A
Awake
[Đang chờ cấp bằng]
Isuzu Việt Nam quảng cáo không trung thực?!
Thương Mại (No 37, 5/2007) - Tôi kiện không phải vì số tiền bị mất đi mà cảm thấy mình bị tổn thương, bị lừa dối và tôi muốn những người tiêu dùng khác cũng sẽ làm như tôi đang làm... bằng cách khởi kiện, ông Đặng Khánh Cường, TGĐ Công ty TNHH VDH Safes Saigon đã nói về việc mình bị lừa khi mua chiếc xe hơi của hãng Isuzu Việt Nam.
Mua da, được simili?
Ông Cường, một Việt kiều Hà Lan về nước, mở công ty làm ăn ở Thủ Đức, TP.HCM. Tháng 6/2006, do nhu cầu đi lại, ông bỏ ra hơn 38.000 USD để mua một chiếc xe hơi Isuzu hiệu D-Max hai cầu sang trọng... Chìa tập catalogue của chiếc xe, ông Cường kể tiếp: khi mua, nhân viên marketing giới thiệu, cam kết cũng như đưa catalogue minh họa rằng nội thất xe được bọc da. Cụ thể: vô lăng, ốp cửa, ghế ngồi... được bọc da 100%... (leather package, theo catalogue - NV)
Sáu tháng sau, thấy da bị xuống màu, ông mua hộp si đánh bóng da và mang ra một garare nhờ làm đẹp thì ôi thôi... người thợ ở đây bảo chỉ có một tí xíu dưới mông ngồi và phần lưng dựa là da thật thôi, còn bao nhiêu là simili.
Tức mình, ông làm đơn khiếu nại, cả hai lần công ty đều bảo... ừ, có da nhưng chỉ để lót chỗ ngồi và lưng thôi, phần còn lại là simili... mua rồi ráng chịu!?
Không thừa nhận mình sai?
Trả lời bằng văn bản về việc tại sao chỉ có một chút xíu da ở phần lưng của các ghế và phần để ngồi, phần diện tích còn lại chỉ là simili, ông Daisuke Yamada, Phó TGĐ Công ty ô tô Isuzu Việt Nam cho biết: Trên thực tế, phần áo ghế được sử dụng thường xuyên thì được bọc da... còn mép ghế và đáy ghế là những chỗ không thường xuyên sử dụng nên bọc bằng chất da nhân tạo (là simili NV). Mặt khác, khách hàng đã xem xét kỹ sản phẩm tại phòng trưng bày trước khi quyết định mua nên công ty không có lỗi....
Cách giải thích trên không thuyết phục và mâu thuẫn? Thứ nhất, đã quảng cáo là trọn gói da thì phải 100% là da, nếu có simili thì phải ghi cụ thể là da kết hợp simili cho người mua biết; thứ hai, khi cùng trong catalogue này (hay những catalogue khác của chính Isuzu phát hành ra do phóng viên thu thập được), minh họa cho những chiếc xe cùng hạng với chiếc D-Max hay xe hạng thường như: V-PEC, LX LIMITED, công ty Isuzu luôn ghi rất chi tiết, cụ thể từng loại xe nào: vô lăng bọc da, ốp cửa giả da, ghế ngồi ốp nỉ...
Cũng trong catalogue của chiếc xe này, nằm dưới câu: vô lăng, ghế, ốp cửa bọc da là câu tiếng Anh leather package. Trao đổi với một số chuyên viên tiếng Anh, cụm từ leather package, dịch là trọn gói da hay street custom leather package, nội thất da. Với thuật ngữ này, hoàn toàn không thể hiện có sự kết hợp giữa da và simili trong cùng một sản phẩm.
Trong công văn trả lời thắc mắc của ông Cường, Isuzu còn nói: Trong ngành công nghiệp ôtô, việc sử dụng phối hợp da thật và da nhân tạo là việc rất bình thường. Trong thực tế, nhà sản xuất, nhà kinh doanh, thừa biết rằng sản phẩm mình làm ra bằng chất liệu gì và mình bán cái gì; còn với người tiêu dùng thì chịu, cao lắm họ chỉ biết đó là một thương hiệu, một sản phẩm có chất lượng mà họ lựa chọn.
Trong trường hợp này, Isuzu đã không trung thực với ông Cường và có thể có nhiều người tiêu dùng khác cũng đã mua phải simili như ông Cường nhưng chưa biết?. Isuzu đã vi phạm ngay chính các tiêu chuẩn do mình tự công bố cũng như các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, về quảng cáo, về chất lượng hàng hoá.
