- Biển số
- OF-4419
- Ngày cấp bằng
- 25/4/07
- Số km
- 2,567
- Động cơ
- 574,388 Mã lực
- Tuổi
- 40
- Nơi ở
- Hà Nội
- Website
- nexco.com.vn
Phim dán kính ô tô có tác dụng, nhưng tác dụng của nó có thể bị thổi phồng tới mức thần thánh. Ở bài này, mình sẽ phân tích một số điểm (khả năng cách nhiệt) bị thần thành quá.
1. Phim cản tia cực tím (UV) trên 99%.
Tia UV chỉ mang 2% nhiệt, nên có thể coi như nó không mang nhiệt. Tia UV thì có gây hại. Nhưng mà 100% kính lái ô tô con đã ngăn trên 99% tia UV. Các bạn có thể đọc bài “Thông số cản tia cực tím (UVR) của kính lái ô tô nguyên bản” ở đây: https://www.otofun.net/threads/thong-so-can-tia-cuc-tim-uvr-cua-kinh-lai-o-to.1830133/
Ngoài ra các phim ở mức chất lượng trung bình cũng đều ngăn UV trên 99%.
Vậy là việc phim cản UV trên 99% chả liên quan gì tới độ cách nhiệt cả. Phim cản UV trên 99% cũng chả ý nghĩa mang tính bảo vệ lắm vì kính lái ô tô làm khá tốt rồi. Con số cản UV trên 99% là một con số rất lớn nhưng lại rất không có ý nghĩa.
2. Phim cách nhiệt trên 90%?
Nếu hiểu đúng cách nhiệt trên 90% là phim loại bỏ được trên 90% nhiệt ra ngoài khoang xe thì chả phim nào làm được đâu.
Thế mà nhiều quảng cáo là cách nhiệt trên 90%, thậm chí lên tới 99% là hoàn toàn bị thần thánh quá mức.
Tuy nhiên có một số thông số như IRR (cản hồng ngoại) thì hoàn toàn có thể đạt chỉ số trên 90%, thậm chí lên tới 99% hay 100% cũng là có thể. Nhưng đó không phải là độ cách nhiệt. Vì tia hồng ngoại chỉ là một phần của nhiệt của ánh nắng mặt trời, ngoài ra thì tia hồng ngoại chỉ bị cản trên bề mặt sau đó cũng vào bên trong một phần.
Giả sử một phim kính lái có VLT (truyền sáng) 60%, IRR 100% thì độ cách nhiệt (loại bỏ nhiệt ra ngoài) chỉ khoảng 40-55% thôi.
Vậy việc đánh đồng cản hồng ngoại với cách nhiệt để chỉ số cao là hoàn toàn sai.
3. Phim phản xạ nhiệt mát hơn phim hấp thụ nhiệt?
Phim phản xạ nhiệt và hấp thụ nhiệt có khác biệt trên thử nghiệm với kính thông thường có chỉ số cản hồng ngoại (IRR) thấp, như kính xây dựng. Còn thực tế kính ô tô hầu hết có chỉ số IRR khá cao (trên 60%) nên sẽ chặn quá trình phản xạ hồng ngoại (nhiệt). Vì vậy, phim phản xạ nhiệt sau khi dán lên kính ô tô sẽ mất tính năng phản xạ nhiệt, nên cách nhiệt như phim hấp thụ nhiệt.
Chi tiết thêm về phim PXN và HTN tại đây:
https://www.otofun.net/threads/phim-phan-xa-nhiet-co-cach-nhiet-hon-phim-hap-thu-nhiet-tren-o-to-khong.1867131/
Vậy là công nghệ phản xạ hồng ngoại (phản xạ nhiệt) cũng không hề mát hơn phim hấp thụ nhiệt. Bản chất phim nào dán xong cũng là hấp thụ nhiệt lên bề mặt. Biểu hiện là sờ tay vào kính (nơi có nắng chiếu vào) sẽ thấy nóng hơn kính chưa dán phim. Phần nhiệt làm nóng bề mặt này sẽ vào trong 1 phần và ra ngoài 1 phần.
