Ở nước mình, anh "Lương" thường chạy sau anh "Giá". Sắp áp dụng khung giá KCB mới, em update cho bác nào quan tâm...
Bệnh viện bắt đầu điều chỉnh giá khám chữa bệnh dịch vụ
Các bệnh viện công bắt đầu điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu với mức mỗi lượt khám 500.000 đồng, tiền giường nằm 4 triệu đồng một ngày, kể từ ngày 15/8.
Bác sĩ Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cho biết điều chỉnh giá khám chữa bệnh dịch vụ theo mức mới do Bộ Y tế ban hành. Chẳng hạn, giá chuyên gia khám bệnh là 500.000 đồng, trong khi trước đây chia thành nhiều mức khác nhau. Một số dịch vụ giảm giá như siêu âm tuyến giáp từ 300.000 đồng xuống 196.000 đồng.
"Đây là chi phí dịch vụ theo yêu cầu, bảo hiểm y tế không chi trả. Bác sĩ có trách nhiệm giải thích với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân về việc chỉ định các dịch vụ kỹ thuật này", ông Hùng nói.
Khung giá mới mà ông Hùng đề cập được quy định tại thông tư về khung giá và phương pháp định giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu, của Bộ Y tế, có hiệu lực từ ngày 15/8. Theo đó, dịch vụ khám bệnh theo yêu cầu tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1, có giá tối thiểu là 100.000 đồng và tối đa 500.000 đồng mỗi lượt. Cơ sở khám, chữa bệnh khác, tối thiểu 30.500 đồng và tối đa 300.000 đồng/lượt. Trường hợp mời bác sĩ trong hoặc ngoài nước đến khám, tư vấn, giá sẽ theo thỏa thuận giữa cơ sở khám chữa bệnh và người sử dụng dịch vụ.
Giá giường nằm tại phòng điều trị theo yêu cầu (chưa bao gồm tiền thuốc, các dịch vụ kỹ thuật y tế) đối với loại phòng một giường giá tối đa 4 triệu đồng một ngày đêm; ba triệu đồng một giường cho loại phòng đôi; 2,4 triệu đồng một giường loại phòng ba.
Căn cứ quy định này, Bệnh viện Bạch Mai tăng giá nhiều dịch vụ khám chữa bệnh. PGS.TS.BS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, nói rằng nhiều năm qua, hầu hết giá khám và giá dịch vụ kỹ thuật thực hiện theo quy định bảo hiểm y tế. Giá khám theo yêu cầu cũng đang rất thấp, với mức giáo sư, phó giáo sư khám là 150.000 đồng; tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2 khám 120.000 đồng; thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I là 70.000 đồng.
Nay, bệnh viện điều chỉnh, thu giá khám giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ cao cấp là 400.000 đồng; khám tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II là 350.000 đồng, còn thạc sĩ, bác sĩ khám là 300.000 đồng. Như vậy, giá mới tăng gấp đôi, gấp ba lần so với trước tùy loại hình.
Ông Cơ cho rằng một bộ phận người dân đi nước ngoài khám chữa bệnh, tiêu tốn nguồn lực tài chính rất lớn. Trong khi đó, chuyên môn của bác sĩ ở Việt Nam, đặc biệt ở bệnh viện tuyến cuối, không thua kém so với bệnh viện trên thế giới, song chưa phát huy được hết tiềm năng. Nếu thực hiện khám chữa theo yêu cầu tốt, sẽ giữ chân bệnh nhân, tiết kiệm nguồn lực cho người dân và đất nước.
"Chúng tôi đang rà soát rất kỹ về điều kiện, tiêu chuẩn phòng, giường theo yêu cầu, định mức ở từng khoa phòng, sẽ không vượt quá 20% cơ sở vật chất cũng như bác sĩ cho khám theo yêu cầu. Về cơ bản, Bạch Mai vẫn phục vụ bệnh nhân bảo hiểm y tế", ông Cơ nói.
Lãnh đạo các bệnh viện đánh giá quy định mới của Bộ Y tế về giá dịch vụ theo yêu cầu đã đáp ứng yêu cầu tính đúng tính đủ chi phí - vốn đã lạc hậu từ nhiều năm nay. PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nói quy định dải giá rộng như lần này tạo điều kiện cho các bệnh viện lựa chọn được mức giá phù hợp theo cơ chế thị trường, giúp cơ sở y tế nâng cao chất lượng, bệnh nhân và nhân viên y tế đều hưởng lợi.
