- Biển số
- OF-1980
- Ngày cấp bằng
- 16/10/06
- Số km
- 264
- Động cơ
- 570,630 Mã lực
Đầu tháng 11 vừa rồi em may mắn có cơ hội sang Ấn Độ. Ngay từ trước khi đi, em và mọi người trong đoàn đều rất hồi hộp, băn khoăn và cả lo lắng. Đối với tất cả mọi người thì đây là lần đầu tiên được đặt chân đến Ấn Độ, một đất nước mà ai cũng đã nghe nhiều qua sách báo, phim ảnh... và giờ là cơ hội để được trải nghiệm thực sự.
Ngoài các thông tin về địa điểm du lịch, văn hóa, trước khi đi em cũng đã đọc qua các lưu ý về đi lại, ăn uống, an ninh... đem lại cảm giác khá phiêu lưu và thận trọng. Cái tên “Ấn Độ”, tuy gần mà xa, có vẻ quen thuộc nhưng lại đầy xa lạ, mới mẻ. Nói đến Ấn Độ, chắc các cụ cũng giống em, sẽ nghĩ đến một quốc gia bạn bè, thân thiện, luôn nhiệt tình và vô tư giúp đỡ Việt Nam (khác hẳn anh hàng xóm), một đất nước nổi tiếng với quê hương của Phật giáo, với sông Hằng, với truyền thống văn hóa đa dạng. Đây còn là khởi nguồn của Yoga, Kamasutra . Một quốc gia với những kỳ quan thế giới, một đất nước nổi tiếng với hơn 1 tỷ dân và những danh nhân Neru Gandhi, Indira Gandhi..., với phim Bolywood vừa đánh nhau vừa... hát (hát xong lại chiến tiếp), với nền công nghệ thông tin phát triển, và với cả thứ tiếng Anh Ấn mà nghe xong chỉ nhe răng cười vì không hiểu gì.
Thế nhưng, ngoài những thông tin hạng chém gió trên thì em chẳng biết gì hơn. Đơn giản như có những gì đặc sắc về văn hóa, sinh hoạt tại đây, cuộc sống trong môi trường đa văn hóa và tôn giáo thế nào, nguồn gốc, lịch sử và các câu chuyện ẩn sau các công trình kiến trúc có gì hấp dẫn, thú vị... vẫn là quá xa lạ với em. Với chuyến đi này, em không hy vọng có thể giải đáp được mọi thắc mắc vừa nêu, nhưng chúng lại là 1 phần quan trọng tạo nên sự háo hức và hấp dẫn của chuyến đi.
Em hơi dông dài, hy vọng các cụ không chán. Em muốn chia sẻ những cảm nhận chủ quan trước chuyến đi, sau đó so sánh với những trải nghiệm thực tế sau này, để thấy được những khó tin và khác lạ tại đất nước này.
1. Đất nước của hơn 1 tỷ dân
Cái này thì ai cũng biết trước: 1,2 tỷ người, chỉ đứng thứ 2 thế giới sau đất nước của anh Tập Cận Bình, dân số vẫn tiếp tục tăng và tăng nhanh. Biết thế nhưng vẫn không khỏi bất ngờ.
Chuyến bay từ Bangkok đến New Delhi bị muộn, hạ cánh lúc hơn 3 giờ sáng, giờ mà sân bay Nội Bài chắc đang say ngủ, thì ở phi trường Indira Gandhi, sảnh nhập cảnh:
Ai cũng bất ngờ: sảnh rộng với khoảng 40 cửa nhập cảnh, gần 1000 người, phần lớn là người Ấn, đã xếp hàng rồng rắn chờ đến lượt đóng dấu vào visa từ bao giờ. Incredible ngay từ khi đến.
Rồng rắn:
Mất hơn 1 tiếng mới đến lượt em đấy!
Ấn tượng về sự đông dân còn thể hiện ở việc “thừa” người phục vụ: hội thảo nhỏ em tham dự luôn có 5-6 người hỗ trợ, người phục vụ (chủ yếu là nam giới) ở khách sạn luôn khá đông, đặc biệt là lượng người đi lại trên đường mà em sẽ kể trong phần sau.
2. Đường phố:
Delhi là thành phố lớn thứ 2 Ấn Độ, sau Mumbai, có 16 triệu dân. Đầu thế kỷ 20, quận hành chính New Delhi được xây dựng, được tuyên bố trở thành thủ đô Ấn Độ và là nơi có trụ sở các cơ quan nhà nước quan trọng. Hiện Delhi chịu áp lực rất lớn về vấn đề dân nhập cư và phải đối mặt với nhiều vấn đề về đô thị hóa như ô nhiễm, ùn tắc giao thông.