4. Thử phim trên đèn hồng ngoại, máy khò nhiệt thấy rất mát nhưng sử dụng có mát như thử?
Thực chất thì bức xạ của đèn hồng ngoại sẽ khác với bức xạ của mặt trời. Một số phim ngăn bức xạ của đèn hồng ngoại rất tốt, nhưng chưa chắc ngăn bức xạ của mặt trời tốt và ngược lại. Nên nhiều khi phim thử trên đèn hồng ngoại rất mát (cảm giác như cách nhiệt trên 90%), nhưng thực tế ra nắng lại không mát như vậy, cảm giác chỉ được khoảng 50-60%.
Còn máy khò nhiệt thì bản chất nó truyền nhiệt theo phương pháp đối lưu là chính, nghĩa là thổi không khí nóng. Trong khi mặt trời truyền nhiệt bằng phương pháp bức xạ nhiệt. Vậy là cách thử và thực tế là hoàn toàn khác nhau. Cách thử sai thì kết quả chả có ý nghĩa gì cả.
5. Phim làm giảm nhiệt độ trong xe tới 10 độ c?
Việc giảm 10 độ c này chỉ có trong quảng cáo, nơi mà được đưa ra thông tin một chiều. Chứ thực chất chả có cơ quan khách quan nào chứng thực. Các thông số cách nhiệt của phim mà được các nhà sản xuất (hoặc các tổ chức thử phim độc lập) công bố thì chả có thông số nào nói giảm bao nhiêu độ c. Các thông số liên quan tới cách nhiệt có đơn vị tính bằng %, chứ không phải độ c. Ví dụ loại bỏ nhiệt ra ngoài được bao nhiêu %, cản hồng ngoại bao nhiêu %, hấp thụ nhiệt bao nhiêu %. Thực tế nếu đỗ xe ngoài nắng không có điều hòa thì xe dán phim hay không dán phim chỉ tầm 15-20 phút là nóng tương đương nhau, sự chênh lệch chắc chỉ 1-2 độ c, chứ không thể chênh tới 10 độ c được.
6. Vậy tác dụng thực sự của phim cách nhiệt đến đâu?
- Giảm nóng rát da khi nắng chiếu. Phim cách nhiệt ngăn bức xạ nhiệt trực tiếp lên da, từ đó làm cho ta cảm giác đỡ (hoặc thậm thậm chí hết nóng) từ bức xạ trực tiếp. Các bạn cứ thể để nắng chiếu vào da trực tiếp lúc không dán phim và lúc sau khi dán phim sẽ thấy sự khác biệt. Với công nghệ phát triển hiện nay thì rất nhiều phim làm được điều này. Việc ngăn bức xạ trực tiếp dựa tốt dựa trên 2 chỉ số VLT và IRR. Xem chi tiết tại bài này:
“Cách tốt nhất kiểm tra mức độ cách nhiệt của phim dán kính ô tô”
https://www.otofun.net/threads/cach-tot-nhat-kiem-tra-muc-do-cach-nhiet-cua-phim-dan-kinh-o-to.1865681/
Phần bức xạ nhiệt trực tiếp này có thể bị ngăn tới 70% đến trên 90%, nhưng nó sẽ bị hấp thụ hầu hết lên bề mặt làm nóng kính.
Phần nhiệt bị hấp thụ này thì sẽ vào bên trong một phần. Phần nhiệt vào trong này sẽ vẫn làm nóng xe, thậm chí có hơi nóng phả vào mặt. Hiện nay thì không công nghệ phim gì tránh khỏi việc này.
