giao thông như “một mớ hỗn độn” mới là nguyên nhân chính của ùn tắc và tai nạn.
Thực tế quá trình thực hiện lệnh cấm của Quảng Châu cho thấy việc áp dụng một cách có hệ thống và theo từng bước nhất định là cần thiết để đạt hiệu quả cao. Chính quyền thành phố đã không lựa chọn việc thực hiện dứt điểm và đột ngột, mà kéo dài trong suốt 16 năm từ 1991 đến 2007. Các biện pháp đưa ra được thắt chặt dần, khởi đầu với việc giới hạn số lượng xe đăng ký mới. Chính sách và những quyết định chiến lược thực hiện dựa trên quá trình điều tra và phân tích từ các chuyên gia. Quá trình áp dụng được chia ra làm 3 giai đoạn chính giãn cách nhau, tạo điều kiện cho người dân quen dần với tình hình mới.
Các phương tiện giao thông công cộng và hoạt động không gây ô nhiễm được khuyến khích sử dụng.
Chính sách hỗ trợ đi kèm cũng là một yếu tố quan trọng để thực hiện lộ trình trên, trong đó bao gồm phát triển các phương thiện giao thông công cộng như xe bus và các loại xe điện mini. Quá trình thắt chặt lưu thông đối với xe máy song hành với việc mở rộng các tuyến xe bus nội thành và tăng hiệu quả của các phương tiện này. Đối với những người dân phải giao nộp xe máy, chính quyền hỗ trợ mức giá trung bình là 180 USD (giá trị tại thời điểm giao nộp) mỗi xe. Số tiền thay đổi tùy theo năm sử dụng, nếu quá 13 năm lưu hành thì chủ xe sẽ không được nhận tiền bồi thường.
Một số hội chợ việc làm đặc biệt cũng được mở ra nhằm giúp đỡ tìm việc làm cho những người từng chạy xe ôm trước đây hay những người làm việc trong các lĩnh vực có liên quan đến xe máy. Các thể chế áp buộc đặc biệt cũng được thực thi với mục đích thực hiện chính sách đưa ra một cách triệt để và hiệu quả nhất.
Lệnh cấm xe máy của thành phố Quảng Châu đã được 4 năm kể từ khi có hiệu lực. Thực tế chứng minh được những kết quả tốt đẹp mang lại từ quyết định này khi giúp cải thiện hình ảnh của thành phố và đời sống của nhân dân trong vùng. Tuy nhiên vẫn có một số ý kiến trái chiều và các hệ quả không mong đợi. Các quốc gia phương Tây cũng đã ban hành lệnh cấm từ rất lâu và thu được những ích lợi nhất định từ quyết định này.
Anh Quân
http://vnexpress.net/gl/oto-xe-may/2011/10/kinh-nghiem-4-nam-cam-xe-may-o-quang-chau/
> 'Tôi không duy ý chí khi đề xuất hạn chế xe cá nhân' / 'Các nước trong khu vực đều đã hạn chế xe cá nhân'
Quảng Châu là một trong những thành phố phát triển nhất Trung Quốc. Năm 2006, thu nhập bình quân đầu người vượt 10.000 USD, cao gấp 5 lần mức tương ứng của cả nước. GDP đạt 80 tỷ USD. Tuy nhiên, sự phát triển đó đã biến Quảng Châu thành thành phố đắt đỏ nhất, thành phố của ô nhiễm và tội phạm. Theo thống kê của cảnh sát, riêng các vụ phạm tội liên quan tới xe máy mỗi năm cũng hơn 100.000 vụ, trong đó cướp giật bằng xe máy phổ biến nhất.
Quảng Châu từng là "thiên đường" của xe máy với khoảng 790.000 xe lưu thông toàn thành phố.
Xe máy bắt đầu phát triển tại đây từ đầu những năm 1980. Tính đến năm 2003, số lượng xe máy tại Quảng Châu đã trên 790.000 xe, chiếm 20% lưu lượng giao thông trên đường phố, chỉ sau xe bus và trở thành phương tiện kinh doanh của đa phần người dân nhập cư. Việc xe máy phát triển quá ồ ạt không chỉ làm gia tăng mức độ ô nhiễm không khí và tiếng ồn của thành phố, mà còn là nguyên nhân số một gây ra tai nạn giao thông. Theo thống kê, tính riêng nửa đầu năm 2003 đã có tới 3.044 vụ tai nạn do xe máy gây ra, làm chết 364 người (trung bình 2 người mỗi ngày). Số ca tử vong do xe máy chiếm 43,61% các trường hợp tử vong do tai nạn giao thông.
