Kiến nghị tăng phí lưu hành xe cá nhân 5% mỗi năm

nguyenanhson

Xe buýt
Biển số
OF-17168
Ngày cấp bằng
8/6/08
Số km
560
Động cơ
513,460 Mã lực
Là một người dân Việt với mong ước cho Người dân được có cuộc sống bằng dân các nước xung quanh, Ít nhất là cũng được như Lào, campuchia là những nước được đánh giá có kinh tế và xã hội kém hơn nước ta tôi kính đề nghị Bộ GTVT và Ông Bộ trưởng Đinh La thăng hãy cẩn thận cân nhắc lại các các quyết định của mình trước khi ban hành hoặc trình chính phủ.Mọi chính sách phải phù hợp với điều kiện xã hội và kinh tế người dân chứ không nên vì mục đích tận thu mà đẩy những người đang sở hữu xe vào hoàn cảnh khốn cùng.Không phải ai có xe oto cũng là giàu. Không phải ai có xe cũng tham gia giao thông vào giờ cao điểm. Nhiều gia đình mua xe chỉ để cuối tháng, cuối tuần về quê thăm gia đình cho an toàn và thuận tiện như vậy không thể gây ùn tắc giao thông tại các thành phố Hà Nội hay TP HCM. Vì vậy việc thu phí không thể đánh đồng. Không thể vì thiếu năng lực quản lý mà đổ mọi khoản thu vô tội vạ vào đầu người dân.Đề nghị các vị hãy rời chiếc ghế trong văn phòng, bớt cac cuộc họp vô bổ để xuống với Dân và hiểu rõ hơn cuộc sống của Người dân hiện tại trước khi chắp bút viết nên một đề án gì. Hãy đi thị sát các công trình giao thông để ngăn chặn sự rút ruột để các con đường có chất lượng như nó được thiết kế.
 

xephaoma...tot

Xe buýt
Biển số
OF-45246
Ngày cấp bằng
2/9/09
Số km
826
Động cơ
471,300 Mã lực
Em nhiệt liệt ủng hộ bác anhson. Cái mà họ cần làm thì ko làm dc. Thử hỏi sao ông Thăng ko tìm cách chống tham nhũng ở các công trình giao thông ? Hỏng đường, phí bảo trì lớn có phải nguyên nhân chỉ là do xe cá nhân? Hay vì bị rút ruột quá nhiều ! Tắc đường có phải chỉ vì mấy chiếc ô tô cá nhân ? Sao ông ko nhìn thấy một yếu tố khác rất quân trọng đó là " Văn hóa giao thông" hay nói cách khác đó chính là " Ý thức người tham gia giao thông". Ông có ở HN ko ? ông đã bao giờ chứng kiến chỉ có độ vài chục cái xe máy mà cũng làm tắc một ngã tư chỉ vì cái đèn GT hỏng ?! Xin nói luôn rằng, ông đừng vin cớ để móc túi những người đã từng chịu bao vất vả, hy sinh để có được chiếc xe mà lẽ ra họ phải dc hưởng từ cách đây vài thập niên.
Lẽ ra phải mừng khi cuộc sống người dân dc nâng cao. Lẽ ra những người như ông Thăng phải tìm cách bắt nhịp với sự phát triền chung thì họ lại đang tìm cách kìm hãm và cái vòng luẩn quẩn cũng cứ mài luẩn quẩn.
 

samsungl2400

Xe buýt
Biển số
OF-71406
Ngày cấp bằng
25/8/10
Số km
580
Động cơ
432,119 Mã lực
Khi các phí được áp dụng thi hành thì phương pháp tận thu sẽ có khả năng nhân rộng ra nhiều lĩnh vực khác. Để tồn tại chúng ta có 2 hướng lựa chọn: hoặc ăn cướp hoặc làm quan.
 

laccdx

Xe hơi
Biển số
OF-59791
Ngày cấp bằng
23/3/10
Số km
122
Động cơ
443,820 Mã lực
#`# nói đường làm cho toàn dân, mấy ông đi ô tô dùng nhiều đường hơn thì đóng phí nhiều hơn. Sao hắn ko nghĩ giùm: những người đi ô tô đóng thuế nhiều hơn người đi bộ nhỉ. Mà muốn hạn chế xe cá nhân thì ko cho đăng ký xe mới, cái phí này bản chất là tận thu tận diệt thôi chứ nó có làm bớt được cái xe nào đâu.
Đúng như bác nói. Nó tưởng dân mình ngu không hiểu gì.
 

hi_huyndai

Xe máy
Biển số
OF-132717
Ngày cấp bằng
29/2/12
Số km
50
Động cơ
372,310 Mã lực
Nơi ở
Sky Garden 3 PMH Quận 7 HCM
Website
www.amplitude.vn
Thật là không hiểu mấy ông làm ăn kiểu gì ? Đầu óc nghỉ gì ? Tăng nhiều thuế nhưng xe vẫn cứ tăng chứng minh xã hội phát triển, con người cần an toàn và nhu cầu đi lại bằng xe có thật.

Tăng phí, tăng thuế nhưgn nếu thật sự ng ta cần vãn phải mua. Nên việc tăng tiền xem như vô tác dụng. Sao không giảm nhiều tiền thuế xe cũ vào để người dân trao đổi qua lại hạn chế phát sinh xe mới vì chênh lêhcj giữa cũ và mới quá nhiều ?

Nói về người đi oto: Có ai ở HN và HCM muốn lấy xe cá nhân ra đi lúc 4-5 giờ chièu không ? Chứng tỏ khi bị bắt buộc hoặc bị dính vao giờ cao điểm khi đã nhỡ ngồi trên xe thì chịu trận, chứ ai lại muốn đi xe oto vào giờ đó ? Đi xe máy khỏe hơn.