- Làm khoang xe mát hơn. Phim cản nhiệt bằng cách hấp thụ nhiệt lên bề mặt. Phần nhiệt bị hấp thụ sẽ ra ngoài một phần nhờ đối lưu. Đây chính là phần nhiệt bị loại bỏ để giúp khoang xe mát hơn. Tuy nhiên phần nhiệt loại bỏ ra ngoài xe thường chỉ đạt tầm 30-60%, tùy thuộc loại phim, hay tốc độ di chuyển của xe. Nó không phải con số cách nhiệt cao tới trên 90% như khi bị thổi phồng.
- Giảm chói. Dán phim sẽ làm giảm độ sáng, từ đó giảm chói để bảo vệ mắt.
- Kín đáo riêng tư. Dán loại tối màu sẽ giúp riêng tư hơn.
Kết luận: Bản chất của phim cách nhiệt cho ô tô là hấp thụ nhiệt (kể cả phim phản xạ nhiệt). Phim hấp thụ nhiệt nhiều thì càng ngăn nhiệt xuyên qua trực tiếp nhiều, càng giúp nắng chiếu vào da đỡ rát, càng làm nóng bề mặt kính, càng cách nhiệt tốt hơn. Vậy muốn biết phim cách nhiệt tốt chưa thì có hai cách. Cách 1 là chỉ cần để nắng chiếu vào da xem mức độ giảm nóng thế nào. Cách này hơi cảm tính nhưng dễ thực hiện.
Cách hai là đo chỉ số cản hồng ngoại (IRR) và truyền sáng (VLT). Cách này là chính xác nhất.
Với thời điểm hiện tại (năm 2023) thì rất nhiều loại phim có thể đạt được độ cách nhiệt tối đa.
Các loại phim có chỉ số IRR trên 90% và VLT vừa phải thì đều đạt độ cách nhiệt tối đa và như nhau. Hiện nay thì các mã phim tốt nhất của các hãng phim trên thị trường đều hầu hết đạt chỉ số IRR trên 90%.
Sự khác biệt về độ cách nhiệt (của các phim có IRR trên 90%) là hầu như không có, mà khác biệt của các phim là ở các yếu tố như độ trong, độ bền, chính sách bảo hành, chất lượng thi công, giá thành.
Vì vậy, khả năng cách nhiệt (cho dù ở mức tốt nhất) của phim cách nhiệt là một điều bình thường chứ không phải tới mức bị thần thánh hóa.
Nguyên lý cách nhiệt của phim cách nhiệt
1. Phim cản tia cực tím (UV) trên 99%.
Tia UV chỉ mang 2% nhiệt, nên có thể coi như nó không mang nhiệt. Tia UV thì có gây hại. Nhưng mà 100% kính lái ô tô con đã ngăn trên 99% tia UV. Các bạn có thể đọc bài “Thông số cản tia cực tím (UVR) của kính lái ô tô nguyên bản” ở đây: https://www.otofun.net/threads/thong-so-can-tia-cuc-tim-uvr-cua-kinh-lai-o-to.1830133/
Ngoài ra các phim ở mức chất lượng trung bình cũng đều ngăn UV trên 99%.
Vậy là việc phim cản UV trên 99% chả liên quan gì tới độ cách nhiệt cả. Phim cản UV trên 99% cũng chả ý nghĩa mang tính bảo vệ lắm vì kính lái ô tô làm khá tốt rồi. Con số cản UV trên 99% là một con số rất lớn nhưng lại rất không có ý nghĩa.
2. Phim cách nhiệt trên 90%?
Nếu hiểu đúng cách nhiệt trên 90% là phim loại bỏ được trên 90% nhiệt ra ngoài khoang xe thì chả phim nào làm được đâu.
Thế mà nhiều quảng cáo là cách nhiệt trên 90%, thậm chí lên tới 99% là hoàn toàn bị thần thánh quá mức.
Tuy nhiên có một số thông số như IRR (cản hồng ngoại) thì hoàn toàn có thể đạt chỉ số trên 90%, thậm chí lên tới 99% hay 100% cũng là có thể. Nhưng đó không phải là độ cách nhiệt. Vì tia hồng ngoại chỉ là một phần của nhiệt của ánh nắng mặt trời, ngoài ra thì tia hồng ngoại chỉ bị cản trên bề mặt sau đó cũng vào bên trong một phần.