Thêm vào đó, việc tổ chức và điều phối giao thông cũng như hoạt động của loại hình phương tiện này gặp nhiều khó khăn, chủ yếu do ý thức của các chủ phương tiện. Chuyện xe máy “làm loạn” trên các tuyến đường và gây tắc nghẽn đã trở nên quá phổ biến. Người điều khiển xe máy phần nhiều là dân nhập cư kiếm sống bằng nghề chạy xe ôm, nhiều trường hợp không có đủ giấy tờ đăng ký, thậm chí là bằng lái, hay không đội mũ bảo hiểm khi lái xe... Số vụ sử dụng xe máy để cướp giật cũng rất cao, với trung bình 31 vụ một ngày (tính từ tháng 1 đến tháng 10/2003).
Từ những lý do trên, chính quyền thành phố Quảng Châu quyết định ban hành lệnh cấm đối với xe máy. Với quyết định này, thành phố hy vọng giảm 24.000 tấn khí thải CO2 và 30 tấn bụi độc hại mỗi năm do xe máy thải ra, cũng như giảm tình trạng hỗn loạn giao thông, các vụ tai nạn và cướp giật. Để thực hiện lệnh cấm này, Quảng Châu lập ra khoảng 40 địa điểm làm nơi giữ hàng trăm nghìn xe do người dân giao lại, xếp đống và chờ phá hủy, đồng thời chi 70 tỷ NDT trong vòng 5 năm để nâng cấp thiết bị và hệ thống giao thông. Quá trình triển khai được thực hiện theo nhiều bước trong 16 năm, kéo dài từ tháng 10/1991 đến khi lệnh cấm triệt để được thực thi vào ngày 15/1/2007.
Tháng 10/1991, Quảng Châu bắt đầu cấm lưu thông nội thành đối với các xe máy không đăng ký trong thành phố từ 7h đến 19h hàng ngày, giới hạn 500 xe máy đăng ký mới mỗi tháng. Năm 1995, thành phố ngừng hẳn việc đăng ký xe trừ các trường hợp thay mới do mất hay đổi chủ sở hữu. Năm 1996, lời kêu gọi phát triển các phương tiện giao thông công cộng được ban hành, đồng thời cấm xe máy tại một số tuyến phố. Ngày 16/3/1998 đánh dấu bước thay đổi mới khi Quảng Châu cấm hoàn toàn việc đăng ký hay thay đổi thông tin. Một năm sau đó, các phương tiện không có đăng ký trong nội thành đều bị cấm tại đây.
Xe máy trong bãi chờ tiêu hủy. Ảnh: Information Times.
Tháng 1/2002, Luật Quản lý môtô, xe máy tại Quảng Châu được ban hành, theo đó những xe có thời gian sử dụng trên 15 năm đều bị tiêu hủy, trừ xe đáp ứng được tiêu chuẩn về khí thải. Từ năm 2002 đến trước tháng 1/2007, các lệnh cấm xe máy lưu thông tại các tuyến đường nội đô theo khung giờ dần được ban hành và thắt chặt hơn. Đến ngày 15/1/2007, luật cấm triệt để xe máy có hiệu lực với 100% xe máy tại Quảng Châu.
