1 Khác ạ vì nếu nói về T62 VN thì ứ thiếu hình ảnh đẻ xài đâu cần xài Mo hình tầu khựa
chơi hàng thật chứ ai lại chơi hàng giả (hề hề, nhà em rút kn (y))
2 T72 của VN nhà mình có thê snayf thôi ạ
không có giáp ERA
1, Hỏa tiễn AT-3 Sagger:
Loại này fang được giáp ERA không cụ.
Nhà cháu đọc bài nì về giáp ERA, thấy hay:
Tăng cường khả năng sống sót của xe tăng trong chiến tranh hiện đại. Ngay từ khi xuất hiện trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, xe tăng đã thể hiện ưu thế về khả năng cơ động cao, hỏa lực mạnh, đột kích mãnh liệt. Nó trở thành phương tiện lợi hại có thể bất ngờ làm thay đổi cục diện chiến trường.
Vì những ưu thế của mình, xe tăng đã trở thành khắc tinh của các căn cứ hoả điểm rất cần được “ưu tiên” tiêu diệt. Cùng với sự xuất hiện của các vũ khí chống tăng như pháo chống tăng, xe tăng chống xe tăng, máy bay chuyên diệt tăng và các vũ khí diệt tăng cá nhân, ngưòi ta lo lắng rằng, tăng đã đánh mất vị trí đột kích của mình trên chiến trường. Nhưng không bao lâu sau với sự phát triển của công nghệ vật liệu quân sự, khoa học- công nghệ quân sự, xe tăng vẫn được quan tâm phát triển. Đặc biệt là các phương tiện phòng thủ chủ động và thụ động, tăng khả năng sống sót, giúp xe tăng cho đến ngày nay vẫn là “quả đấm thép” trên chiến trường.
Phòng thủ thụ động
Ngay từ khi có mặt, xe tăng đã sở hữu một vỏ giáp bằng thép cán chịu được sức công phá của các loại súng bộ binh cỡ nhỏ. Nhưng với các loại đạn cỡ lớn, xe tăng cần một vỏ giáp dày hơn, cứng hơn, điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng trọng lượng xe, giảm khả năng cơ động của xe tăng.
Giải pháp giáp nghiêng đã giải quyết vấn đề này. Giáp nghiêng giảm khả năng xuyên phá động năng của đạn, làm một phần năng lượng của đạn bị trượt trên bề mặt giáp. Điển hình là xe tăng T-34, với vỏ thép đặt nghiêng có độ dày 40-70 mm đã vô hiệu hóa rất hiệu quả các loại đạn xuyên phá được bắn bởi xe tăng tầm trung của Đức, tạo ra một cuộc cách mạng trong chế tạo và chiến thuật sử dụng xe tăng.
T-34 với giáp nghiêng xung quanh
Cùng với sự phát triển của công nghệ, các loại pháo và đạn chống tăng ngày càng lớn, nhất là sự xuất hiện của các vũ khí chống tăng cá nhân sử dụng liều nổ lõm như các đời súng phóng lựu chống tăng RPG, Law; các tên lửa chống tăng có điều khiển Milan, Kornet, Javelin có khả năng xuyên phá những lớp thép dầy mà giải pháp tăng độ dày của giáp, đặt giáp nghiêng không đạt hiệu quả cao nữa. Các quốc gia lúc này lại đổ xô đi tìm các giải pháp riêng của mình nhằm hạn chế hay triệt tiêu hiệu quả của các vũ khí chống tăng hiện đại.
Giáp phản ứng nổ (ERA): Đối với các xe tăng chiến đấu chủ lực của quân đội Nga, phương án được chọn là giáp liên hợp. Ngoài giáp chính của xe tăng được gia cố thêm bằng hợp kim và gốm, giảm chiều cao, giảm tiết diện của xe, bên ngoài giáp tăng đựoc treo các tấm giáp phản ứng nổ (ERA). Hiện tại nó được trang bị trên hầu hết lực lượng tăng, thiết giáp của quân đội Liên bang.
