- Biển số
- OF-651098
- Ngày cấp bằng
- 14/5/19
- Số km
- 400
- Động cơ
- 114,354 Mã lực
- Tuổi
- 34
Em thấy cứ thớt nào nhạy nhạy tí là tới trang 10 đổ đi là cccm cãi nhau lộn tùng phèo cả, có cụ còn văng đủ thứ luôn khiến min mod dù chẳng muốn nhưng cũng phải xuống tay. Nhẹ thì xì hơi, nặng thì tịch thu bằng lái.
Chả hiểu thắng thì được gì nữa.
Nhân thể đọc được bài này hay muốn share cùng cccm.
—————————
QUYỀN NĂNG CUẢ KẺ YẾU
Các cụ nói “Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng”, nhưng lại chẳng có “cụ” nào dạy tôi làm thế nào để “biết mình”.
Với tôi, cuộc đời như 1 chuỗi các giao dịch: Cha đầu tư cho tôi để ông có nơi nương tựa khi về hưu; Nhận lương từ anh Bình để làm culi cho FPT – nơi mang lại tiền và danh tiếng cho anh ấy; Bỏ ra 20 phút à ơi anh KhánhBN để bớt được vài trăm nghìn mua chiếc điện thoại Samsung, vài trăm nghìn ấy là món lợi tôi mang đến cho thằng bạn đã giúp tôi nhiều mà chưa có dịp trả ơn... Mỗi ngày của tôi lại là 1 serie các giao dịch, bắt đầu từ 7h30 sáng đến 23h (tất nhiên, nếu không tính đến các giao dịch khác diễn ra trong đêm).
Trong các vòng quay cuồng ấy, làm sao tôi “biết mình” đây?
90% giao dịch của tôi là thất bại. ít nhất là như vậy, vì nếu 50% thành công, tôi đã là anh Bình, 70% tôi đã có khả năng làm Tổng thư ký Liên hiệp quốc. Nếu 90% thành công? Tôi không biết mình sẽ là cái gì nữa. Tôi chắc vậy.
Tôi đã hiểu sai mình trong 90% giao dịch. Cái khó là ngay trong 1 buổi họp giao ban 30’ với 10 người, tôi có 9 cái Tôi khác nhau khi đối diện với 9 đồng nghiệp. Trong bữa cơm gia đình kéo dài 1h30’, tôi là 5 cái Tôi khác nhau khi nói chuyện với vợ, em, cha, mẹ và bà giúp việc. Để thay đổi nhanh như vậy, tôi sẽ tự chóng mặt. Có cái tôi nào phù hợp cho đa số trường hợp không?
Kiểm lại những giao dịch tạm cho là thành công, tôi thấy trong phần lớn các trường hợp đó, dù mình thể hiện những khuôn mặt khác nhau nhưng có 1 điểm chung: vai kẻ yếu. Và thành công dường như đã tìm đến với tôi lúc đó bởi vì…
1- Kẻ yếu nhiều bạn: Kẻ mạnh không đưa kẻ yếu vào danh sách đối thủ của mình, nhờ vậy kẻ yếu có ít kẻ thù. Theo thói quen, con người thường giúp đỡ người yếu hơn mình, vì vậy kẻ yếu có nhiều bạn.
2- Kẻ yếu ít tốn sức: Khi ý thức được mình yếu, kẻ yếu không dám đối đầu trực tiếp với kẻ mạnh, anh ta thường liên kết với kẻ mạnh khác để có thể chiến thắng mà tốn ít sức nhất.
3- Kẻ yếu tỉnh táo: Những lời phỉnh nịnh sẽ vô nghĩa vì kẻ yếu hiểu những lời khen đó không bao giờ dành cho mình, nhờ vậy tai anh ta còn chỗ cho cho những lời nói thật.
4- Kẻ yếu dụng công hợp lý: Kẻ yếu không tấn công nên ít bị hở sườn, nhờ vậy mà an toàn. Không phung phí nguồn lực vốn có hạn, anh ta chỉ chọn những mục tiêu vừa sức nên dễ thành công. Kẻ yếu làm vì hiệu quả chứ không vì danh hiệu.
5- Kẻ yếu không nản chí: Thất bại luôn nằm trong dự kiến nên kẻ yếu không sốt ruột khi thành công chậm đến.
6- Kẻ yếu không lỡ lời: Anh ta chỉ lỡ lời xin lỗi và cảm ơn.
7- Kẻ yếu luôn biết ơn: Kẻ yếu nhận sự giúp đỡ của người khác và sự phục vụ của nhân viên cho mình với thái độ biết ơn, vì vậy bạn bè và nhân viên ít bỏ anh ta mà đi.
8- Kẻ yếu đáng kính: Bạn có cho rằng Bác Hồ vô vàn kính yêu của chúng ta đã luôn hành xử như 1 “kẻ yếu”? Biểu hiện bên ngoài của một trí tuệ uyên bác lại là sự khiêm tốn dù người tiếp chuyện với ông là một tổng thống hay chỉ là một em nhỏ. Lợi dụng được sự tranh giành của các cường quốc lớn (qua chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”), ông đã mượn bước đồng minh để mang lại nền độc lập mà người Việt Nam trông đợi suốt 80 năm.
