- Biển số
- OF-825013
- Ngày cấp bằng
- 9/1/23
- Số km
- 3
- Động cơ
- 70 Mã lực
- Nơi ở
- long biên, hà nội
- Website
- phutungotogiatot.vn
Tôi kiêng bia, rượu nhưng thổi vẫn lên nồng độ cồn'
Dù đã không uống rượu, bia từ Tết, tôi vẫn bị máy đo nồng độ cồn của cảnh sát báo là có nồng độ cồn trong hơi thở.
Tối hôm qua, tôi đưa vợ con đi ăn, và uống nước khoáng. Khi về đến trường Đại học Quốc gia (Xuân Thuỷ, Cầu Giấy) thì được chốt kiểm soát nồng độ cồn yêu cầu dừng xe để kiểm tra. Tôi tự tin, và vui vẻ hạ kính xuống kiểm tra. Bởi từ sau Tết tới nay, đã chục ngày, tôi không uống một giọt bia, rượu nào, cũng không ăn đồ ăn gì có tính lên men. Ấy vậy mà, mọi thứ không như mình nghĩ.
Chốt kiểm tra kết hợp cả cảnh sát cơ động (CSCĐ) và cảnh sát giao thông (CSGT). Trong đó các bạn CSCĐ là người dừng xe của tài xế, còn CSGT ngồi trong bàn viết giấy tờ. Khi tôi hạ kính xuống, thổi vào máy của một bạn CSCĐ đầu tiên, máy báo có nồng độ cồn. Tôi bảo chắc máy có vấn đề, chục ngày nay mình không uống gì. Tới máy của bạn CSCĐ thứ hai, cũng vẫn kết quả dòng chữ "có nồng độ cồn" đỏ chót.
Tôi vẫn lịch sự khẳng định các anh ấy kiểm tra lại máy móc, vì tôi đâu có bia, rượu gì. Nhưng thứ làm tôi thất vọng là thái độ của một CSCĐ. Anh này yêu cầu tôi vào bàn chốt, nơi có hai CSGT đang ngồi và kèm thêm câu nhận xét "hé cửa kính ra đã thấy nồng nặc mùi cồn, anh uống mấy hôm rồi". Tôi rất bực, yêu cầu anh này không ăn nói như vậy, và bước vào bàn của các CSGT.
Tại đây, cũng có hai người. CSGT đầu tiên yêu cầu tôi thực hiện thổi lại lần nữa. Và máy vẫn báo có nồng độ cồn. Đến CSGT thứ hai, anh này trực tiếp thổi vào máy để khẳng định máy hoạt động tốt. Tôi kiên nhẫn đợi thêm một lát, thổi lại. Thì từ đó trở đi, thổi mấy lần đều có thông báo của máy là "không phát hiện nồng độ cồn".
CSGT giải thích có thể hơi thở của người trước đó bị lập biên bản vi phạm vẫn còn lưu trong máy, nên báo sai. Tôi vui vẻ với giải thích của CSGT. Rõ ràng ở đây tôi không sai, cảnh sát cũng không sai, vì đó là những yếu tố mang tính kỹ thuật của máy móc, không can thiệp được. Nhưng thứ khiến tôi lấy làm khó chịu và bực mình là thái độ của CSCĐ trước đó. Anh ta khẳng định nồng nặc mùi rượu, với một người không uống rượu? Nếu ai đó đã trót uống cách đó 1-2 ngày, liệu có nhầm tưởng rằng mình chưa đào thải hết cồn thật không? Và như vậy, có thể ai đó sẽ bị nộp phạt oan hay không.
Tôi khuyên các tài xế, nếu rơi vào trường hợp như tôi, hãy yêu cầu đổi ống thổi, và để các anh cảnh sát thổi vài lần rồi hãy tự làm, tránh trường hợp bị phạt một cách không rõ ràng.
Độc giả Trí Phạm
Theo Vnexpress.
P/S: Kinh nghiệm hay! Mọi người cần học hỏi!
Dù đã không uống rượu, bia từ Tết, tôi vẫn bị máy đo nồng độ cồn của cảnh sát báo là có nồng độ cồn trong hơi thở.
Tối hôm qua, tôi đưa vợ con đi ăn, và uống nước khoáng. Khi về đến trường Đại học Quốc gia (Xuân Thuỷ, Cầu Giấy) thì được chốt kiểm soát nồng độ cồn yêu cầu dừng xe để kiểm tra. Tôi tự tin, và vui vẻ hạ kính xuống kiểm tra. Bởi từ sau Tết tới nay, đã chục ngày, tôi không uống một giọt bia, rượu nào, cũng không ăn đồ ăn gì có tính lên men. Ấy vậy mà, mọi thứ không như mình nghĩ.
Chốt kiểm tra kết hợp cả cảnh sát cơ động (CSCĐ) và cảnh sát giao thông (CSGT). Trong đó các bạn CSCĐ là người dừng xe của tài xế, còn CSGT ngồi trong bàn viết giấy tờ. Khi tôi hạ kính xuống, thổi vào máy của một bạn CSCĐ đầu tiên, máy báo có nồng độ cồn. Tôi bảo chắc máy có vấn đề, chục ngày nay mình không uống gì. Tới máy của bạn CSCĐ thứ hai, cũng vẫn kết quả dòng chữ "có nồng độ cồn" đỏ chót.
Tôi vẫn lịch sự khẳng định các anh ấy kiểm tra lại máy móc, vì tôi đâu có bia, rượu gì. Nhưng thứ làm tôi thất vọng là thái độ của một CSCĐ. Anh này yêu cầu tôi vào bàn chốt, nơi có hai CSGT đang ngồi và kèm thêm câu nhận xét "hé cửa kính ra đã thấy nồng nặc mùi cồn, anh uống mấy hôm rồi". Tôi rất bực, yêu cầu anh này không ăn nói như vậy, và bước vào bàn của các CSGT.
Tại đây, cũng có hai người. CSGT đầu tiên yêu cầu tôi thực hiện thổi lại lần nữa. Và máy vẫn báo có nồng độ cồn. Đến CSGT thứ hai, anh này trực tiếp thổi vào máy để khẳng định máy hoạt động tốt. Tôi kiên nhẫn đợi thêm một lát, thổi lại. Thì từ đó trở đi, thổi mấy lần đều có thông báo của máy là "không phát hiện nồng độ cồn".
CSGT giải thích có thể hơi thở của người trước đó bị lập biên bản vi phạm vẫn còn lưu trong máy, nên báo sai. Tôi vui vẻ với giải thích của CSGT. Rõ ràng ở đây tôi không sai, cảnh sát cũng không sai, vì đó là những yếu tố mang tính kỹ thuật của máy móc, không can thiệp được. Nhưng thứ khiến tôi lấy làm khó chịu và bực mình là thái độ của CSCĐ trước đó. Anh ta khẳng định nồng nặc mùi rượu, với một người không uống rượu? Nếu ai đó đã trót uống cách đó 1-2 ngày, liệu có nhầm tưởng rằng mình chưa đào thải hết cồn thật không? Và như vậy, có thể ai đó sẽ bị nộp phạt oan hay không.
Tôi khuyên các tài xế, nếu rơi vào trường hợp như tôi, hãy yêu cầu đổi ống thổi, và để các anh cảnh sát thổi vài lần rồi hãy tự làm, tránh trường hợp bị phạt một cách không rõ ràng.
Độc giả Trí Phạm
Theo Vnexpress.
P/S: Kinh nghiệm hay! Mọi người cần học hỏi!