Hiện, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội có 7 giường bệnh dịch vụ, giá cao nhất là 2,2 triệu đồng/phòng, tuy nhiên số lượt khám theo yêu cầu chiếm khoảng 35% (nhiều hơn quy định của Bộ Y tế). Nơi này đang cân nhắc điều chỉnh giá phù hợp, yêu cầu chuyên gia hạn chế số khám dịch vụ trong một ngày để nâng cao chất lượng, không chạy theo số lượng.
Khoa cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, tháng 11/2022. Ảnh: Ngọc Thành
Đại diện Vụ kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế, cho biết trước khi ban hành thông tư quy định khung giá, Bộ đã khảo sát gần 100 cơ sở y tế từ tuyến huyện đến trung ương. Việc xây dựng khung giá lần này phản ánh đúng thực tiễn của hoạt động khám chữa bệnh theo yêu cầu hiện nay, đại diện Bộ cho hay.
Nhiều năm qua, các bệnh viện trong cả nước đã thực hiện khám chữa bệnh theo yêu cầu, song mỗi cơ sở thực hiện khác nhau, không thống nhất, chưa theo hướng dẫn cụ thể. Bộ Y tế giải thích khung giá mới "nhằm siết chặt lại chứ không cho phép thực hiện ồ ạt".
Sau khi khung giá này ban hành, các bệnh viện sẽ xây dựng khung riêng của đơn vị, sau đó trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để áp dụng chính thức.
Thời gian qua, viện phí bảo hiểm y tế lạc hậu, không có khung giá khám chữa bệnh theo yêu cầu, các bệnh viện gặp khó khăn về tài chính, không đủ giữ chân nhân lực y tế. Một chuyên gia đánh giá khung giá khám chữa bệnh theo yêu cầu được xây dựng nhằm thêm hướng dẫn, pháp lý để các cơ sở y tế thực hiện dịch vụ y tế cao cấp, từ đó có chế độ đãi ngộ nhân viên phù hợp.
Đọc còm bên dưới, thấy dân mình vẫn mở mộng "ngon, bổ, rẻ" lắm
Bệnh viện bắt đầu điều chỉnh giá khám chữa bệnh dịch vụ
Các bệnh viện công bắt đầu điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu với mức mỗi lượt khám 500.000 đồng, tiền giường nằm 4 triệu đồng một ngày, kể từ ngày 15/8.
vnexpress.net
Bệnh viện bắt đầu điều chỉnh giá khám chữa bệnh dịch vụ
Các bệnh viện công bắt đầu điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu với mức mỗi lượt khám 500.000 đồng, tiền giường nằm 4 triệu đồng một ngày, kể từ ngày 15/8.
Bác sĩ Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cho biết điều chỉnh giá khám chữa bệnh dịch vụ theo mức mới do Bộ Y tế ban hành. Chẳng hạn, giá chuyên gia khám bệnh là 500.000 đồng, trong khi trước đây chia thành nhiều mức khác nhau. Một số dịch vụ giảm giá như siêu âm tuyến giáp từ 300.000 đồng xuống 196.000 đồng.
"Đây là chi phí dịch vụ theo yêu cầu, bảo hiểm y tế không chi trả. Bác sĩ có trách nhiệm giải thích với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân về việc chỉ định các dịch vụ kỹ thuật này", ông Hùng nói.
Khung giá mới mà ông Hùng đề cập được quy định tại thông tư về khung giá và phương pháp định giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu, của Bộ Y tế, có hiệu lực từ ngày 15/8. Theo đó, dịch vụ khám bệnh theo yêu cầu tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1, có giá tối thiểu là 100.000 đồng và tối đa 500.000 đồng mỗi lượt. Cơ sở khám, chữa bệnh khác, tối thiểu 30.500 đồng và tối đa 300.000 đồng/lượt. Trường hợp mời bác sĩ trong hoặc ngoài nước đến khám, tư vấn, giá sẽ theo thỏa thuận giữa cơ sở khám chữa bệnh và người sử dụng dịch vụ.
Giá giường nằm tại phòng điều trị theo yêu cầu (chưa bao gồm tiền thuốc, các dịch vụ kỹ thuật y tế) đối với loại phòng một giường giá tối đa 4 triệu đồng một ngày đêm; ba triệu đồng một giường cho loại phòng đôi; 2,4 triệu đồng một giường loại phòng ba.