Tôi hiểu mình cần “yếu”. Nhưng tai hại thay, trong 90% các giao dịch trong cuộc sống, tôi cho mình là kẻ mạnh. Học làm kẻ yếu khó thay.
Sưu tầm.
Chả hiểu thắng thì được gì nữa.
Nhân thể đọc được bài này hay muốn share cùng cccm.
—————————
QUYỀN NĂNG CUẢ KẺ YẾU
Các cụ nói “Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng”, nhưng lại chẳng có “cụ” nào dạy tôi làm thế nào để “biết mình”.
Với tôi, cuộc đời như 1 chuỗi các giao dịch: Cha đầu tư cho tôi để ông có nơi nương tựa khi về hưu; Nhận lương từ anh Bình để làm culi cho FPT – nơi mang lại tiền và danh tiếng cho anh ấy; Bỏ ra 20 phút à ơi anh KhánhBN để bớt được vài trăm nghìn mua chiếc điện thoại Samsung, vài trăm nghìn ấy là món lợi tôi mang đến cho thằng bạn đã giúp tôi nhiều mà chưa có dịp trả ơn... Mỗi ngày của tôi lại là 1 serie các giao dịch, bắt đầu từ 7h30 sáng đến 23h (tất nhiên, nếu không tính đến các giao dịch khác diễn ra trong đêm).
Trong các vòng quay cuồng ấy, làm sao tôi “biết mình” đây?
90% giao dịch của tôi là thất bại. ít nhất là như vậy, vì nếu 50% thành công, tôi đã là anh Bình, 70% tôi đã có khả năng làm Tổng thư ký Liên hiệp quốc. Nếu 90% thành công? Tôi không biết mình sẽ là cái gì nữa. Tôi chắc vậy.
Tôi đã hiểu sai mình trong 90% giao dịch. Cái khó là ngay trong 1 buổi họp giao ban 30’ với 10 người, tôi có 9 cái Tôi khác nhau khi đối diện với 9 đồng nghiệp. Trong bữa cơm gia đình kéo dài 1h30’, tôi là 5 cái Tôi khác nhau khi nói chuyện với vợ, em, cha, mẹ và bà giúp việc. Để thay đổi nhanh như vậy, tôi sẽ tự chóng mặt. Có cái tôi nào phù hợp cho đa số trường hợp không?
Kiểm lại những giao dịch tạm cho là thành công, tôi thấy trong phần lớn các trường hợp đó, dù mình thể hiện những khuôn mặt khác nhau nhưng có 1 điểm chung: vai kẻ yếu. Và thành công dường như đã tìm đến với tôi lúc đó bởi vì…
1- Kẻ yếu nhiều bạn: Kẻ mạnh không đưa kẻ yếu vào danh sách đối thủ của mình, nhờ vậy kẻ yếu có ít kẻ thù. Theo thói quen, con người thường giúp đỡ người yếu hơn mình, vì vậy kẻ yếu có nhiều bạn.
2- Kẻ yếu ít tốn sức: Khi ý thức được mình yếu, kẻ yếu không dám đối đầu trực tiếp với kẻ mạnh, anh ta thường liên kết với kẻ mạnh khác để có thể chiến thắng mà tốn ít sức nhất.
3- Kẻ yếu tỉnh táo: Những lời phỉnh nịnh sẽ vô nghĩa vì kẻ yếu hiểu những lời khen đó không bao giờ dành cho mình, nhờ vậy tai anh ta còn chỗ cho cho những lời nói thật.
4- Kẻ yếu dụng công hợp lý: Kẻ yếu không tấn công nên ít bị hở sườn, nhờ vậy mà an toàn. Không phung phí nguồn lực vốn có hạn, anh ta chỉ chọn những mục tiêu vừa sức nên dễ thành công. Kẻ yếu làm vì hiệu quả chứ không vì danh hiệu.
5- Kẻ yếu không nản chí: Thất bại luôn nằm trong dự kiến nên kẻ yếu không sốt ruột khi thành công chậm đến.
6- Kẻ yếu không lỡ lời: Anh ta chỉ lỡ lời xin lỗi và cảm ơn.
7- Kẻ yếu luôn biết ơn: Kẻ yếu nhận sự giúp đỡ của người khác và sự phục vụ của nhân viên cho mình với thái độ biết ơn, vì vậy bạn bè và nhân viên ít bỏ anh ta mà đi.
8- Kẻ yếu đáng kính: Bạn có cho rằng Bác Hồ vô vàn kính yêu của chúng ta đã luôn hành xử như 1 “kẻ yếu”? Biểu hiện bên ngoài của một trí tuệ uyên bác lại là sự khiêm tốn dù người tiếp chuyện với ông là một tổng thống hay chỉ là một em nhỏ. Lợi dụng được sự tranh giành của các cường quốc lớn (qua chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”), ông đã mượn bước đồng minh để mang lại nền độc lập mà người Việt Nam trông đợi suốt 80 năm.
Tôi hiểu mình cần “yếu”. Nhưng tai hại thay, trong 90% các giao dịch trong cuộc sống, tôi cho mình là kẻ mạnh. Học làm kẻ yếu khó thay.
Sưu tầm.
Chỉnh sửa cuối: