- Biển số
- OF-68884
- Ngày cấp bằng
- 21/7/10
- Số km
- 2,486
- Động cơ
- 452,066 Mã lực
Em chưa được trèo lên ca bin tầu hỏa bao giờ, có thắc mắc là không biết đầu máy có vô lăng để lái hay không hay là tài xế chỉ ngồi tăng giảm tốc độ và kéo còi thôi. Đã hỏi anh Gúc nhưng anh ý hem bít. Cụ nào là tài xế hỏa xa vào giải ngố cho anh em tí.
Trích 1 đoạn các cụ đọc chơi:
Lái tàu ở VN và ám ảnh kinh hoàng trước vô số cái chết Những cái chết thảm khốc trên đường ray xe lửa, mà điển hình là vụ xe ăn hỏi bị tàu đâm khiến nhiều chàng trai trẻ thiệt mạng. Báo chí đưa tin năm này qua năm khác như một sự thống kê não nề về số vụ tai nạn đường sắt.
Ám ảnh
Tuyến đường sắt hơn 100 năm vẫn... già nua, còm cõi. Qua câu chuyện về những người lái tàu, hy vọng bạn đọc sẽ hình dung được phần nào nguyên nhân những vụ tai nạn thảm khốc trên đường sắt.
Tôi ngồi giữa 2 lái tàu, một kỳ cựu và một trẻ măng. Ngô Phú Sơn (sinh năm 1962) với gần 30 năm lái tàu hỏa, tóc cắt gọn, mặt săn sắt. Tọa trên ghế lái phụ, Kiều Văn Đông sinh năm 1986 trông thư sinh. Trước khi tàu chạy họ mở cửa sổ và quan sát phía sau đầu tàu để chắc chắn đã an toàn và nổ máy.
Đuờng sắt song song với đường bộ là một trong những nguy cơ tiềm ẩn TNGT.
Từng hồi còi hú lên. Con tàu khe khẽ lách mình trườn qua những dãy nhà dân mọc san sát hai bên đường ray. Sơn và Đông đang trong một ca làm việc. Trên bàn điều khiển, một ấm trà đặc quánh. Họ là những lái tàu thuộc Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội.
Đông mới vào nghề được 2 năm. Hồi bé vì mê hình ảnh những đoàn tàu xình xịch mỗi sáng đi học mà đăng ký học lái tàu. Sau 3 năm học trở thành tài xế tại trường Cao đẳng nghề đường sắt, Đông thành lính mới trong nghiệp hành xa (từ thường dùng của cánh lái tàu hỏa khi miêu tả về nghề).
Lái tàu ở nước ngoài là một nghề thu nhập cao không kém phi công và ít bị ám ảnh nghề nghiệp. Nếu như những gì tôi được chứng kiến và nghe kể lại thì lái tàu ở Việt Nam cần phải được kiểm tra về tâm lý thường xuyên.
Chỉ riêng việc phải đối mặt với quá nhiều cảnh tai nạn gây chết người cũng đáng phải điều trị tâm lý cho lái tàu. Ám ảnh cả nguy cơ phương tiện đường bộ lao vào đường sắt (đa số đường bộ chạy song song với đường sắt).
Những ám ảnh ấy chỉ dành cho người có thần kinh thép. “Thế nhưng, anh em chủ yếu động viên nhau là chính. Đời lái tàu, khó đếm được số vụ tai nạn chết người vì quá nhiều”, Quản đốc Phân xưởng Vận doanh Đầu máy (Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội) Lưu Quang Hải - cựu lái tàu nói.
Cung đường tử thần
Dài chưa đầy 60 km nhưng đoạn đường sắt Hà Nội - Phủ Lý (Hà Nam) là nỗi sợ hãi của nhiều lái tàu. Tuy nhiên, trên đoạn đường này không chỉ có tai nạn chết chóc mà nó còn chứa đựng những câu chuyện đầy tính nhân văn…
Đoàn tàu lao lên phía trước bỗng từ xa có một người đàn ông chạy ra đứng giữa đường ray tiểu tiện. Tài xế nhấn còi liên hồi để cảnh báo. Khi người đàn ông ấy kịp nhận ra, ngẩng đầu lên thì tất cả đã quá muộn dưới những chiếc bánh sắt đen đúa. Lái tàu Ngô Phú Sơn (Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội) vừa điều khiển đầu máy, vừa kể câu chuyện đầy ám ảnh đó với tôi.
Lái tàu Kiều Văn Đông sinh năm 1986, mới vào nghề 2 năm.
"Chưa dừng lại ở vụ tai nạn đó. Đoàn tàu này lại tiếp tục làm tử vong một người đi xe máy cố tình vượt. Lúc đó, tôi lái phụ, tài xế chính tay run khi phải viết văn bản tường trình sự việc gây chết người trong vòng 200km. Cuối cùng, khi lên buồng lái, anh ấy nói không thể ngồi ở vị trí lái chính được nữa và nhờ tôi lái thay", Sơn kể câu chuyện mới xảy ra gần đây như thế.
Tôi ngồi trên cabin theo chuyến tàu SE5 từ Hà Nội vào TPHCM do Sơn lái chính, ngồi ghế phụ là Kiều Văn Đông. Hỏi Sơn và Đông đi khắp cả nước, đoạn nào khủng khiếp nhất. Cả hai đồng thanh: Từ ga Hà Nội đến Phủ Lý (Hà Nam). Mà không chỉ có Sơn hay Đông nói thế, hầu như cánh lái tàu tôi gặp đều thông tin như vậy.
Tàu hú còi và chậm chạp bò thoát khỏi Hà Nội. Chúng tôi trò chuyện giữa những hồi còi hơi đinh tai. Sơn hết dùng chân đạp, lại dùng tay bấm còi cảnh báo. Có khi vừa ngơi tay một vài giây, cậu lái phụ trẻ măng lại hét giật giọng: "Còi, có người phía trước". Ngước lên bất chợt có một xe máy đang lao vút cắt mặt đầu máy.
Tàu bò chậm song song đường Lê Duẩn, Giải Phóng (Hà Nội), Sơn nói: "Đoạn đường ngang gần khách sạn Kim Liên có bà cụ bán chè chén nhiều năm liền làm gác chắn sống hễ có tàu đến là cụ ra điều tiết giao thông. Hình ảnh bà cụ tóc bạc quen thuộc với nhiều thế hệ lái tàu. Lâu rồi không thấy cụ đứng ra vẫy vẫy nữa, thay vào đó là một người thanh niên. Nghe nói cụ đã mất".
Tôi cứ thầm nghĩ, lạ thật, tại sao người già, người điên lại muốn ngăn chặn những người trẻ khỏe, tỉnh táo đâm đầu vào chỗ chết.
100 km, hàng trăm hồi còi
"Còi!", Đông lại giật giọng khiến tôi giật nảy mình. Trước mặt là một đoàn thanh niên bình thản trên đường sắt. Mỗi lần bấm còi, thiết bị đo hiển thị đủ 9 cân gió. Ngồi trên đầu máy cách âm mà đã thấy đau đầu nhưng có không ít kẻ đứng ngoài cứ như điếc.
Ngồi trên buồng lái thấy đoạn đường sắt Hà Nội - Phủ Lý như chạy qua sân nhà bởi hai bên san sát nhà dân. Đoạn gần ga Hà Nội, có thời điểm, tàu đi tới đâu, dân kéo đồ dạt tới đấy. Đánh răng, nấu ăn… nhưng tàu đến là kéo mọi thứ nhường tàu. Tàu đi qua, đâu lại vào đấy. Tôi để ý, tay tài xế Sơn kéo còi mà cứ thon thót.
Nhìn mặt Sơn thấy ngay sự trải nghiệm. Đời lái tàu như Sơn mấy chục năm, tai nạn đâm chết người nhớ không hết. Có đận Sơn chạy tàu hàng trên địa bàn tỉnh Nghệ An, từ xa quan sát thấy một thanh niên cưỡi xe máy chặn trên đường ray cười thách thức. Gã thanh niên định kéo ga phóng đi nhưng oái oăm thay xe chết máy đổ nhào. Sơn vội phanh gấp, mũi tàu ghé sát sườn gã ngông cuồng khiến mặt hắn cắt không giọt máu. May tàu hàng chạy tốc độ thấp còn phanh kịp.
Chỉ gần 60 km thôi nhưng có đoạn, tàu hỏa như chạy giữa khe núi. Núi chính là những ngôi nhà cao tầng san sát, cửa hàng vật liệu xây dựng và những ngôi mộ xi măng nằm vắt gần chạm đường ray ở đoạn Ngọc Hồi (qua Bến xe Nước Ngầm một đoạn). Bên cạnh đó, tua tủa đường ngang cắt đường sắt. Rất ít đường ngang có gác chắn.
Do đó, tàu chạy nhưng tài xế luôn có cảm giác: Bất cứ lúc nào cũng có người hoặc các loại phương tiện từ trong ngõ vọt ra. Tàu chạy trên chính đường ray của mình nhưng sao tôi có cảm giác chênh vênh, bất an.
Nhiều lái tàu cho biết, biện pháp duy nhất để tránh tai nạn là còi thật nhiều. Như tài xế Sơn tính từ Hà Nội đến ga Phủ Lý phải hàng trăm lần bấm hoặc đạp còi. Bởi vì, tàu hỏa không thể phanh gấp kiểu ô tô nếu không muốn thảm họa. Theo đó, khoảng cách tối thiểu cho phép được phanh gấp trước vật cản là 800m. Đoạn đường sắt Hà Nội-Nam Định luôn là nỗi khiếp đảm của các lái tàu vì dường như lúc nào thần chết cũng túc trực trên quãng đường này.
Tài xế Sơn kể: Khi chuyến tàu SE5 ngày 27-7 của tôi vừa đi qua, chuyến SE4 chạy ngược từ TPHCM về ga Hà Nội đâm chết 3 người ngồi trên xe taxi cố tình vượt tại một đường ngang ở Thường Tín. Trước đó, vụ tai nạn thảm khốc do ô tô đám ăn hỏi cố tình vượt đã bị tàu đâm chết 10 người (đa số là thanh niên).
Tôi nhìn sang lái phụ Đông và tưởng tượng được cảnh lần đầu tiên chàng trai này đi thực tập được chứng kiến tàu đâm chết người và run sợ tới mức nào.
Rồi từng ngày trên đầu hỏa xa, những cái chết thường nhật, bất thình lình có làm Đông sắc lạnh và trải đời như đàn anh lái chính?
Còn tiếp...
Theo Tiền Phong
Trích 1 đoạn các cụ đọc chơi:
Lái tàu ở VN và ám ảnh kinh hoàng trước vô số cái chết Những cái chết thảm khốc trên đường ray xe lửa, mà điển hình là vụ xe ăn hỏi bị tàu đâm khiến nhiều chàng trai trẻ thiệt mạng. Báo chí đưa tin năm này qua năm khác như một sự thống kê não nề về số vụ tai nạn đường sắt.
Ám ảnh
Tuyến đường sắt hơn 100 năm vẫn... già nua, còm cõi. Qua câu chuyện về những người lái tàu, hy vọng bạn đọc sẽ hình dung được phần nào nguyên nhân những vụ tai nạn thảm khốc trên đường sắt.
Tôi ngồi giữa 2 lái tàu, một kỳ cựu và một trẻ măng. Ngô Phú Sơn (sinh năm 1962) với gần 30 năm lái tàu hỏa, tóc cắt gọn, mặt săn sắt. Tọa trên ghế lái phụ, Kiều Văn Đông sinh năm 1986 trông thư sinh. Trước khi tàu chạy họ mở cửa sổ và quan sát phía sau đầu tàu để chắc chắn đã an toàn và nổ máy.
Đuờng sắt song song với đường bộ là một trong những nguy cơ tiềm ẩn TNGT.
Từng hồi còi hú lên. Con tàu khe khẽ lách mình trườn qua những dãy nhà dân mọc san sát hai bên đường ray. Sơn và Đông đang trong một ca làm việc. Trên bàn điều khiển, một ấm trà đặc quánh. Họ là những lái tàu thuộc Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội.
Đông mới vào nghề được 2 năm. Hồi bé vì mê hình ảnh những đoàn tàu xình xịch mỗi sáng đi học mà đăng ký học lái tàu. Sau 3 năm học trở thành tài xế tại trường Cao đẳng nghề đường sắt, Đông thành lính mới trong nghiệp hành xa (từ thường dùng của cánh lái tàu hỏa khi miêu tả về nghề).
Lái tàu ở nước ngoài là một nghề thu nhập cao không kém phi công và ít bị ám ảnh nghề nghiệp. Nếu như những gì tôi được chứng kiến và nghe kể lại thì lái tàu ở Việt Nam cần phải được kiểm tra về tâm lý thường xuyên.
Chỉ riêng việc phải đối mặt với quá nhiều cảnh tai nạn gây chết người cũng đáng phải điều trị tâm lý cho lái tàu. Ám ảnh cả nguy cơ phương tiện đường bộ lao vào đường sắt (đa số đường bộ chạy song song với đường sắt).
Những ám ảnh ấy chỉ dành cho người có thần kinh thép. “Thế nhưng, anh em chủ yếu động viên nhau là chính. Đời lái tàu, khó đếm được số vụ tai nạn chết người vì quá nhiều”, Quản đốc Phân xưởng Vận doanh Đầu máy (Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội) Lưu Quang Hải - cựu lái tàu nói.
Cung đường tử thần
Dài chưa đầy 60 km nhưng đoạn đường sắt Hà Nội - Phủ Lý (Hà Nam) là nỗi sợ hãi của nhiều lái tàu. Tuy nhiên, trên đoạn đường này không chỉ có tai nạn chết chóc mà nó còn chứa đựng những câu chuyện đầy tính nhân văn…
Đoàn tàu lao lên phía trước bỗng từ xa có một người đàn ông chạy ra đứng giữa đường ray tiểu tiện. Tài xế nhấn còi liên hồi để cảnh báo. Khi người đàn ông ấy kịp nhận ra, ngẩng đầu lên thì tất cả đã quá muộn dưới những chiếc bánh sắt đen đúa. Lái tàu Ngô Phú Sơn (Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội) vừa điều khiển đầu máy, vừa kể câu chuyện đầy ám ảnh đó với tôi.
Lái tàu Kiều Văn Đông sinh năm 1986, mới vào nghề 2 năm.
"Chưa dừng lại ở vụ tai nạn đó. Đoàn tàu này lại tiếp tục làm tử vong một người đi xe máy cố tình vượt. Lúc đó, tôi lái phụ, tài xế chính tay run khi phải viết văn bản tường trình sự việc gây chết người trong vòng 200km. Cuối cùng, khi lên buồng lái, anh ấy nói không thể ngồi ở vị trí lái chính được nữa và nhờ tôi lái thay", Sơn kể câu chuyện mới xảy ra gần đây như thế.
Tôi ngồi trên cabin theo chuyến tàu SE5 từ Hà Nội vào TPHCM do Sơn lái chính, ngồi ghế phụ là Kiều Văn Đông. Hỏi Sơn và Đông đi khắp cả nước, đoạn nào khủng khiếp nhất. Cả hai đồng thanh: Từ ga Hà Nội đến Phủ Lý (Hà Nam). Mà không chỉ có Sơn hay Đông nói thế, hầu như cánh lái tàu tôi gặp đều thông tin như vậy.
Tàu hú còi và chậm chạp bò thoát khỏi Hà Nội. Chúng tôi trò chuyện giữa những hồi còi hơi đinh tai. Sơn hết dùng chân đạp, lại dùng tay bấm còi cảnh báo. Có khi vừa ngơi tay một vài giây, cậu lái phụ trẻ măng lại hét giật giọng: "Còi, có người phía trước". Ngước lên bất chợt có một xe máy đang lao vút cắt mặt đầu máy.
Tàu bò chậm song song đường Lê Duẩn, Giải Phóng (Hà Nội), Sơn nói: "Đoạn đường ngang gần khách sạn Kim Liên có bà cụ bán chè chén nhiều năm liền làm gác chắn sống hễ có tàu đến là cụ ra điều tiết giao thông. Hình ảnh bà cụ tóc bạc quen thuộc với nhiều thế hệ lái tàu. Lâu rồi không thấy cụ đứng ra vẫy vẫy nữa, thay vào đó là một người thanh niên. Nghe nói cụ đã mất".
Tôi cứ thầm nghĩ, lạ thật, tại sao người già, người điên lại muốn ngăn chặn những người trẻ khỏe, tỉnh táo đâm đầu vào chỗ chết.
100 km, hàng trăm hồi còi
"Còi!", Đông lại giật giọng khiến tôi giật nảy mình. Trước mặt là một đoàn thanh niên bình thản trên đường sắt. Mỗi lần bấm còi, thiết bị đo hiển thị đủ 9 cân gió. Ngồi trên đầu máy cách âm mà đã thấy đau đầu nhưng có không ít kẻ đứng ngoài cứ như điếc.
Ngồi trên buồng lái thấy đoạn đường sắt Hà Nội - Phủ Lý như chạy qua sân nhà bởi hai bên san sát nhà dân. Đoạn gần ga Hà Nội, có thời điểm, tàu đi tới đâu, dân kéo đồ dạt tới đấy. Đánh răng, nấu ăn… nhưng tàu đến là kéo mọi thứ nhường tàu. Tàu đi qua, đâu lại vào đấy. Tôi để ý, tay tài xế Sơn kéo còi mà cứ thon thót.
Nhìn mặt Sơn thấy ngay sự trải nghiệm. Đời lái tàu như Sơn mấy chục năm, tai nạn đâm chết người nhớ không hết. Có đận Sơn chạy tàu hàng trên địa bàn tỉnh Nghệ An, từ xa quan sát thấy một thanh niên cưỡi xe máy chặn trên đường ray cười thách thức. Gã thanh niên định kéo ga phóng đi nhưng oái oăm thay xe chết máy đổ nhào. Sơn vội phanh gấp, mũi tàu ghé sát sườn gã ngông cuồng khiến mặt hắn cắt không giọt máu. May tàu hàng chạy tốc độ thấp còn phanh kịp.
Chỉ gần 60 km thôi nhưng có đoạn, tàu hỏa như chạy giữa khe núi. Núi chính là những ngôi nhà cao tầng san sát, cửa hàng vật liệu xây dựng và những ngôi mộ xi măng nằm vắt gần chạm đường ray ở đoạn Ngọc Hồi (qua Bến xe Nước Ngầm một đoạn). Bên cạnh đó, tua tủa đường ngang cắt đường sắt. Rất ít đường ngang có gác chắn.
Do đó, tàu chạy nhưng tài xế luôn có cảm giác: Bất cứ lúc nào cũng có người hoặc các loại phương tiện từ trong ngõ vọt ra. Tàu chạy trên chính đường ray của mình nhưng sao tôi có cảm giác chênh vênh, bất an.
Nhiều lái tàu cho biết, biện pháp duy nhất để tránh tai nạn là còi thật nhiều. Như tài xế Sơn tính từ Hà Nội đến ga Phủ Lý phải hàng trăm lần bấm hoặc đạp còi. Bởi vì, tàu hỏa không thể phanh gấp kiểu ô tô nếu không muốn thảm họa. Theo đó, khoảng cách tối thiểu cho phép được phanh gấp trước vật cản là 800m. Đoạn đường sắt Hà Nội-Nam Định luôn là nỗi khiếp đảm của các lái tàu vì dường như lúc nào thần chết cũng túc trực trên quãng đường này.
Tài xế Sơn kể: Khi chuyến tàu SE5 ngày 27-7 của tôi vừa đi qua, chuyến SE4 chạy ngược từ TPHCM về ga Hà Nội đâm chết 3 người ngồi trên xe taxi cố tình vượt tại một đường ngang ở Thường Tín. Trước đó, vụ tai nạn thảm khốc do ô tô đám ăn hỏi cố tình vượt đã bị tàu đâm chết 10 người (đa số là thanh niên).
Tôi nhìn sang lái phụ Đông và tưởng tượng được cảnh lần đầu tiên chàng trai này đi thực tập được chứng kiến tàu đâm chết người và run sợ tới mức nào.
Rồi từng ngày trên đầu hỏa xa, những cái chết thường nhật, bất thình lình có làm Đông sắc lạnh và trải đời như đàn anh lái chính?
Còn tiếp...
Theo Tiền Phong