Giả sử một phim kính lái có VLT (truyền sáng) 60%, IRR 100% thì độ cách nhiệt (loại bỏ nhiệt ra ngoài) chỉ khoảng 40-55% thôi.
Vậy việc đánh đồng cản hồng ngoại với cách nhiệt để chỉ số cao là hoàn toàn sai.
3. Phim phản xạ nhiệt mát hơn phim hấp thụ nhiệt?
Phim phản xạ nhiệt và hấp thụ nhiệt có khác biệt trên thử nghiệm với kính thông thường có chỉ số cản hồng ngoại (IRR) thấp, như kính xây dựng. Còn thực tế kính ô tô hầu hết có chỉ số IRR khá cao (trên 60%) nên sẽ chặn quá trình phản xạ hồng ngoại (nhiệt). Vì vậy, phim phản xạ nhiệt sau khi dán lên kính ô tô sẽ mất tính năng phản xạ nhiệt, nên cách nhiệt như phim hấp thụ nhiệt.
Chi tiết thêm về phim PXN và HTN tại đây:
https://www.otofun.net/threads/phim-phan-xa-nhiet-co-cach-nhiet-hon-phim-hap-thu-nhiet-tren-o-to-khong.1867131/
Vậy là công nghệ phản xạ hồng ngoại (phản xạ nhiệt) cũng không hề mát hơn phim hấp thụ nhiệt. Bản chất phim nào dán xong cũng là hấp thụ nhiệt lên bề mặt. Biểu hiện là sờ tay vào kính (nơi có nắng chiếu vào) sẽ thấy nóng hơn kính chưa dán phim. Phần nhiệt làm nóng bề mặt này sẽ vào trong 1 phần và ra ngoài 1 phần.
4. Thử phim trên đèn hồng ngoại, máy khò nhiệt thấy rất mát nhưng sử dụng có mát như thử?
Thực chất thì bức xạ của đèn hồng ngoại sẽ khác với bức xạ của mặt trời. Một số phim ngăn bức xạ của đèn hồng ngoại rất tốt, nhưng chưa chắc ngăn bức xạ của mặt trời tốt và ngược lại. Nên nhiều khi phim thử trên đèn hồng ngoại rất mát (cảm giác như cách nhiệt trên 90%), nhưng thực tế ra nắng lại không mát như vậy, cảm giác chỉ được khoảng 50-60%.
Còn máy khò nhiệt thì bản chất nó truyền nhiệt theo phương pháp đối lưu là chính, nghĩa là thổi không khí nóng. Trong khi mặt trời truyền nhiệt bằng phương pháp bức xạ nhiệt. Vậy là cách thử và thực tế là hoàn toàn khác nhau. Cách thử sai thì kết quả chả có ý nghĩa gì cả.
5. Phim làm giảm nhiệt độ trong xe tới 10 độ c?
Việc giảm 10 độ c này chỉ có trong quảng cáo, nơi mà được đưa ra thông tin một chiều. Chứ thực chất chả có cơ quan khách quan nào chứng thực. Các thông số cách nhiệt của phim mà được các nhà sản xuất (hoặc các tổ chức thử phim độc lập) công bố thì chả có thông số nào nói giảm bao nhiêu độ c. Các thông số liên quan tới cách nhiệt có đơn vị tính bằng %, chứ không phải độ c. Ví dụ loại bỏ nhiệt ra ngoài được bao nhiêu %, cản hồng ngoại bao nhiêu %, hấp thụ nhiệt bao nhiêu %. Thực tế nếu đỗ xe ngoài nắng không có điều hòa thì xe dán phim hay không dán phim chỉ tầm 15-20 phút là nóng tương đương nhau, sự chênh lệch chắc chỉ 1-2 độ c, chứ không thể chênh tới 10 độ c được.