Phi Nguyễn
Thương Mại (No 37, 5/2007) - Tôi kiện không phải vì số tiền bị mất đi mà cảm thấy mình bị tổn thương, bị lừa dối và tôi muốn những người tiêu dùng khác cũng sẽ làm như tôi đang làm... bằng cách khởi kiện, ông Đặng Khánh Cường, TGĐ Công ty TNHH VDH Safes Saigon đã nói về việc mình bị lừa khi mua chiếc xe hơi của hãng Isuzu Việt Nam.
Mua da, được simili?
Ông Cường, một Việt kiều Hà Lan về nước, mở công ty làm ăn ở Thủ Đức, TP.HCM. Tháng 6/2006, do nhu cầu đi lại, ông bỏ ra hơn 38.000 USD để mua một chiếc xe hơi Isuzu hiệu D-Max hai cầu sang trọng... Chìa tập catalogue của chiếc xe, ông Cường kể tiếp: khi mua, nhân viên marketing giới thiệu, cam kết cũng như đưa catalogue minh họa rằng nội thất xe được bọc da. Cụ thể: vô lăng, ốp cửa, ghế ngồi... được bọc da 100%... (leather package, theo catalogue - NV)
Sáu tháng sau, thấy da bị xuống màu, ông mua hộp si đánh bóng da và mang ra một garare nhờ làm đẹp thì ôi thôi... người thợ ở đây bảo chỉ có một tí xíu dưới mông ngồi và phần lưng dựa là da thật thôi, còn bao nhiêu là simili.
Tức mình, ông làm đơn khiếu nại, cả hai lần công ty đều bảo... ừ, có da nhưng chỉ để lót chỗ ngồi và lưng thôi, phần còn lại là simili... mua rồi ráng chịu!?
Không thừa nhận mình sai?
Trả lời bằng văn bản về việc tại sao chỉ có một chút xíu da ở phần lưng của các ghế và phần để ngồi, phần diện tích còn lại chỉ là simili, ông Daisuke Yamada, Phó TGĐ Công ty ô tô Isuzu Việt Nam cho biết: Trên thực tế, phần áo ghế được sử dụng thường xuyên thì được bọc da... còn mép ghế và đáy ghế là những chỗ không thường xuyên sử dụng nên bọc bằng chất da nhân tạo (là simili NV). Mặt khác, khách hàng đã xem xét kỹ sản phẩm tại phòng trưng bày trước khi quyết định mua nên công ty không có lỗi....
Cách giải thích trên không thuyết phục và mâu thuẫn? Thứ nhất, đã quảng cáo là trọn gói da thì phải 100% là da, nếu có simili thì phải ghi cụ thể là da kết hợp simili cho người mua biết; thứ hai, khi cùng trong catalogue này (hay những catalogue khác của chính Isuzu phát hành ra do phóng viên thu thập được), minh họa cho những chiếc xe cùng hạng với chiếc D-Max hay xe hạng thường như: V-PEC, LX LIMITED, công ty Isuzu luôn ghi rất chi tiết, cụ thể từng loại xe nào: vô lăng bọc da, ốp cửa giả da, ghế ngồi ốp nỉ...
Cũng trong catalogue của chiếc xe này, nằm dưới câu: vô lăng, ghế, ốp cửa bọc da là câu tiếng Anh leather package. Trao đổi với một số chuyên viên tiếng Anh, cụm từ leather package, dịch là trọn gói da hay street custom leather package, nội thất da. Với thuật ngữ này, hoàn toàn không thể hiện có sự kết hợp giữa da và simili trong cùng một sản phẩm.
Trong công văn trả lời thắc mắc của ông Cường, Isuzu còn nói: Trong ngành công nghiệp ôtô, việc sử dụng phối hợp da thật và da nhân tạo là việc rất bình thường. Trong thực tế, nhà sản xuất, nhà kinh doanh, thừa biết rằng sản phẩm mình làm ra bằng chất liệu gì và mình bán cái gì; còn với người tiêu dùng thì chịu, cao lắm họ chỉ biết đó là một thương hiệu, một sản phẩm có chất lượng mà họ lựa chọn.
Trong trường hợp này, Isuzu đã không trung thực với ông Cường và có thể có nhiều người tiêu dùng khác cũng đã mua phải simili như ông Cường nhưng chưa biết?. Isuzu đã vi phạm ngay chính các tiêu chuẩn do mình tự công bố cũng như các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, về quảng cáo, về chất lượng hàng hoá.
Phi Nguyễn