Em vừa đọc bài này trên Dân trí khuyên không nên mở cửa sổ khi xe đang chạy. Nhưng thấy nghiên cứu này ở bên nn khi xe oto chạy ở tốc độ cao, Việt nam mình ít khi chạy như vậy.
Em thì chẳng bao giờ mở cửa sổ cả. Cứ lên xe là đóng cửa bất kể thời tiết xuân, hạ, thu, đông hay nóng lạnh thế nào. Không biết thói quen các cụ ra sao?
(Dân trí) - Theo nghiên cứu mới nhất của Mỹ, việc mở cửa sổ xe ô tô khi xe đang chạy sẽ dễ khiến thính giác bị tổn thương do các tạp âm trên đường phố sẽ biến thành tiếng ồn của công trường xây dựng hay trực thăng đang cất cánh….
Theo các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học St. Louis (Mỹ), khi tốc độ xe ô tô đạt tới 120km/h, tốc độ tạp âm có thể lên tới 100dB. Ngay cả khi ô tô chỉ chạy với tốc độ 90km/h, tốc độ của tạp âm cũng đã lớn hơn 85dB. Các tạp âm tạo ra do ma sát giữa xe với mặt đường, tạp âm của xe máy chạy trên đường, hay tiếng gió… đều là những yếu tố kích thích gây hại cho thính giác.
Các nhà khoa học đã dùng 5 chiếc ôtô của các hãng khác nhau để tiến hành các thử nghiệm tạp âm với tốc độ xe lần lượt là 90km/h và 120km/h. Trong quá trình thử nghiệm, các hệ thống điều hòa, loa đài trong xe đều ở trạng thái tắt; các nhân viên ngồi trong xe thử nghiệm cũng không nói chuyện với nhau; còi xe cũng không được sử dụng; thời tiết tương đối đẹp.
Kết qua cho thấy, khi xe đạt tốc độ 90km/h, tạp âm của xe vượt quá 88 dB, tương đương với tạp âm tạo ra bởi một công trường xây dựng đang thi công hay một chiếc tàu hoả chạy qua. Còn khi tốc độ xe là 120 km/h, tạp âm của xe tương đương với tạp âm của 1 chiếc trực thăng đang chuẩn bị cất cánh.
Nếu cơ thể phải ở trong môi trường có tạp âm vượt quá 85 dB trong thời gian dài, thính giác sẽ bị tổn thương. Nghiên cứu cũng chỉ ra, nếu mở cửa sổ xe ô tô khi xe đang chạy trên đường cao tốc cùng lúc với các xe ô tô loại lớn, hoặc xe máy đang chạy tới gần cũng gây ảnh hưởng xấu đến thính giác.
Các nhà khoa học đưa ra lời khuyên, khi tốc độ xe vượt quá 85,3km/h, tốt nhất nên đóng chặt cửa sổ. Trong thời gian ngồi trên xe, tốt nhất không nên nghe nhạc mp3. Do lúc này tạp âm lớn, nên bạn phải điều chỉnh âm thanh ở mức độ to nhất mới có thể nghe rõ, vô tình bạn gây thêm tổn thương cho thính giác của mình.
Em thì chẳng bao giờ mở cửa sổ cả. Cứ lên xe là đóng cửa bất kể thời tiết xuân, hạ, thu, đông hay nóng lạnh thế nào. Không biết thói quen các cụ ra sao?
(Dân trí) - Theo nghiên cứu mới nhất của Mỹ, việc mở cửa sổ xe ô tô khi xe đang chạy sẽ dễ khiến thính giác bị tổn thương do các tạp âm trên đường phố sẽ biến thành tiếng ồn của công trường xây dựng hay trực thăng đang cất cánh….
Theo các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học St. Louis (Mỹ), khi tốc độ xe ô tô đạt tới 120km/h, tốc độ tạp âm có thể lên tới 100dB. Ngay cả khi ô tô chỉ chạy với tốc độ 90km/h, tốc độ của tạp âm cũng đã lớn hơn 85dB. Các tạp âm tạo ra do ma sát giữa xe với mặt đường, tạp âm của xe máy chạy trên đường, hay tiếng gió… đều là những yếu tố kích thích gây hại cho thính giác.
Các nhà khoa học đã dùng 5 chiếc ôtô của các hãng khác nhau để tiến hành các thử nghiệm tạp âm với tốc độ xe lần lượt là 90km/h và 120km/h. Trong quá trình thử nghiệm, các hệ thống điều hòa, loa đài trong xe đều ở trạng thái tắt; các nhân viên ngồi trong xe thử nghiệm cũng không nói chuyện với nhau; còi xe cũng không được sử dụng; thời tiết tương đối đẹp.
Kết qua cho thấy, khi xe đạt tốc độ 90km/h, tạp âm của xe vượt quá 88 dB, tương đương với tạp âm tạo ra bởi một công trường xây dựng đang thi công hay một chiếc tàu hoả chạy qua. Còn khi tốc độ xe là 120 km/h, tạp âm của xe tương đương với tạp âm của 1 chiếc trực thăng đang chuẩn bị cất cánh.
Nếu cơ thể phải ở trong môi trường có tạp âm vượt quá 85 dB trong thời gian dài, thính giác sẽ bị tổn thương. Nghiên cứu cũng chỉ ra, nếu mở cửa sổ xe ô tô khi xe đang chạy trên đường cao tốc cùng lúc với các xe ô tô loại lớn, hoặc xe máy đang chạy tới gần cũng gây ảnh hưởng xấu đến thính giác.
Các nhà khoa học đưa ra lời khuyên, khi tốc độ xe vượt quá 85,3km/h, tốt nhất nên đóng chặt cửa sổ. Trong thời gian ngồi trên xe, tốt nhất không nên nghe nhạc mp3. Do lúc này tạp âm lớn, nên bạn phải điều chỉnh âm thanh ở mức độ to nhất mới có thể nghe rõ, vô tình bạn gây thêm tổn thương cho thính giác của mình.