Tính đến tháng 8/2007, 7 tháng sau khi luật được ban hành, hiện tượng ô nhiễm khí ồn, lượng CO2 và các khí độc hại khác thải ra môi trường giảm đáng kể. So với cùng kỳ năm 2006, các vụ tai nạn giao thông giảm 17,5%, số ca tử vong giảm 2,2%, bị thương giảm 20,4% và thiệt hại về tải sản ước tính thấp hơn 42,3%. Số trường hợp phạm tội ghi nhận được là 52,141 vụ, ít hơn 15,3% trong cùng khoảng thời gian trên, đặc biệt số vụ cướp giật sử dụng xe máy làm phương tiện giảm tới 44,3%. Tình trạng tắc nghẽn cũng giảm mạnh, xe khách đông hơn. Đây được xem như những con số rất đáng khích lệ của chính quyền địa phương. Cảnh quan đô thị cũng được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, vẫn có một số vấn đề nảy sinh khi các chủ doanh nghiệp kinh doanh xe máy đòi kiện chính quyền bởi đạo luật trên đã đẩy họ đến bước phá sản. Một lượng lớn người nhập cư kiếm sống bằng nghề chạy xe ôm trước đây cũng không biết phải làm gì khi bằng cấp và trình độ không có, còn “miếng cơm manh áo” thì đã bị cấm lưu hành. Lệnh cấm trên đẩy hoạt động kinh doanh của thị trường xe đạp tăng vọt, còn ngành dịch vụ taxi thì cũng “tranh thủ” nâng giá. Nghịch lý xảy ra khi cướp giật bằng xe máy giảm nhưng móc túi và trộm cắp trên các tuyến xe bus lại tăng, buộc chính quyền phải thông báo kế hoạch lắp đặt máy quay trên các xe bus, sau đó nối với trung tâm chống tội phạm của cảnh sát.
Theo một quan chức địa phương, tại thời điểm đó, trong dư luận vẫn còn nhiều người cho rằng việc áp lệnh cấm xe máy là không thuyết phục. Lý do họ đưa ra là ôtô cũng là một phương tiện giao thông gây ùn tắc, xả nhiều khí thải và gây tai nạn giao thông. Nhưng các quan chức cho rằng chính xe máy với kiểu tham gia giao thông như “một mớ hỗn độn” mới là nguyên nhân chính của ùn tắc và tai nạn.
Thực tế quá trình thực hiện lệnh cấm của Quảng Châu cho thấy việc áp dụng một cách có hệ thống và theo từng bước nhất định là cần thiết để đạt hiệu quả cao. Chính quyền thành phố đã không lựa chọn việc thực hiện dứt điểm và đột ngột, mà kéo dài trong suốt 16 năm từ 1991 đến 2007. Các biện pháp đưa ra được thắt chặt dần, khởi đầu với việc giới hạn số lượng xe đăng ký mới. Chính sách và những quyết định chiến lược thực hiện dựa trên quá trình điều tra và phân tích từ các chuyên gia. Quá trình áp dụng được chia ra làm 3 giai đoạn chính giãn cách nhau, tạo điều kiện cho người dân quen dần với tình hình mới.
Các phương tiện giao thông công cộng và hoạt động không gây ô nhiễm được khuyến khích sử dụng.
Chính sách hỗ trợ đi kèm cũng là một yếu tố quan trọng để thực hiện lộ trình trên, trong đó bao gồm phát triển các phương thiện giao thông công cộng như xe bus và các loại xe điện mini. Quá trình thắt chặt lưu thông đối với xe máy song hành với việc mở rộng các tuyến xe bus nội thành và tăng hiệu quả của các phương tiện này. Đối với những người dân phải giao nộp xe máy, chính quyền hỗ trợ mức giá trung bình là 180 USD (giá trị tại thời điểm giao nộp) mỗi xe. Số tiền thay đổi tùy theo năm sử dụng, nếu quá 13 năm lưu hành thì chủ xe sẽ không được nhận tiền bồi thường.
Một số hội chợ việc làm đặc biệt cũng được mở ra nhằm giúp đỡ tìm việc làm cho những người từng chạy xe ôm trước đây hay những người làm việc trong các lĩnh vực có liên quan đến xe máy. Các thể chế áp buộc đặc biệt cũng được thực thi với mục đích thực hiện chính sách đưa ra một cách triệt để và hiệu quả nhất.
Lệnh cấm xe máy của thành phố Quảng Châu đã được 4 năm kể từ khi có hiệu lực. Thực tế chứng minh được những kết quả tốt đẹp mang lại từ quyết định này khi giúp cải thiện hình ảnh của thành phố và đời sống của nhân dân trong vùng. Tuy nhiên vẫn có một số ý kiến trái chiều và các hệ quả không mong đợi. Các quốc gia phương Tây cũng đã ban hành lệnh cấm từ rất lâu và thu được những ích lợi nhất định từ quyết định này.
Anh Quân
http://vnexpress.net/gl/oto-xe-may/2011/10/kinh-nghiem-4-nam-cam-xe-may-o-quang-chau/