6. Vậy tác dụng thực sự của phim cách nhiệt đến đâu?
- Giảm nóng rát da khi nắng chiếu. Phim cách nhiệt ngăn bức xạ nhiệt trực tiếp lên da, từ đó làm cho ta cảm giác đỡ (hoặc thậm thậm chí hết nóng) từ bức xạ trực tiếp. Các bạn cứ thể để nắng chiếu vào da trực tiếp lúc không dán phim và lúc sau khi dán phim sẽ thấy sự khác biệt. Với công nghệ phát triển hiện nay thì rất nhiều phim làm được điều này. Việc ngăn bức xạ trực tiếp dựa tốt dựa trên 2 chỉ số VLT và IRR. Xem chi tiết tại bài này:
“Cách tốt nhất kiểm tra mức độ cách nhiệt của phim dán kính ô tô”
https://www.otofun.net/threads/cach-tot-nhat-kiem-tra-muc-do-cach-nhiet-cua-phim-dan-kinh-o-to.1865681/
Phần bức xạ nhiệt trực tiếp này có thể bị ngăn tới 70% đến trên 90%, nhưng nó sẽ bị hấp thụ hầu hết lên bề mặt làm nóng kính.
Phần nhiệt bị hấp thụ này thì sẽ vào bên trong một phần. Phần nhiệt vào trong này sẽ vẫn làm nóng xe, thậm chí có hơi nóng phả vào mặt. Hiện nay thì không công nghệ phim gì tránh khỏi việc này.
- Làm khoang xe mát hơn. Phim cản nhiệt bằng cách hấp thụ nhiệt lên bề mặt. Phần nhiệt bị hấp thụ sẽ ra ngoài một phần nhờ đối lưu. Đây chính là phần nhiệt bị loại bỏ để giúp khoang xe mát hơn. Tuy nhiên phần nhiệt loại bỏ ra ngoài xe thường chỉ đạt tầm 30-60%, tùy thuộc loại phim, hay tốc độ di chuyển của xe. Nó không phải con số cách nhiệt cao tới trên 90% như khi bị thổi phồng.
- Giảm chói. Dán phim sẽ làm giảm độ sáng, từ đó giảm chói để bảo vệ mắt.
- Kín đáo riêng tư. Dán loại tối màu sẽ giúp riêng tư hơn.
Kết luận: Bản chất của phim cách nhiệt cho ô tô là hấp thụ nhiệt (kể cả phim phản xạ nhiệt). Phim hấp thụ nhiệt nhiều thì càng ngăn nhiệt xuyên qua trực tiếp nhiều, càng giúp nắng chiếu vào da đỡ rát, càng làm nóng bề mặt kính, càng cách nhiệt tốt hơn. Vậy muốn biết phim cách nhiệt tốt chưa thì có hai cách. Cách 1 là chỉ cần để nắng chiếu vào da xem mức độ giảm nóng thế nào. Cách này hơi cảm tính nhưng dễ thực hiện.
Cách hai là đo chỉ số cản hồng ngoại (IRR) và truyền sáng (VLT). Cách này là chính xác nhất.
Với thời điểm hiện tại (năm 2023) thì rất nhiều loại phim có thể đạt được độ cách nhiệt tối đa.
Các loại phim có chỉ số IRR trên 90% và VLT vừa phải thì đều đạt độ cách nhiệt tối đa và như nhau. Hiện nay thì các mã phim tốt nhất của các hãng phim trên thị trường đều hầu hết đạt chỉ số IRR trên 90%.
Sự khác biệt về độ cách nhiệt (của các phim có IRR trên 90%) là hầu như không có, mà khác biệt của các phim là ở các yếu tố như độ trong, độ bền, chính sách bảo hành, chất lượng thi công, giá thành.
Vì vậy, khả năng cách nhiệt (cho dù ở mức tốt nhất) của phim cách nhiệt là một điều bình thường chứ không phải tới mức bị thần thánh hóa.
Nguyên lý cách nhiệt của phim cách nhiệt
Chỉnh sửa cuối: