IR Photography - Ảnh hồng ngoại

Biển số
OF-22
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
7,658
Động cơ
645,226 Mã lực
VN mình chưa có bác nào máu dám sửa hẳn 1 chú D200 thành 1 máy chỉ chụp ảnh hồng ngoại như thế này nhỉ. Em kiếm ở trên forum ở nước ngoài về ko phải em chụp.





































 

TungRau

Xe tăng
Biển số
OF-67
Ngày cấp bằng
24/5/06
Số km
1,309
Động cơ
595,680 Mã lực
Nhìn kiểu này em thấy không đẹp

Chụp hồng ngoại có người mẫu chắc đẹp hơn :):)
 

nightpinky

Xe buýt
Biển số
OF-1543
Ngày cấp bằng
27/8/06
Số km
934
Động cơ
582,644 Mã lực
Trông lạ ghê, em cứ tưởng là ụp cái nắp màu vào là được thế này rồi chứ...;-D
 

chi_pheo1983

Xe điện
Biển số
OF-3248
Ngày cấp bằng
29/1/07
Số km
2,870
Động cơ
585,920 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
Linh đàm
Website
www.muaxetragop.vn
em chẳng hiểu chụp Hồng ngoại la như nào a bác nào biết giải thích ti coi
 
Biển số
OF-22
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
7,658
Động cơ
645,226 Mã lực
Chụp hồng ngoại nôm na là chỉ lấy các tia hồng ngoại lọt vào ống kính, các tia sáng khác thì không lấy nên ảnh nó ra như vậy. Người ta tháo máy ra và thay chip hoặc sửa sensor, máy vĩnh viễn chỉ chụp được IR thôi.

Em chả dại mà chuyển máy thành kiểu này, chụp được vài kiểu là chán ngay.
 

pokekie

Xe tải
Biển số
OF-212
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
326
Động cơ
584,130 Mã lực
Tuổi
24
Nơi ở
riêng 1 góc trời
e thấy người ta chụp hồng ngoại xuyên được cả quần áo mà bác, bác phải chơi kiểu này nó mới pro:D :D
 

Land

Xe tăng
Biển số
OF-498
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
1,352
Động cơ
592,696 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Có thể lắp 1đoạn cái ống nhòm IR vào trước máy ảnh được kô bác Noza , nếu làm vậy còn chụp xuyên màn đêm Lux= 0 được ấy chứ.
 

Proton

Xe máy
Biển số
OF-183
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
99
Động cơ
581,890 Mã lực
Land nói:
Có thể lắp 1đoạn cái ống nhòm IR vào trước máy ảnh được kô bác Noza , nếu làm vậy còn chụp xuyên màn đêm Lux= 0 được ấy chứ.
Em hồi trước cũng nghe hơi nồi chõ ở đâu đó như thế này:
- Sensor có thể tiếp nhận được hết các loại tia mà mắt thường có thể nhìn thấy và ++. --> Hồng ngoại cũng nhận tốt --> ko phải sửa CCD
- Bản chất của kính lọc (filter) là chỉ cho những loại tia nhất định đi qua và lọc gần hết các loaij tia khác --> chỉ cần kiếm loại kính lọc hồng ngoại là đủ.

Hồi đó các bác ý bảo em là lấy ruột của floppydisk (loại to thời kỳ đồ đá ý) che trước Sony Video Cam (loại có night shoot) là có thể quay mẫu vô tư:D :D :D. Em đã làm guinie pig và quay khoảng 15' mấy mẫu tự do quanh Bờ hồ - kết quả............ suprrise!!!... :)) Các bác vote cho em rồi em cho biết kết quả. Hihihihih
 

DiCham

Walking...
Tưởng nhớ
Biển số
OF-40
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
3,873
Động cơ
619,660 Mã lực
Nơi ở
loanh quanh, alo cho nhanh!
Land nói:
Có thể lắp 1đoạn cái ống nhòm IR vào trước máy ảnh được kô bác Noza , nếu làm vậy còn chụp xuyên màn đêm Lux= 0 được ấy chứ.
Hình như không phải thế bác ợ! Trong đêm không có ánh sáng thì cũng không có sóng hồng ngoại (cái này em không chắc lắm, chỉ nghĩ là thế - sai các bác chỉnh giúp)! Vì em thấy phải có 1 cái đèn phát hồng ngoại và phản chiếu lại thì máy mới bắt được ảnh và "dịch" thành màu xanh (suy từ cái camera bắt được hồng ngoại). Em không rõ ống nhòm hồng ngoại nó bắt sóng hồng ngoại từ đâu nhưng đoán là phải có nguồn sáng yếu...
 

Proton

Xe máy
Biển số
OF-183
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
99
Động cơ
581,890 Mã lực
DiCham nói:
Hình như không phải thế bác ợ! Trong đêm không có ánh sáng thì cũng không có sóng hồng ngoại (cái này em không chắc lắm, chỉ nghĩ là thế - sai các bác chỉnh giúp)! Vì em thấy phải có 1 cái đèn phát hồng ngoại và phản chiếu lại thì máy mới bắt được ảnh và "dịch" thành màu xanh (suy từ cái camera bắt được hồng ngoại). Em không rõ ống nhòm hồng ngoại nó bắt sóng hồng ngoại từ đâu nhưng đoán là phải có nguồn sáng yếu...
Em quay ban ngày chớ - 11h00am luôn - cứ nhằm nguồn phát hồng ngoại mà bắn :D :D :D.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-22
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
7,658
Động cơ
645,226 Mã lực
Proton nói:
Em hồi trước cũng nghe hơi nồi chõ ở đâu đó như thế này:
- Sensor có thể tiếp nhận được hết các loại tia mà mắt thường có thể nhìn thấy và ++. --> Hồng ngoại cũng nhận tốt --> ko phải sửa CCD
- Bản chất của kính lọc (filter) là chỉ cho những loại tia nhất định đi qua và lọc gần hết các loaij tia khác --> chỉ cần kiếm loại kính lọc hồng ngoại là đủ.

Hồi đó các bác ý bảo em là lấy ruột của floppydisk (loại to thời kỳ đồ đá ý) che trước Sony Video Cam (loại có night shoot) là có thể quay mẫu vô tư:D :D :D. Em đã làm guinie pig và quay khoảng 15' mấy mẫu tự do quanh Bờ hồ - kết quả............ suprrise!!!... :)) Các bác vote cho em rồi em cho biết kết quả. Hihihihih
Theo em hiểu về hồng ngoại thì nó là thế này. Trước sensor của máy ảnh số bao giờ cũng có 1 tấm gọi là Lowpass Filter, tấm này lọc hầu hết các tia hồng ngoại ( cao hơn dải cầu vồng ) tia cực tím ( thấp hơn dải cầu vồng ). Trong ánh sáng thiên nhiên thì bao giờ cũng có cực tím và hồng ngoại, tuy nhiên máy ảnh số lọc các tia này bởi vì nó tạo hiệu ứng ko tốt cho bức ảnh.

Mấy cái ảnh ở trên được chụp bằng máy D200 đã tháo Lowpass Filter kèm theo một số chỉnh sửa khác mà em ko rõ, mục đích để máy nhận được càng nhiều ánh sáng hồng ngoại càng tốt. Bác @DiCham nói rất đúng, có nguồn sáng thì máy ảnh mới chụp ra vật được, tuy nhiên ánh sáng hồng ngoại là ánh sáng mắt người ko nhìn thấy nên nhiều khi chính chúng ta cũng ko biết là nó có hay ko.

Có 1 cách thử xem máy của bạn có chụp được ánh sáng hồng ngoại ko bằng cách:
Mang máy ảnh vào chỗ tối, Để máy chụp tự động mở ống kính khoảng vài giây, sau đó lấy cái điều khiển TV đưa lại gần ống kính bấm giữ mấy phát, xem ảnh nếu có mấy chấm hoặt vệt đỏ là máy của bạn có thể nhận được tia hồng ngoại, còn nếu nó mờ quá tức là Lowpass Filter xử lý tốt nên không nhìn thấy trên ảnh.

Em ngủ đơi..
 

anhbq

Xe tải
Biển số
OF-85
Ngày cấp bằng
31/5/06
Số km
271
Động cơ
584,610 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Mọi vật có nhiệt độ >0oC đều tự phát ra hồng ngoại, nhiệt độ càng cao, cường độ bức xạ càng lớn. HN (Ir) là 1 loại sóng điện từ, bước sóng dải rộng từ 720nm..1mm, tần số dưới vùng ánh sáng đỏ (infra red = below red).
Các CCD chuyên dùng cho Ir thì nhạy cảm với 1 dải bước sóng nào đó. Tuy nhiên nhiều loại sensor nhạy cảm với dải rộng các bước sóng nên dùng remote bấm vào, một số cam có nháy đỏ - cũng vì cường độ phát của remote quá lớn.
 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,236
Động cơ
594,660 Mã lực
anhbq nói:
Mọi vật có nhiệt độ >0oC đều tự phát ra hồng ngoại, nhiệt độ càng cao, cường độ bức xạ càng lớn.
Đính chính tý. Mọi vật có nhiệt độ lớn hơn độ không tuyệt đối (0 độ Kelvin) chứ không phải 0 độ C đâu bác ợ, đều phát tia hồng ngoại (0 độ C = 273 độ K rồi bác). Tuy nhiên, những vật có nhiệt độ thấp quá, cường độ tia hồng ngoại phát ra rất yếu VD: Cơ thể động vật sống, ... nói chung, là nhỏ hơn vài trăm độ C; các vật có nhiệt độ cao hơn sẽ phát ra tia hồng ngoại (các tia sáng khác nữa ) mạnh hơn, VD: cái dùi nung đỏ (nhiệt độ khoảng vài nghìn độ C).

Theo em được biết, để nhìn đêm có ba phương pháp:

1. Khuyếch đại ảnh (Image Intensifier): Ban đêm, thực tế vẫn có nhưng nguồn sáng yếu (như ánh sáng từ các vì sao, từ mặt trăng, etc). Đầu tiên, người ta vẫn thu ánh sáng này, tạo thành ảnh của vật, sau đó dùng electronics khuyếch đại ảnh này lên để nhìn. Phương pháp này không liên quan đến hồng ngoại. Nhược điểm của phương pháp này là nếu không có nguồn sáng yếu (ví dụ đêm ba mươi chẳng hạn) thì không thể nhìn được và nếu ánh sáng mạnh quá thì sẽ bị overload (chẳng hạn đang nhìn thì nó bật đèn sáng lên)

2. Thu nhận các tia hồng ngoại từ vật cần nhìn: Theo nguyên tắc thì mọi vật đều phát ra tia hồng ngoại, thu nhận ánh sáng này sẽ tạo được thành ảnh; để mắt người nhìn được thì cần hiển thị cái ảnh này trong dải sáng nhìn thấy (dải cầu vồng). Thông thường, dùng màn huỳnh quang vì rẻ, dễ chế tạo và màn huỳnh quang phát ánh sáng xanh, là màu nhạy với mắt người nhất (cái nay em không sure lắm). Nhược điểm: chỉ nhìn được những vật có nhiệt độ đủ cao như các sinh vật sống. Những vật quá lạnh sẽ không nhìn được.

3. Chủ động dùng nguồn hồng ngoại chiếu vào vật và thu nhận ánh sáng phản xạ để tạo ảnh. Đương nhiên, ảnh thu được cũng là hồng ngoại và phải chuyển đổi để mắt người nhìn được.

Bác nào muốn tìm hiểu kỹ hơn, em sẽ tìm link, rồi gửi. Một kính nhìn đêm, em thấy bọn Khoai tây nó bán khoảng 200 USD. Máy ảnh chụp hồng ngoại thì em không biết, chỉ comment là nó cũng chỉ dựa vào một trong ba phương pháp trên thôi.
 

Proton

Xe máy
Biển số
OF-183
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
99
Động cơ
581,890 Mã lực
Hehehe, các bác để ý là em ko dùng still camera mà em dùng VideoCam có chức năng night shooting nhé (y)
 

Land

Xe tăng
Biển số
OF-498
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
1,352
Động cơ
592,696 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đây tớ tìm được minh hoạ thiết bị hồng ngoại đấu nối với máy ảnh và cam số, Bác Vũ nhật tìm thứ cái này trong kho có sẵn kô ? :D







Đây mới là ảnh hồng ngoại thật này





Đi săn thì gắn vào đây


Để hiểu cấu tạo, nguyên lý làm việc của thiết bị hồng ngoại, các bác có thể xem ở đây :

http://electronics.howstuffworks.com/nightvision.htm

The Basics
In order to understand night vision, it is important to understand something about light. The amount of energy in a light wave is related to its wavelength: Shorter wavelengths have higher energy. Of visible light, violet has the most energy, and red has the least. Just next to the visible light spectrum is the infrared spectrum.



Infrared light is a small part of the light spectrum.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngo Gia

Xe tăng
Biển số
OF-1231
Ngày cấp bằng
10/8/06
Số km
1,423
Động cơ
589,323 Mã lực
Nơi ở
Chân trời góc bể...
Website
www.butmay.com
Hồi xưa khi chưa có máy ảnh KTS, chỉ có dân nhiếp ảnh nhà nghề mới biết về chụp ảnh hồng ngoại bởi vì họ phải dùng loại phim chuyên dụng cho ánh sáng hồng ngoại (Ví dụ Kodak High Speed Infrared Film). Ngay cả dân pro cũng phải mò mẫm rất khổ sở vì công đoạn xử lý tráng rửa rất phiền phức. Độ phơi sáng và bố cục đều thực hiện theo kiểu đoán mò, thử và thử. Bởi vì ai biết được trong ánh sáng phát ra từ muôn vật ở đâu có chứa nhiều tia hồng ngoại. Máy đo sáng của camera hoàn toàn vô dụng trong lĩnh vực này. Thậm chí cả việc canh nét cũng mò nốt.

Tất cả những khó khăn đó ngày nay chẳng còn là gì nữa nhờ có phát minh ra máy ảnh kỹ thuật số. Hầu hết các CCD của máy số đều đủ độ nhạy để bắt được ánh sáng hồng ngoại (thực ra là tất cả, trừ một số loại người ta cố tình đặt kính lọc bên trong để lọc tia hồng ngoại ra).

Ánh sáng mà ta tạm gọi là hồng ngoại này nằm ở bước sóng gần tới mức hồng ngoại, mắt thường không nhìn thấy ở dải dưới đèn đỏ một chút, bước sóng khoảng 700nm.

Chụp ảnh hồng ngoại (hay "gần hồng ngoại" cho chính xác) rất đơn giản, chỉ việc sắm thêm một chiếc kính lọc hồng ngoại để lọc bỏ ra tất cả ánh sáng mà mắt thường vẫn nhìn thấy, chỉ để ánh sáng gần hồng ngoại lọt qua. Máy số vẫn chỉnh được độ phơi sáng cần thiết, canh nét và còn cho bạn xem cả hình ảnh preview trên màn hình LCD nữa. Thật la ̀một giấc mơ thành sự thật cho dân nhiếp ảnh hồng ngoại.

Vì bước sóng của ánh sáng hồng ngoại khác nên cách mà nó phản chiếu và bị hấp thụ bởi các vật thể cũng hoàn toàn khác với ánh sáng thông thường. Trên bức ảnh hồng ngoại bạn sẽ thấy màu sắc, độ sáng tối, tương phản thay đổi một cách kỳ diệu. Bạn sẽ nhìn thấy những hình ảnh mà bạn sẽ không bao giờ thấy được chỉ bằng mắt của mình.

Các bác có thể hỏi, liệu chiếc máy KTS của các bác có chụp được ảnh hồng ngoại hay không? Nhiều khả năng là có. Muốn thử rất dễ. Hãy lấy chiếc điều khiển từ xa TV ra, nó có cái đèn hồng ngoại ở phía trước. Bấm thử 1 vài nút và chiếu vào trước ống kính. Nếu bác thấy hình ảnh preview trên LCD lóe lên, vậy nghĩa là máy này không bị lọc bỏ ánh sáng hồng ngoại, tin mừng rồi.

Tiếp theo bác sẽ phải đầu tư một khoản là mua kính lọc, ví dụ kính Wratten #89B, Wratten #88A, Wratten #87, and Wratten #87C filters. Kính 88A cũng rẻ mà dùng rất tốt, thông dụng. Lỡ không có cái để gá kính lọc thì dùng kính lọc gelatin, bìa, băng dính, miễn sao nó che kín ống kính là được.

Cách chụp: Nên chụp ngoài trời trong điều kiện ánh sáng cực mạnh. Chân máy là cần thiết vì tốc độ cửa trập sẽ phải giảm nhiều, nhanh nhất cũng phải 1/15 giây, bình thường ít nhất phải 1/60 giây mới phơi sáng đủ. Máy có giảm rung càng tốt. Máy có điều khiển từ xa càng hay. Nếu cần thì tăng ISO lên một chút.

Chụp cái gì?

Các bác có thể chụp cây cối phong cảnh. Trong ảnh hồng ngoại lá cây có màu rất khác vì nó phản chiếu ánh sáng hồng ngoại cực mạnh. Lá xanh sẽ có màu trắng, lá chết sẫm hơn. Chụp người cũng hay, da người tỏa sáng rất đẹp trong ánh sáng thường. Mắt trông rất khác lạ vì thủy tinh thể không phản xạ mà lại hấp thụ ánh sáng hồng ngoại.

Nước phản xạ hồng ngoại nếu nó di động nhưng lại hấp thụ nó khi ở trạng thái tĩnh. Nước nông thường trong suốt.

Trời có màu ghi nhạt hoặc đen, tùy góc ống kính. Mây màu trắng sáng rực đẹp cực kỳ.

Cảnh các tòa nhà xa xa có độ tương phản cực cao. Toàn thể bức ảnh thường là rõ nét và trông cực kỳ ấn tượng với một không khí hoàn toàn khác lạ.

Sau khi chụp: Cần sửa lại ảnh trong photoshop sau khi chụp vì đôi khi có một số bức bị sang màu đỏ hoặc vàng nhạt. Chỉ việc sửa sang lại, convert RGB sang grayscale là có thể in được rồi. Có thể desaturate ảnh một chút.

Kèm theo là một số bức ảnh của một số tay máy chuyên về nhiếp ảnh hồng ngoại. Thật là đẹp phải không các bác?

Ảnh minh hoa 1

Ảnh minh hoạ 2

[URL="http://img.photobucket.com/albums/v401/DzungNV67/DSCN5731g.jpg"][URL="http://img.photobucket.com/albums/v401/DzungNV67/DSCN5731g.jpg"][/URL][/URL]
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

anhminh

Xe tải
Biển số
OF-92
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
322
Động cơ
584,320 Mã lực
thú vị nhỉ, mà chụp kiểu này, mẫu đỡ ngượng :P
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top