- Biển số
- OF-161411
- Ngày cấp bằng
- 19/10/12
- Số km
- 108
- Động cơ
- 349,680 Mã lực
Ngày 24/5 tại Kiên Giang đã diễn ra cuộc bắn thử nghiệm các loại vũ khí sau cải tiến trên tàu PCF, đây là tiền đề cho việc nâng cấp, kéo dài tuổi thọ loại tàu này.
Giang thuyền hay còn được biết dưới cái tên tàu PCF là loại xuồng cao tốc cỡ nhỏ được thiết kế cho Hải quân Mỹ làm nhiệm vụ tuần tiễu trên vùng sông nước trong Chiến tranh Việt Nam.
Chiếc tàu PCF đầu tiên đến Việt Nam vào tháng 10 năm 1965 và chính tại chiến trường Việt Nam người Mỹ đã thay đổi nhiệm vụ của PCF từ tàu tuần tra ven bờ thành tàu tuần tra và tiến công đường sông. Chiến trường Việt Nam cũng là nơi Mỹ sử dụng tàu PCF nhiều nhất với 110 chiếc trên tổng số 193 tàu PCF được đóng.
Tàu PCF có một số ưu điểm sau:
- Kích thước nhỏ gọn, các tàu PCF Mk1 (chiếm số lượng lớn nhất trong các tàu PCF ở Việt Nam) có chiều dài 15m, rộng 4m, chiều cao mạn 1,5m nên dễ dàng luồn lách trong những khúc sông nhỏ và cạn.
- Toàn bộ thân vỏ tàu làm bằng nhôm có khối lượng nhẹ và bền. Bên cạnh đó, cánh lái và chân vịt được thiết kế giảm thiểu khả năng mắc cạn, giúp tàu hoạt động được tại những vùng nước rất nông.
- Tốc độ cao (lên đến 25 hải lý/giờ) và tầm hoạt động xa (tối đa 800 km).
- Được trang bị radar có tầm quét tối đa 11 km cùng nhiều thiết bị thông tin liên lạc tầm xa, giúp phối hợp hiệu quả với Lục quân và Không quân Mỹ.
Về vũ khí trang bị, hỏa lực của tàu PCF chủ yếu là các loại vũ khí bộ binh bao gồm: 2 súng máy hạng nặng M2 trong đó 1 súng được bố trí ngay trên nóc cabin và 1 súng đặt phía sau tàu, súng máy M2 đặt phía sau tàu PCF còn được gắn thêm 1 cối 81mm bắn thẳng kẹp nòng. Khẩu cối 81mm kẹp nòng này khá đặc biệt, mặc dù vẫn nạp đạn từ phía trước nhưng không như các loại cối khác kích nổ ngay bằng trọng lực mà kim hỏa của khẩu cối này chỉ hoạt động khi xạ thủ siết cò. Ngoài ra, một số tàu PCF còn được gắn thêm súng máy M60 để tăng cường hỏa lực.
Sau giải phóng, quân đội ta thu được nhiều tàu PCF từ quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Ngay sau đó, các tàu PCF đã nhanh chóng tham gia chiến dịch giải phóng đảo Thổ Chu (23/04/1975) và các đảo khác thuộc vùng biển phía Nam của đất nước.
Đến nay sau thời gian dài sử dụng, các tàu PCF đã xuống cấp nhiều và tồn tại vấn đề lớn nhất là vũ khí trang bị trên tàu không đồng bộ theo tiêu chuẩn của quân đội Việt Nam. Vì vậy phương án nâng cấp, cải tiến vũ khí trên tàu PCF đã được đặt ra.
Theo đó, chúng ta đã thay thế súng máy hạng nặng M2 bằng súng máy hạng nặng NSV do Việt Nam sản xuất. Việc thay thế súng máy M2 là do loại súng này sử dụng cỡ đạn 12,7x99mm vốn còn rất ít trong các kho dự trữ và có nhược điểm dễ bị kẹt đạn.
Trong khi đó, súng máy hạng nặng NSV sử dụng cỡ đạn 12,7x108mm rất phổ biến và hiện nay loại súng này đã được sản xuất trong nước nên việc vận hành và nguồn phụ tùng thay thế được đảm bảo. Với phương án nâng cấp trên, khẩu cối 81mm bắn thẳng kẹp nòng vẫn được giữ lại. Ngoài vũ khí, tàu còn được thay thế một số hệ thống thông tin liên lạc, điện tử để phù hợp với điều kiện tác chiến hiện nay.
Việc nâng cấp, cải tiến tàu PCF nói chung và vũ khí trên tàu PCF nói riêng giúp kéo dài thời gian hoạt động cũng như đảm bảo khả năng chiến đấu lâu dài cho loại tàu này.
Giang thuyền hay còn được biết dưới cái tên tàu PCF là loại xuồng cao tốc cỡ nhỏ được thiết kế cho Hải quân Mỹ làm nhiệm vụ tuần tiễu trên vùng sông nước trong Chiến tranh Việt Nam.
Chiếc tàu PCF đầu tiên đến Việt Nam vào tháng 10 năm 1965 và chính tại chiến trường Việt Nam người Mỹ đã thay đổi nhiệm vụ của PCF từ tàu tuần tra ven bờ thành tàu tuần tra và tiến công đường sông. Chiến trường Việt Nam cũng là nơi Mỹ sử dụng tàu PCF nhiều nhất với 110 chiếc trên tổng số 193 tàu PCF được đóng.
Tàu PCF có một số ưu điểm sau:
- Kích thước nhỏ gọn, các tàu PCF Mk1 (chiếm số lượng lớn nhất trong các tàu PCF ở Việt Nam) có chiều dài 15m, rộng 4m, chiều cao mạn 1,5m nên dễ dàng luồn lách trong những khúc sông nhỏ và cạn.
- Toàn bộ thân vỏ tàu làm bằng nhôm có khối lượng nhẹ và bền. Bên cạnh đó, cánh lái và chân vịt được thiết kế giảm thiểu khả năng mắc cạn, giúp tàu hoạt động được tại những vùng nước rất nông.
- Tốc độ cao (lên đến 25 hải lý/giờ) và tầm hoạt động xa (tối đa 800 km).
- Được trang bị radar có tầm quét tối đa 11 km cùng nhiều thiết bị thông tin liên lạc tầm xa, giúp phối hợp hiệu quả với Lục quân và Không quân Mỹ.
Về vũ khí trang bị, hỏa lực của tàu PCF chủ yếu là các loại vũ khí bộ binh bao gồm: 2 súng máy hạng nặng M2 trong đó 1 súng được bố trí ngay trên nóc cabin và 1 súng đặt phía sau tàu, súng máy M2 đặt phía sau tàu PCF còn được gắn thêm 1 cối 81mm bắn thẳng kẹp nòng. Khẩu cối 81mm kẹp nòng này khá đặc biệt, mặc dù vẫn nạp đạn từ phía trước nhưng không như các loại cối khác kích nổ ngay bằng trọng lực mà kim hỏa của khẩu cối này chỉ hoạt động khi xạ thủ siết cò. Ngoài ra, một số tàu PCF còn được gắn thêm súng máy M60 để tăng cường hỏa lực.
Sau giải phóng, quân đội ta thu được nhiều tàu PCF từ quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Ngay sau đó, các tàu PCF đã nhanh chóng tham gia chiến dịch giải phóng đảo Thổ Chu (23/04/1975) và các đảo khác thuộc vùng biển phía Nam của đất nước.
Đến nay sau thời gian dài sử dụng, các tàu PCF đã xuống cấp nhiều và tồn tại vấn đề lớn nhất là vũ khí trang bị trên tàu không đồng bộ theo tiêu chuẩn của quân đội Việt Nam. Vì vậy phương án nâng cấp, cải tiến vũ khí trên tàu PCF đã được đặt ra.
Theo đó, chúng ta đã thay thế súng máy hạng nặng M2 bằng súng máy hạng nặng NSV do Việt Nam sản xuất. Việc thay thế súng máy M2 là do loại súng này sử dụng cỡ đạn 12,7x99mm vốn còn rất ít trong các kho dự trữ và có nhược điểm dễ bị kẹt đạn.
Trong khi đó, súng máy hạng nặng NSV sử dụng cỡ đạn 12,7x108mm rất phổ biến và hiện nay loại súng này đã được sản xuất trong nước nên việc vận hành và nguồn phụ tùng thay thế được đảm bảo. Với phương án nâng cấp trên, khẩu cối 81mm bắn thẳng kẹp nòng vẫn được giữ lại. Ngoài vũ khí, tàu còn được thay thế một số hệ thống thông tin liên lạc, điện tử để phù hợp với điều kiện tác chiến hiện nay.
Việc nâng cấp, cải tiến tàu PCF nói chung và vũ khí trên tàu PCF nói riêng giúp kéo dài thời gian hoạt động cũng như đảm bảo khả năng chiến đấu lâu dài cho loại tàu này.