Có nghiên cứu xem khi xã hội phát triển, mật độ dân số tăng thì diện tích mặt đường giành cho giao thông phải tăng tương ứng không ? Và có kế hoạch dài hơi cho việc mở rộng đường ?? hoặc mở thêm đường mới cho đúng với số liệu nghiêng cứu không ?

Các ông trả lời sao khi hằng năm vẫn có số liệu của dân số, phương tiện nhưng chăng bao giờ có kế hoạch, lộ trình tương ứng với sự phát triển ?

Tăng tiền, tăng phí ==> lạm phát tăng, lại kiềm lạm phát bằng cách đẩy ls bank lên cao, rồi khi ls bank lên cao lại kiềm ls bằng cách cho lạm phát liên cao ? ?

Nước vì tiếng nói người dân, làm vì dân ? ? vậy dân không có đường đi, mua xe chính ngạch theo biểu thuế nhà nước là sai ? Tất cả sự quản lý, nghiên cứu và triển khai của các ông luôn mắc lỗi căn bản thì dân phải chịu ? ?

Ở đây không nói rằng ai giỏi ai dỡ, nhưng đang nhận xét về việc gọi là quyền và nghĩa vụ của dân, lợi ích của dân, của nước. Nhưng thiết nghỉ các lộ trình xử lý giao thông sau khi thu tiền ? LÀm gì giam tải và tăng diện tích mặt đường ở những TP Lớn, di dời dân và các cơ quan hành chính ? ?

Có để ý xem toàn bộ các điểm làm việc của nhà nước tập trung tại mặt tiền. Xe cộ đi lại khó khăn, thêm kiểu đi chục lần chưa xong đừng nói 1 lần.
 

Chim trời

Xe hơi
Biển số
OF-120201
Ngày cấp bằng
11/11/11
Số km
126
Động cơ
384,050 Mã lực
Nếu mà thu phí hạn chế như vậy thì em đang có xe vẫn cứ phải đóng thôi. Chẵng nhẽ để đem đi nấu thép à? Của đống tiền (Vì xe mình quá đắt mừ). Ai có xe thì vẫn phải đóng thôi. Nếu bán xe thì bị gìm hàng => chán.

Như vậy thì em phải cố gắng cày cuốc thêm để đóng phí thôi. MÀ mình có xe rồi thì làm gì???
EM xẽ đăng làm thêm việc chạy xe dịch vụ để kiếm thêm xiền đóng phí vào ngày nghỉ (t7, CN). NGày thường mà giá cao thì em cũng xin nghỉ không lương để kiếm bù thôi. Kể cả vào phố cổ => Khách hàng chịu.
Như vậy xe em phải làm việc tăng công suất để đóng phí => tăng cường lưu thông => Như vậy hạn chế phương tiện vào MŨI => Tắc đường hơn (Vì đường vẫn thế và ngày càng kém đi)
Tận thu thì mình phải tận dụng cái mình có thôi các kụ ợ. Để còn đóng phí chứ.
Chả còn cách nào đâu. Em chả kêu ca gì.
 

machuyhoang

Xe tải
Biển số
OF-37020
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
355
Động cơ
475,417 Mã lực
Mọi người sắm xe trâu biểu tình đê cho # #
 

nguyenanhson

Xe buýt
Biển số
OF-17168
Ngày cấp bằng
8/6/08
Số km
560
Động cơ
513,460 Mã lực
Kính gửi bộ Giao thông Vận Tải.
Trong xã hội thời gian qua vấn đề nóng bỏng nhất được bàn từ trong văn phòng ra tới bờ đê là vấn đề thu phí hạn chế xe các nhân. Vì sao vậy? vì nó chưa hợp với lòng dân, chưa đúng với mục tiêu và đối tượng thu, chưa đảm bảo công bằng xã hội.
Tại sao xe đi ít và đi nhiều lại phải đóng mức phí bằng nhau.
Việc sửa đổi thu theo dung tích xi lanh đã đảm bảo đúng với mục tiêu là hạn chế ùn tắc giao thông chưa?
Tại sao một dự thảo có ảnh hưởng lớn đến người dân và sự phát triển của xã hội lại có thể nay đưa ra, mai sửa đổi tạo tâm lý bất an trong nhân dân gây đình trệ sản xuất và đầu tư?.
là người dân Việt chúng tôi sẵn sàng đổ máu vì đất nước, lao động ngày đêm để xây dựng đất nước mong mỏi một ngày chúng ta có thể tự hào với các nước khác về mức sống của người dân vì sự tự chủ, tự do của dân tộc Việt. Chúng tôi không ngại đóng góp các khoản thuế, phí để xây dựng đất nước nhưng các khaonr thu đó phải hợp lý, phù hợp với thu nhập của mọi người dân, đảm bảo công bằng người đi nhiều đóng nhiều, người đi ít đóng ít chứ không phải cào bằng hoặc tính theo dung tích xi lanh là không ổn. Chúng tôi cũng muốn các khoản thu phải minh bạch trong chi tiêu, các công trình giao thông phải đảm bảo.
Rất mong Bộ giao thông vận tải thực hiện đúng chức năng của mình và cân nhắc, điều tra kỹ lưỡng trước khi đưa ra một quyết định.
Trân trọng
 

nguyenanhson

Xe buýt
Biển số
OF-17168
Ngày cấp bằng
8/6/08
Số km
560
Động cơ
513,460 Mã lực
Vin gửi các bác bản tin ý kiến của Bác Thuyết về vụ thu phí.
'Ép dân không phải là cách phục vụ dân'

"Với phương tiện công cộng hiện nay, thu phí xe cá nhân không thể làm người ta ít đi xe, giảm ùn tắc. Tăng thu phí chỉ tiếp tục làm giảm thu nhập và tăng thêm bức xúc của dân", cựu đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết phân tích.
> 'Bộ Giao thông chưa tính đến thời điểm thu phí' / 'Phí chồng phí' với xe cá nhân

- Chính phủ vừa quyết định thu phí bảo trì đường bộ, ngay sau đó Bộ Giao thông Vận tải đề xuất mức phí hạn chế phương tiện và phí vào nội đô giờ cao điểm, ông nhìn nhận về những khoản phí này thế nào?

- Từ khi lên làm Bộ trưởng Giao thông Vận tải, ông Đinh La Thăng rất tích cực đề ra các giải pháp giải quyết hai vấn đề lớn của ngành, đó là tiến độ, chất lượng thực hiện các công trình giao thông và ùn tắc, tai nạn giao thông. Tuy nhiên, biện pháp thu phí hạn chế phương tiện và phí vào nội đô giờ cao điểm nhằm giải quyết ùn tắc rõ ràng là không ổn.

Trước hết, chúng ta cần bình tĩnh đánh giá nguyên nhân ùn tắc là gì. Dĩ nhiên, quy lỗi cho phương tiện cá nhân phát triển quá nhiều là dễ nhất, vì điều đó rất trực quan. Nhưng đó không phải nguyên nhân mà chỉ là triệu chứng. Dẫn đến triệu chứng này là do hàng loạt hạn chế về chính sách của Nhà nước, của ngành giao thông và của các thành phố.

Cụ thể, trong hàng chục năm qua, đường giao thông ở nội đô các thành phố lớn không được phát triển. Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 khóa 13 đánh giá: “Tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông vận tải còn quá thấp (hiện tại chỉ chiếm khoảng 6-7% diện tích đất đô thị)”.

Bên cạnh đó, các phương tiện giao thông công cộng ở nội đô không những không phát triển mà còn có vẻ thụt lùi. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội và phát triển hạ tầng cơ sở không đồng bộ cũng làm tăng cơ học những người về sống ở đô thị lớn, đặc biệt là trong vành đai nội đô.

Đổ lỗi cho phương tiện cá nhân và tìm cách đánh vào túi tiền để buộc người ta sử dụng phương tiện khác không phải là thượng sách. Bởi vì có mấy người muốn đi xe máy, ôtô riêng nếu thành phố có nhiều phương tiện giao thông công cộng thuận tiện?

Nhiều luật gia đã phân tích sự phi lý của những loại phí mới được đề xuất này. Thứ nhất là trái quy định của pháp luật về phí. Phí là tiền mà người sử dụng dịch vụ phải trả cho nhà cung cấp, nhưng hạn chế lưu thông không phải là một dịch vụ và vì vậy không thể nào thu phí được.

Thứ hai là việc thu thêm phí hạn chế phương tiện, phí vào nội đô giờ cao điểm dẫn đến tình trạng phí chồng phí. Đó là trái nguyên tắc của pháp luật vì trên một đầu xe, một loại hoạt động, người dân chỉ phải nộp một loại phí. Cũng như đối với một tội thì người phạm tội chỉ phải chịu một bản án, không thể mỗi lúc lại tuyên thêm cho họ một bản án.


Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng Nguyễn Minh Thuyết cho rằng thu thêm các loại phí giao thông không thể giải quyết được nạn ùn tắc giao thông. Ảnh: Nguyễn Hưng.
- Với thực trạng như ông vừa phân tích thì việc thu các loại phí như đề xuất sẽ có tác động như thế nào?

- Trước hết là tác động đến người dân và doanh nghiệp. Với người thu nhập khá thì một năm nộp thêm 500.000 đồng thì cũng không sao, nhưng với một công nhân lương chừng 1,2-1,5 triệu đồng thì mỗi tháng phải bỏ ra vài chục nghìn đồng cũng là số tiền khá lớn với họ.

Còn người đi ôtô, không hẳn tất cả đều giàu. Có người phải đi ôtô vì nhà quá xa nơi làm việc hoặc hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp bắt buộc. Đối với họ, bỏ ra chục triệu, vài chục triệu không hề dễ dàng. Ngoài việc đóng những khoản phí do sở hữu phương tiện giao thông cá nhân, trong trường hợp sử dụng xe ôm, taxi, người dân còn phải gián tiếp đóng thêm một khoản do những phương tiện trên tăng giá dịch vụ để bù đắp thiệt hại mà những loại phí mới đem lại.

Đối với doanh nghiệp lắp ráp và người kinh doanh ôtô, xe máy, chắc chắn họ sẽ ế hàng do ít người mua. Ế hàng thì ảnh hưởng đến doanh thu và đời sống của lao động. Người lao động đã phải trả nhiều loại phí cho phương tiện cá nhân của mình, giờ lại tiếp tục chịu thiệt, mà thiệt hại lớn nhất là có thể mất việc do doanh nghiệp không bán được hàng.

Việc thu hai loại phí này cũng tác động đến ngân sách nhà nước. Thoạt nhìn, ai cũng nghĩ ngân sách sẽ tăng nhiều, nhưng nghĩ kỹ thì tăng không đáng kể. Vì từ nhà sản xuất đến nhà kinh doanh xe máy, ôtô không bán được hàng thì thuế nộp vào ngân sách nhà nước chắc chắn phải giảm đi.

Đối với xã hội, điều dễ thấy là giữa cơn bão trượt giá, mọi thứ đều tăng giá trong khi lương thì giữ nguyên, việc tăng thu phí chỉ tiếp tục làm giảm thu nhập và tăng thêm tâm trạng bức xúc của người dân.

Ngoài ra, việc thu phí này cũng không đảm bảo công bằng. Bởi vì tuy cùng có xe nhưng người dùng ít, người dùng nhiều, như cùng có ôtô nhưng có người chỉ dùng mỗi tháng 1-2 lần và có người sử dụng hằng ngày.

- Pháp luật quy định công dân được quyền tự do đi lại. Việc thu phí ôtô vào nội đô giờ cao điểm có phải là vi phạm pháp luật?

- Theo tôi, nên sử dụng biện pháp hạn chế một số phương tiện vào từng thời điểm trên những đường phố nhất định. Giả thiết chỉ có dân ngoại thành, ngoại tỉnh mới phải nộp phí vào nội đô thì điều đó không công bằng đối với các công dân này. Còn nếu dân nội đô đã phải đóng phí hạn chế phương tiện giao thông ở nội đô, rồi mỗi lần ra ngoại thành, ngoại tỉnh trở về lại đóng thêm một lần phí nữa để về nhà thì họ lại thiệt thòi quá.

Bộ trưởng Thăng có lần nói anh đi ôtô anh phải nộp tiền vì Nhà nước không có tiền làm đường cho ôtô của anh. Nói vậy là không đúng. Người có ôtô cũng như người không có đều phải đóng thuế cho Nhà nước. Trong số người mua ôtô, có không ít người thu nhập cao, họ đã phải đóng thuế thu nhập cao. Mua ôtô, họ cũng phải nộp thuế, nộp phí.

Nhà nước có trách nhiệm làm đường, làm cầu, đảm bảo giao thông thông suốt và an toàn cho họ cũng như cho mọi người dân, không kể mức đóng góp ít hay nhiều. Cũng có ý kiến của nhà quản lý hỏi người dân lấy đâu tiền mua ôtô? Theo tôi, người dân có thể hỏi quan chức lấy đâu ra tiền mua ôtô, biệt thự, chứ quan chức không thể hỏi dân như vậy. Quan chức nhà nước với đầy đủ bộ máy quản lý trong tay phải kiểm soát được thu nhập của người dân. Ai làm giàu bất chính phải bị xử lý, người không bị toà án kết tội làm giàu bất chính hoàn toàn có quyền chi tiêu mua sắm theo ý họ, miễn là không vi phạm pháp luật, đạo đức.

- Khi đề xuất các loại phí, Bộ Giao thông thường dẫn chứng một số nước như Trung Quốc, Singapore... cũng thu các loại phí đó. Ông nhìn nhận thế nào về sự so sánh này?

- Nếu như phương tiện giao thông công cộng ở Việt Nam mà hiện đại như Singapore, Nhật Bản, thậm chí chỉ như Trung Quốc thôi thì người dân chọn đi phương tiện công cộng, chứ tội gì đi xe cá nhân để vừa mất tiền mua, tiền bảo trì, tiền xăng, tiền gửi xe, vừa lo lắng về những rủi ro có thể gặp phải trên đường. Tôi đi các nước phát triển của châu Á, châu Âu, châu Mỹ, bạn bè tôi ai cũng có ôtô riêng nhưng rất ít khi sử dụng. Có ông Bộ trưởng Giáo dục Pháp cũng đi tàu điện ngầm đến cơ quan hằng ngày.

Trước đây Hà Nội có hệ thống xe điện đi đến mọi ngóc ngách của thành phố. Sau đó chúng ta thiếu điện, thấy xe điện nằm chình ình giữa phố, vô dụng quá nên bóc đi. Có phương tiện công cộng chở được rất nhiều người, nhiều hàng hóa lại bóc đi, đó là do tầm nhìn chiến lược của chúng ta còn hạn chế. Xe buýt đang hồi phục trở lại nhưng chất lượng thì kém xa ngày xưa: bỏ bến, phóng nhanh vượt ẩu, không hiếm trường hợp nhà xe đánh hành khách... Phương tiện giao thông vừa không đi đúng giờ, vừa khó chịu như vậy thì ai lựa chọn?

- Ông đánh giá thể nào về mối tương quan giữa thu phí và hiệu quả giảm ùn tắc?

- Bộ trưởng cho rằng thu thật nhiều phí thì sẽ hạn chế được xe cá nhân, từ đó giảm tắc đường. Nhưng tôi cho rằng không thể làm được điều đó, bởi điều kiện tiên quyết để giảm ùn tắc là phát triển phương tiện giao thông công cộng và đường giao thông, chứ không phải là tăng thu phí.

Thu phí không thể làm người ta ít đi xe. Điều này giống như có tăng học phí, tăng viện phí thì người dân cũng phải cố, chỉ trừ những người quá nghèo khó mới cho con nghỉ học hoặc nằm nhà chờ chết. Nhưng Nhà nước ta đâu có bỏ mặc dân như thế. Thế nên việc tăng các khoản phí giao thông chẳng giải quyết được gì. Làm cho dân khó khăn khi lưu thông trên đường, tôi nghĩ đó không phải là điều Bộ trưởng Thăng mong muốn.

- Nếu đề xuất của Bộ Giao thông được thông qua thì ảnh hưởng như thế nào đến gia đình ông?

- Con cái lập gia đình và ở riêng hết rồi, hiện nhà tôi chỉ có hai người, một xe máy. Vợ tôi làm ở viện nghiên cứu, cơ quan chật hẹp nên làm việc ở nhà là chính, mỗi tuần chỉ đến viện hai lần bằng xe ôm. Còn tôi đã về hưu, mỗi tuần chỉ ra khỏi nhà một lần bằng xe máy, lương cũng khá nên việc đóng phí 500.000 đồng một năm với chúng tôi không thành vấn đề.

Tôi cho rằng Bộ trưởng Thăng là người sốt sắng lo giải quyết công việc, dám hành động dám chịu trách nhiệm. Tôi từng lên tiếng ủng hộ ông và mong muốn các bộ trưởng khác cũng hành động quyết liệt hơn. Chỉ có điều, làm gì cũng phải nghĩ cho sâu, nhìn cho xa. Chính sách đề ra phải hợp lý, hợp tình. Ép dân không phải là cách phục vụ dân. So sánh với các nước, phải thấy hạn chế, yếu kém ở nước mình là hạn chế, yếu kém của Nhà nước, đừng giải quyết bằng cách trút thêm gánh nặng cho dân.
Nguốn vnexpress
 

nguyenanhson

Xe buýt
Biển số
OF-17168
Ngày cấp bằng
8/6/08
Số km
560
Động cơ
513,460 Mã lực
Không thể nói nộp phí là yêu nước
Cập nhật lúc :10:00 AM, 05/04/2012
Sau hai cuộc họp báo tập trung vào đề xuất thu phí của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), một số đại biểu Quốc hội cho rằng Bộ trưởng Đinh La Thăng tuy rất nhiệt tình nhưng đang có sự nhầm lẫn.

>> 'Đóng phí cũng thể hiện sự yêu nước'

PGS.TS Bùi Thị An (đại biểu Hà Nội):

Rõ ràng phí chồng lên phí
Đúng là Quốc hội đã ra nghị quyết đồng ý với các nhóm giải pháp đồng bộ của Chính phủ nhằm giảm thiểu tai nạn, ùn tắc giao thông, trong đó có tính đến việc thu phí lưu hành đường bộ. Tôi thấy rằng vừa qua thực hiện chủ trương này, Chính phủ đã ban hành nghị quyết và tới đây sẽ thu phí sử dụng đường bộ để lập quỹ bảo trì đường bộ theo đúng quy
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng.Đây là loại phí thu trên đầu phương tiện, bộ trưởng Bộ GTVT cũng đã giải thích mục đích của phí này là để duy tu, bảo trì, nâng cấp hệ thống đường bộ, cho xe cộ lưu hành tốt hơn.
Trả lời báo chí về mục đích của phí hạn chế phương tiện cá nhân mà Bộ GTVT đang đề xuất, Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng nói là nhằm nâng cấp, xây dựng hạ tầng giao thông để xe đi lại được thuận tiện hơn. Như vậy, xét về mục đích và tính chất thì cả hai loại phí trên đều là phí lưu hành phương tiện, nếu thu cùng lúc hai loại phí này tức là “phí chồng lên phí” chứ còn gì nữa. Cách giải thích rằng không có chuyện phí chồng phí là nhầm lẫn.
Ôtô hay xe máy cũng đều là phương tiện để người dân lưu hành, để làm việc, mưu sinh. Như vậy, anh đề xuất thu phí với mức cao như thế mà cứ nói rằng nó chỉ ảnh hưởng đến một bộ phận là không đúng. Ngay cái tên phí cũng cho thấy chỉ là giải pháp tình thế, đã là tình thế thì không giải quyết được căn bản. Giải pháp căn bản là quy hoạch tổng thể, hạ tầng và phương tiện công cộng phát triển đồng bộ. Nhưng trong điều kiện thế này, phương tiện công cộng khả dĩ nhất là xe buýt lại quá tải, còn tàu điện trên cao, tàu điện ngầm chưa có, vậy người dân đi bằng phương tiện gì nếu không sử dụng xe cá nhân?
Nhà sử học Dương Trung Quốc (đại biểu Đồng Nai):
Nhầm lẫn khái niệm “thuế” và “phí”
Trước hết, tôi ủng hộ tinh thần xông pha của ông Đinh La Thăng vì ông ấy phải gánh một nhiệm vụ nặng nề mà nhiều đại biểu Quốc hội nói là đã đến tình trạng khẩn cấp. Nhưng tôi muốn nói rằng một khi đã đi vào những giải pháp cụ thể mang tính pháp lý thì cần phải có sự chính xác và tính thuyết phục cao.
Từ đề xuất thu của Bộ GTVT, tôi thấy rằng họ đang có sự nhầm lẫn giữa các khái niệm “thuế”, “phí” và “phạt”. Khái niệm phí đã được nêu trong pháp lệnh phí và lệ phí rất rõ ràng rằng phí là tiền mà cá nhân, tổ chức phải trả khi sử dụng dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác... Nghĩa là tôi sử dụng dịch vụ nào, tôi trả tiền cho dịch vụ ấy và nó có định lượng, nghĩa là tôi đi xe nhiều thì trả nhiều, đi ít thì trả ít.
Chẳng hạn, tôi có mấy chiếc xe hơi và đây là quyền tài sản của tôi, nhưng mỗi ngày ra đường tôi chỉ đi một xe, anh không thể thu phí cả mấy chiếc xe đó được. Càng không thể gọi nộp phí là yêu nước. Phí là một thứ tiền phải trả khi sử dụng dịch vụ, có gì mà gọi là yêu nước. Gọi nộp thuế là yêu nước mới đúng.
Tôi mua một chiếc xe, sau khi nộp các loại thuế đã gấp hơn hai lần một chiếc xe tương tự ở Mỹ, như vậy tôi đã đóng góp các khoản thuế để xây dựng đất nước rồi. Nếu mục tiêu là để hạn chế phương tiện cá nhân, việc đánh thuế cao là thực hiện mục tiêu này rồi. Bây giờ không thể gọi cái khoản thu hạn chế phương tiện như vậy là phí được.
Một điều nữa, anh đưa ra mức phí ngất ngưởng như vậy, trong khi mặt bằng thu nhập xã hội thế nào? Anh gọi tên phí là hạn chế phương tiện cá nhân thế sao anh không đề xuất thu đối tượng xe công? Nếu anh khẳng định cần phải hạn chế xe cá nhân để giảm ùn tắc, đồng thời anh dám khẳng định phương tiện công cộng đáp ứng được nhu cầu, anh vẫn phải đánh thuế vào xe công để khuyến khích các quan chức nhà nước phát huy tính tiên phong, gương mẫu đi lại bằng phương tiện công cộng chứ?
Tôi cho rằng tình hình cấp bách nhưng phải thận trọng khi đưa ra giải pháp, đừng nghĩ cái khoản thu của 600.000 người có xe mà anh gọi là giàu hơn người nghèo là ít tác động đến xã hội, đó là chưa nói đến việc anh thu cả người có xe máy.

Phí bảo trì đường bộ: Cao nhất 1,4 triệu đồng/tháng Bộ GTVT vừa gửi Bộ Tài chính dự thảo các thông tư liên tịch hướng dẫn chế độ thu, quản lý và sử dụng quỹ bảo trì đường bộ (quỹ bảo trì). Theo đó, Bộ GTVT đưa ra mức thu phí sử dụng đường bộ cho quỹ bảo trì đối với ôtô theo tám nhóm (mức thu từ 180.000 - 1,44 triệu đồng/tháng). Đối với môtô, xe máy, bộ đề xuất khung mức thu phí theo bốn nhóm (thấp nhất là 80.0
00 đồng/năm, cao nhất 180.000 đồng/năm) và đề nghị UBND cấp tỉnh quyết định mức thu trong khung mức phí trên cơ sở nghị quyết của HĐND. Thời gian bắt đầu thu phí từ ngày 1-6-2012.
Theo tính toán của Bộ GTVT tại đề án quỹ bảo trì đường bộ trình Chính phủ trước đây, dự tính số tiền thu từ đầu ôtô đạt hơn 6.800 tỉ đồng/năm; số tiền thu được từ 50% số môtô, xe máy đã đăng ký đạt 2.400 tỉ đồng.
“Tam đoạn luận” của Bộ trưởng Đinh La Thăng
“Hiện nay đường bộ VN có khoảng 280.000km, nhưng mới thu được qua trạm thu khoảng 2.500km, bằng 0,7%. Do đó phần lớn đường Nhà nước bỏ ra đầu tư thì chưa thu phí”. Sở dĩ Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng nói như thế là vì cái tam đoạn luận sau:
1- Hiện có 280.000km đường bộ, Nhà nước là chủ đầu tư tất cả.
2- Hiện mới chỉ thu phí được 2.500km, còn những 277.500km đường chưa thu phí gì cả.
3- Vậy, nay phải thu mà thôi...
Ông bộ trưởng quên hẳn định nghĩa phổ quát nhất của đường sá là:
1/ đường có thu phí (toll) tức đường (cầu, đường hầm) do tư nhân hay nhà nước xây mà người lái xe khi sử dụng phải đóng phí;
2/ đường không thu phí (non-toll road) được xây từ nguồn tài chính sử dụng những nguồn thu khác, mà tiêu biểu nhất là thuế nhiên liệu hoặc nguồn thuế nói chung - những sắc thuế này ở VN đã thu đầy đủ.
Định nghĩa trên không có gì mới hoặc xa lạ ở VN, nhất là vế thứ nhì, đường không thu phí. Từ hơn trăm năm qua tính từ thời Pháp thuộc, “cha đẻ” hệ thống đường sá này, cho đến ngày nay hệ thống đường bộ ở VN đã được hình thành, xây dựng, sử dụng, duy trì trên cơ sở đường của Nhà nước và miễn phí, do lẽ Nhà nước đã thu thuế rồi.
Một trăm mấy mươi năm qua, ở VN đường sá được định nghĩa và sử dụng như thế, thu chi ngân sách quốc gia cũng vận hành trên cơ sở này. Đó không phải là một “độc đáo VN” mà là phổ quát toàn cầu qua hai thực thể đường không thu phí (Nhà nước đã thu thuế rồi) và đường thu phí (cung cấp lợi ích và tiện nghi bổ sung cần phải trả tiền).


Nguồn báo đất Việt
 

kysutam

Xe đạp
Biển số
OF-135960
Ngày cấp bằng
26/3/12
Số km
27
Động cơ
369,470 Mã lực
theo như thông tin nội bộ thì em được biết bác Thăng làm như vậy để thu lại khoản thâm hụt của vinasin. Chẳng đâu như ở VN này thu lỗ thì đổ đầu dân còn lãi thì các quan chia nhau ăn cho căng bụng không cần biết dân đói khổ như thế nào. Đúng là xã hội chủ nghĩa tất cả đổ đầu dân
 

gau1106

Xe hơi
Biển số
OF-128618
Ngày cấp bằng
28/1/12
Số km
128
Động cơ
376,250 Mã lực
nhiều luồng dư luận lắm
 

nguyenanhson

Xe buýt
Biển số
OF-17168
Ngày cấp bằng
8/6/08
Số km
560
Động cơ
513,460 Mã lực
Trời quả báo ăn cháo gãy răng nè. Thế cho Anh Thăng biết nếu hôm đó anh ta đi xe máy thì thế nào? có còn cái gáo để đội mũ không!

Ôtô chở Bộ trưởng Giao thông gặp tai nạn

Chiều 9/4, ông Nguyễn Văn Công, Chánh văn phòng Bộ Giao thông Vận tải cho biết, trong chuyến công tác tại Ninh Bình, xe Land Cruiser chở Bộ trưởng Đinh La Thăng đã bị một ôtô khác đâm.


Chiếc xe chở Bộ trưởng Thăng bị tai nạn. Ảnh: Tiền Phong.
Tuy nhiên, thông tin về chiếc xe gây tai nạn với xe Bộ trưởng và địa điểm gây tai nạn giao thông thì ông Công không biết. "Nghe nói chiếc xe đó bẹp rúm và lái xe xin nên Bộ trưởng không yêu cầu xử phạt hay bồi thường", ông Công nói.

Chiếc xe chở Bộ trưởng Thăng gặp tai nạn là loại xe Toyota Land Cruiser V8, mang biển 80A. Sau khi bị nạn, chiếc xe đã được đưa về một gara ôtô tại Hà Nội sửa chữa. Ông Công cho biết, theo đánh giá ban đầu chiếc xe ước bị thiệt hại khoảng 30 triệu đồng.

Theo ông Công, đây là xe đăng ký đứng tên chủ sở hữu là Bộ Giao thông Vận tải. Tuy nhiên chiếc xe do một công ty cổ phần thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (mua với giá hơn 2,6 tỷ đồng) tặng Bộ Giao thông Vận tải. "Việc tặng xe đều có hồ sơ, giấy tờ đầy đủ và được Bộ Tài chính chấp thuận”, ông Công nói.

Theo Tiền Phong


tai nạn, Bộ trưởng, Đinh La Thăng, Ủy ban An toàn giao thông, Land Cruiser
Ý kiến bạn đọc ( 14 )
Rat hay
Ý kiến rất hay
Bao | 18 giờ 58 phút trước
Hạn chế xe cá nhân
Thử hỏi trong trường hợp này bộ trưởng không di chuyển bằng xe oto mà là xe moto, xe đạp thì sẽ ra sao => xe oto rất an toàn, hơn hẳn các loại xe gắn máy, vậy mà hạn chế xe oto.
oto ca nhan | 19 giờ 15 phút trước
May quá!
May là Bộ trưởng đi ô tô nhá!
Khánh Vân | 19 giờ 40 phút trước
Nếu sai thì phải xử phạt
Trong lúc tình hình tai nạn giao thông gia tăng mà bỏ qua lỗi tài xế gây tai nạn thì không nên, phải xử lý nếu vi phạm. Dù Bộ trưởng thể hiện tác phong gần dân, nhưng theo tôi không nên. Phải quyết liệt.
Nguyễn Văn Thành | 22 giờ 11 phút trước
Nên điều tra để làm rõ nguyên nhân của tai nạn
Theo tôi mọi tai nạn giao thông phải được làm rõ đúng sai để xử lý theo đúng pháp luật.
nguyễn công trung | 22 giờ 14 phút trước
Cần làm rõ ai đúng ai sai
Sao không để CSGT xác minh làm rõ xem ai đúng ai sai.
nguyenquynh | 22 giờ 17 phút trước
điều gì sẽ xảy ra nếu là xe máy
điều gì sẽ xảy ra nếu sử dụng xe máy trong trường hợp này, vậy mà đang cố gắng hạn chế sử dụng oto trong khi không có một phương tiện công cộng nào có thể đáp ứng được những tiêu chí tương đương.
Thái Uyên | 22 giờ 25 phút trước
So sánh giữa đi ô tô và xe máy
Nếu là đi xe máy thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra nhỉ????????????????
Hoàng Ngọc Lan | 22 giờ 26 phút trước
Không đồng tình
Biết rằng đó là nghĩa cử cao thượng khi Bộ trưởng La Thăng bỏ qua cho tài xế xe gây tai nạn bỏ đi. Nhưng một hành động nhỏ thể hiện một quyết tâm lớn, trong khi đó Bộ trưởng luôn phát biểu những câu Quyết Liệt.
Trần Đức Độ | 22 giờ 29 phút trước
Lấy tiền nào đi sửa xe?
Gởi Bộ trưởng. Chi phí sửa xe này do ai chi trả?
Nguyen Thanh Hien | 22 giờ 36 phút trước
Không nên như vậy
Ở kía cạnh nào đó thì hợp lệ nhưng Ông BT giải quyết như vậy là không đúng hoàn toàn. Không có tính giáo dục người sai phạm và cũng không răn đe được lái xe ẩu khác. Chưa biết ai đúng ai sai nhưng không giải quyết kẻ sai họ lại đâm vào người khác thì sao? hậu quả ra sao?
Tano | 22 giờ 36 phút trước
Hào phóng
Bác Đinh La Thăng thật hào phóng!không xử lý tài xế gây tai nạn lại bỏ qua,nếu là tôi có thể phải đợi CSGT can thiệp!
Nguyễn Khắc Trí | 22 giờ 38 phút trước
Thế thì làm sao nghiêm được?
Bộ trưởng thả ra mà không xem xét đến xe kia có vi phạm không khi gây tai nạn, cách làm này thì làm sao mà giao thông nghiêm được, xin xỏ, bỏ qua vẫn tồn tại đâu đó. Vấn đề ở đây không phải tiền đền bù nhưng cần phải xử lý nghiêm đối với đối tượng vị phạm giao thông.
Nguyen Truong Giang | 22 giờ 41 phút trước
chưa xác định ai lỗi mà
Sao chưa xác định ai bị lỗi sao cho đi?
Huỳnh Thanh Nam | 22 giờ 43 phút trước
nguồn vnexpress
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/04/oto-cho-bo-truong-giao-thong-gap-tai-nan/
 

duongoto

Xe tải
Biển số
OF-90985
Ngày cấp bằng
6/4/11
Số km
474
Động cơ
409,409 Mã lực
E thì thấy thế này, Đúng như nhiều người nhận xét, Bác Thăng có trình độ rất kém.
1. Kém hiểu thế nào là thuế, phí (kém về luật)
2. Kém hiểu quy trình các bước đầu tư về đường xá ở việt nam (bác bảo đường nhà nước đầu tư hầu hết chưa thu phí) - may cái này có cụ Anh sơn giải thích cho rồi
3. Kém hiểu về thị trường mua bán xe oto ở việt nam (bác ý cử tưởng là xe oto giá bán ở việt nam là giá gốc, dân bỏ tiền ra mua thằng tây nó ôm cả cục ấy về nước chính phủ mềnh chả thu gì)
4. Kém về quản lý gây hậu quả ... nghiêm trọng hay kô chưa biết tùy vào phán xét của người nhà (cái này đang thanh tra ở dầu khí)
5. Còn nhiều lắm các cụ thống kê giúp...
Kết luận: Chả hiểu sao còn ngồi được ở đấy nhỉ
 

Duonganh2004

Xe tăng
Biển số
OF-7669
Ngày cấp bằng
2/8/07
Số km
1,063
Động cơ
549,520 Mã lực
Tuổi
50
Cách quản lý của bác # rất đơn giản theo tiêu chí sau:
- Nâng cấp hệ thống giao thông công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm (METRO), tàu điện nội đô trên cao...--> thì không đầu tư và cho là chưa cần thiết =))
- Nâng cấp đường xá, di chuyển dân cư, học sinh nhà máy ra các khu vực ngoại thành rộng hơn... --> Chưa có chủ trương và chưa có tiền để đầu tư và hoạch định lâu dài :D

Do vậy, # cho rằng cần phải quản lý và hạn chế lại cái số lượng xe cá nhân bao gồm ô tô và xe máy, vậy quản lý, hạn chế như thế nào ? Đơn giản thôi, theo quy tắc của anh # :


- Cái gì không quản được thì cấm (Cấm taxi giờ cao điểm, cấm xe vào trung tâm giờ cao điểm, cấm đỗ dừng hạn chế các điểm đỗ xe tại trung tâm,....), tiếp theo là cái gì không cấm được (không cấm được người dân sử dụng ô tô cá nhân và xe máy) thì thu tiền, thu thật nhiều cho nó sướng (phí trông xe tăng, phí bảo trì đường, phí hạn chế xe cá nhân...) cho chúng mày chết :((

Như vậy, làm BT như # cần gì phải học đến tiến sĩ, ai cũng có thể làm BT được với lứa tuổi 40-50 như anh và cách quản lý như anh thì Việt Nam sẽ có khoảng 25 triệu BT =))

Kết luận: làm BT như # rất dễ chỉ cần thực hiện quy tắc: "Cái gì không quản lý được thì cấm, không cấm được thì thu tiền phí thật nhiều" cho chúng nó chết, nhất là bọn có tiền theo như # quan niệm :D
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

kysutam

Xe đạp
Biển số
OF-135960
Ngày cấp bằng
26/3/12
Số km
27
Động cơ
369,470 Mã lực
Đồng chí # làm như vậy sẽ làm suy giảm nền kinh tế hiện đang trong giai đoạn khó khăn như bây giờ càng thêm khó khăn. Trước đây đi đâu ngoài nội thành hoặc có công việc gì thì đi ô tô nhưng bây giờ kinh tế khó khăn những việc cần thiết lắm mới dám đi nay thêm việc thu phí chắc phải bán xe mất, mà bán chắc chẳng ai mua. Đúng như bác samsungl2400 nói để tồn tại và tiếp tục duy trì thì chỉ có cách là đi ăn cướp hoặc làm quan để đi cướp của dân thôi. Thằng cha Thăng này vừa ngu dốt lại rất hay đưa ra những điều lố bịch, xã hội chủ nghĩa mà tồn tại những con người này làm quan thì tôi tin chắc Việt Nam mình sẽ suy thoái và bạo loạn sẽ nổ ra trong tương lai không xa " có áp bức tất yếu sẽ có đấu tranh phản kháng " mà dân tộc Việt Nam có truyền thống đấu tranh từ ngàn đời nay mà. Tôi tin rồi sẽ có ngày như vậy
 

dautrocloc

Xe hơi
Biển số
OF-43555
Ngày cấp bằng
17/8/09
Số km
132
Động cơ
465,642 Mã lực
*** đồng chí # không tập trung vào chuyên môn đi suốt ngày đòi thu phí, mở mồm ra là phí. Hỏi xem cả nước có bao nhiêu trạm thu phí rồi, còn bao nhiêu loại phí và thuế liên quan. Làm bộ trưởng chỉ thấy anh này có 1 nhiệm vụ duy nhất là MÓC bằng được tiền. . . trong TÚI của dân.
 

tranbinh_2222

Xe máy
Biển số
OF-139492
Ngày cấp bằng
22/4/12
Số km
89
Động cơ
367,390 Mã lực
Khổ quá không có cái sáng kiến gì thì cũng phải mượn tạm cái sáng kiến của người khác về áp dụng bừa cho có
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top