Căn cứ quy định này, Bệnh viện Bạch Mai tăng giá nhiều dịch vụ khám chữa bệnh. PGS.TS.BS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, nói rằng nhiều năm qua, hầu hết giá khám và giá dịch vụ kỹ thuật thực hiện theo quy định bảo hiểm y tế. Giá khám theo yêu cầu cũng đang rất thấp, với mức giáo sư, phó giáo sư khám là 150.000 đồng; tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2 khám 120.000 đồng; thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I là 70.000 đồng.
Nay, bệnh viện điều chỉnh, thu giá khám giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ cao cấp là 400.000 đồng; khám tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II là 350.000 đồng, còn thạc sĩ, bác sĩ khám là 300.000 đồng. Như vậy, giá mới tăng gấp đôi, gấp ba lần so với trước tùy loại hình.
Ông Cơ cho rằng một bộ phận người dân đi nước ngoài khám chữa bệnh, tiêu tốn nguồn lực tài chính rất lớn. Trong khi đó, chuyên môn của bác sĩ ở Việt Nam, đặc biệt ở bệnh viện tuyến cuối, không thua kém so với bệnh viện trên thế giới, song chưa phát huy được hết tiềm năng. Nếu thực hiện khám chữa theo yêu cầu tốt, sẽ giữ chân bệnh nhân, tiết kiệm nguồn lực cho người dân và đất nước.
"Chúng tôi đang rà soát rất kỹ về điều kiện, tiêu chuẩn phòng, giường theo yêu cầu, định mức ở từng khoa phòng, sẽ không vượt quá 20% cơ sở vật chất cũng như bác sĩ cho khám theo yêu cầu. Về cơ bản, Bạch Mai vẫn phục vụ bệnh nhân bảo hiểm y tế", ông Cơ nói.
Lãnh đạo các bệnh viện đánh giá quy định mới của Bộ Y tế về giá dịch vụ theo yêu cầu đã đáp ứng yêu cầu tính đúng tính đủ chi phí - vốn đã lạc hậu từ nhiều năm nay. PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nói quy định dải giá rộng như lần này tạo điều kiện cho các bệnh viện lựa chọn được mức giá phù hợp theo cơ chế thị trường, giúp cơ sở y tế nâng cao chất lượng, bệnh nhân và nhân viên y tế đều hưởng lợi.
Hiện, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội có 7 giường bệnh dịch vụ, giá cao nhất là 2,2 triệu đồng/phòng, tuy nhiên số lượt khám theo yêu cầu chiếm khoảng 35% (nhiều hơn quy định của Bộ Y tế). Nơi này đang cân nhắc điều chỉnh giá phù hợp, yêu cầu chuyên gia hạn chế số khám dịch vụ trong một ngày để nâng cao chất lượng, không chạy theo số lượng.
Khoa cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, tháng 11/2022. Ảnh: Ngọc Thành
Đại diện Vụ kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế, cho biết trước khi ban hành thông tư quy định khung giá, Bộ đã khảo sát gần 100 cơ sở y tế từ tuyến huyện đến trung ương. Việc xây dựng khung giá lần này phản ánh đúng thực tiễn của hoạt động khám chữa bệnh theo yêu cầu hiện nay, đại diện Bộ cho hay.
Nhiều năm qua, các bệnh viện trong cả nước đã thực hiện khám chữa bệnh theo yêu cầu, song mỗi cơ sở thực hiện khác nhau, không thống nhất, chưa theo hướng dẫn cụ thể. Bộ Y tế giải thích khung giá mới "nhằm siết chặt lại chứ không cho phép thực hiện ồ ạt".
Sau khi khung giá này ban hành, các bệnh viện sẽ xây dựng khung riêng của đơn vị, sau đó trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để áp dụng chính thức.
Thời gian qua, viện phí bảo hiểm y tế lạc hậu, không có khung giá khám chữa bệnh theo yêu cầu, các bệnh viện gặp khó khăn về tài chính, không đủ giữ chân nhân lực y tế. Một chuyên gia đánh giá khung giá khám chữa bệnh theo yêu cầu được xây dựng nhằm thêm hướng dẫn, pháp lý để các cơ sở y tế thực hiện dịch vụ y tế cao cấp, từ đó có chế độ đãi ngộ nhân viên phù hợp.
Đọc còm bên dưới, thấy dân mình vẫn mở mộng "ngon, bổ, rẻ" lắm