Giáp phản ứng nổ có tên tiếng Nga là Kontakt, bao gồm các hộp thép chứa thuốc nổ ở giữa, được lắp trên các vị trí xung yếu của xe tăng. Khi bị trúng đạn khối thuốc nổ ở giữa hộp thép phát nổ tạo ra phản lực có tác dụng làm lệch hướng luồng nhiệt (đạn HEAT, đầu đạn lõm), hay làm gẫy thanh xuyên (đạn dưới cỡ Sabot) trước khi chúng tới được giáp chính. Với các thế hệ giáp Kontakt đời đầu hiệu quả bảo vệ tương đương 350-400 mm giáp thép. Với Kontakt-5 đời mới lắp trên T-80U, hiệu quả bảo vệ của giáp tăng lên 160% (tương đương 720 mm giáp thép). Hiện nay, phiên bản mới của giáp ERA có tên “Relict” với kết cấu mô-đun khả năng bảo vệ có thể được nâng lên tới gần gấp hai lần giáp chính (190%).
Giáp ERA Kontakt-5 lắp trên tăng T-72
Đặc tính nhỏ gọn với 10,5cm chiều rộng, 23cm chiều dài, dầy 7cm, tổng trọng lượng 10,35kg mỗi viên (Kontakt-5), nên giáp ERA rất dễ chế tạo, lắp đặt đơn giản và dễ thay thế.
Ra đời năm 1978, giáp ERA được trang bị đầu tiên trên xe bọc thép M-113 của Israel, nó đã chứng minh khả năng bảo vệ, khi vô hiệu hoá các loại đạn lõm, tên lửa chống tăng của quân Ả-rập. Sau đó, Giáp ERA được nhiều nước sao chép và phát triển, Nhưng nó đạt hiệu quả cao nhất khi được các cơ quan nghiên cứu quốc phòng Nga mang tên NII Stali (một trong những cơ quan chế tạo hệ thống bảo vệ hàng đầu tại Nga) phát triển.
Hiện nay, Giáp ERA đang được trang bị rộng rãi trên các xe tăng chủ chiến, xe bọc thép của các nước. Giáp ERA là phương án nâng cấp tối ưu về hiệu năng cũng như giá thành cho xe tăng đời cũ, nhằm nâng cao khả năng sống sót gần tương đương với các loại tăng chủ chiến hiện đại.
Tăng M1A2 của Mỹ cũng gắn giáp ERA
Giáp Composite: Đối với các quốc gia khác như châu Âu, Hoa Kỳ, Israel.. Nhờ sự phát triển của công nghệ vật liệu mới, giáp xe tăng được làm bằng vật liệu tổng hợp bao gồm nhiều lớp vật liệu gắn kết với nhau.
Vật liệu Composite được biết tới nhiều nhất là giáp Chobham được Anh quốc nghiên cứu và phát triển. Giáp Chobham bao gồm các lớp thép, gốm chịu nhiệt và các lớp hợp kim ghép lại với nhau. Giáp Chobham có khả năng vô hiệu hoá các loại đạn lõm, tên lửa chống tăng bằng kết cấu “tổ ong” làm luồng xuyên bị mất năng lượng và bị triệt tiêu. Đối với các loai đạn xuyên dưới cỡ, lợi dụng tính vô định hình của gốm và sự phân kì giữa các lớp vật liệu trong kết cấu giáp Chobham khiến thanh xuyên bị gẫy mất khả năng xuyên phá động năng.
Giáp Chobham xuất hiện năm 1960, trên tăng chủ chiến Chanlenger của Anh. Hiệu quả của giáp Chobham được chứng minh rõ nét trong cuộc chiến vùng vịnh năm 1991, năm 2003, giáp của xe tăng Chanlenger đã vô hiệu hoá hoàn toàn các tên lửa chống tăng của quân đội Irag bắn tới Nó liên tục được nghiên cứu và phát triển cho tới tận ngày nay, phiên bản mới nhất của giáp Chobham là Dochester hiện được trang bị cho tăng Chanlenger II.
Xe tăng Chanlenger của Anh
Hiện nay, giáp Chobham có mặt trên nhiều xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại của các nước như: Abram của Mỹ, Leopart II của Đức, Leclerc của Pháp và nhiều quốc gia khác.
Giáp Chobham trên xe tăng Merkava III
Ngoài những biện pháp chính nâng cao khả năng sống sót của các xe tăng chủ chiến hiện đại kể trên. Phải kể tới các phưong pháp khác như: “rèm xích sắt” trên tăng Mekava của Israel, lồng lưới thép chống đạn phóng lựu chống tăng, hệ thống ”Nakidka” sử dụng các tấm vải phủ vật liệu giảm bức xạ nhiệt…
(Sưu tầm nguồn hoangsa...)