Đầu tiên là New Delhi. Đường phố khá rộng:
Một số cửa hàng, đóng cửa vào thứ 7:
Tuy ở trong khu trung tâm thành phố, nhưng nhiều chỗ quang cảnh cũng khá lộn xộn:
Ngày lễ nên đường xá luôn rất đông đúc, tắc đường thường xuyên:
Bán hàng vỉa hè rất phổ biến:
Quần áo:
Tạp phế lù:
Đồ ăn:
Một góc phố:
Đội quân “cò” tour du lịch và taxi, đi theo và nói chuyện với khách (nói cách khác là đeo bám) rất dai:
Tata Nano, xe hơi rẻ nhất thế giới, made in India:
Đây cũng là xe made in India, rất đặc trưng, em thấy cũng khá đẹp:
Một số hình ảnh đường phố trong khu trung tâm hành chính new delhi, khá đẹp:
Khu nhà của chính phủ:
Bùng binh tại trung tâm:
Xế độp (hiếm lắm em mới gặp xế độp xịn này, giống của các cụ nhà mình):
Em xin tiếp các phần về “Xe cộ và giao thông”, “Danh lam thắng cảnh” trong các phần sau các cụ nhé.
Ngoài các thông tin về địa điểm du lịch, văn hóa, trước khi đi em cũng đã đọc qua các lưu ý về đi lại, ăn uống, an ninh... đem lại cảm giác khá phiêu lưu và thận trọng. Cái tên “Ấn Độ”, tuy gần mà xa, có vẻ quen thuộc nhưng lại đầy xa lạ, mới mẻ. Nói đến Ấn Độ, chắc các cụ cũng giống em, sẽ nghĩ đến một quốc gia bạn bè, thân thiện, luôn nhiệt tình và vô tư giúp đỡ Việt Nam (khác hẳn anh hàng xóm), một đất nước nổi tiếng với quê hương của Phật giáo, với sông Hằng, với truyền thống văn hóa đa dạng. Đây còn là khởi nguồn của Yoga, Kamasutra . Một quốc gia với những kỳ quan thế giới, một đất nước nổi tiếng với hơn 1 tỷ dân và những danh nhân Neru Gandhi, Indira Gandhi..., với phim Bolywood vừa đánh nhau vừa... hát (hát xong lại chiến tiếp), với nền công nghệ thông tin phát triển, và với cả thứ tiếng Anh Ấn mà nghe xong chỉ nhe răng cười vì không hiểu gì.
Thế nhưng, ngoài những thông tin hạng chém gió trên thì em chẳng biết gì hơn. Đơn giản như có những gì đặc sắc về văn hóa, sinh hoạt tại đây, cuộc sống trong môi trường đa văn hóa và tôn giáo thế nào, nguồn gốc, lịch sử và các câu chuyện ẩn sau các công trình kiến trúc có gì hấp dẫn, thú vị... vẫn là quá xa lạ với em. Với chuyến đi này, em không hy vọng có thể giải đáp được mọi thắc mắc vừa nêu, nhưng chúng lại là 1 phần quan trọng tạo nên sự háo hức và hấp dẫn của chuyến đi.
Em hơi dông dài, hy vọng các cụ không chán. Em muốn chia sẻ những cảm nhận chủ quan trước chuyến đi, sau đó so sánh với những trải nghiệm thực tế sau này, để thấy được những khó tin và khác lạ tại đất nước này.
1. Đất nước của hơn 1 tỷ dân
Cái này thì ai cũng biết trước: 1,2 tỷ người, chỉ đứng thứ 2 thế giới sau đất nước của anh Tập Cận Bình, dân số vẫn tiếp tục tăng và tăng nhanh. Biết thế nhưng vẫn không khỏi bất ngờ.
Chuyến bay từ Bangkok đến New Delhi bị muộn, hạ cánh lúc hơn 3 giờ sáng, giờ mà sân bay Nội Bài chắc đang say ngủ, thì ở phi trường Indira Gandhi, sảnh nhập cảnh:
Ai cũng bất ngờ: sảnh rộng với khoảng 40 cửa nhập cảnh, gần 1000 người, phần lớn là người Ấn, đã xếp hàng rồng rắn chờ đến lượt đóng dấu vào visa từ bao giờ. Incredible ngay từ khi đến.
Rồng rắn:
Mất hơn 1 tiếng mới đến lượt em đấy!
Ấn tượng về sự đông dân còn thể hiện ở việc “thừa” người phục vụ: hội thảo nhỏ em tham dự luôn có 5-6 người hỗ trợ, người phục vụ (chủ yếu là nam giới) ở khách sạn luôn khá đông, đặc biệt là lượng người đi lại trên đường mà em sẽ kể trong phần sau.
2. Đường phố:
Delhi là thành phố lớn thứ 2 Ấn Độ, sau Mumbai, có 16 triệu dân. Đầu thế kỷ 20, quận hành chính New Delhi được xây dựng, được tuyên bố trở thành thủ đô Ấn Độ và là nơi có trụ sở các cơ quan nhà nước quan trọng. Hiện Delhi chịu áp lực rất lớn về vấn đề dân nhập cư và phải đối mặt với nhiều vấn đề về đô thị hóa như ô nhiễm, ùn tắc giao thông.
Đầu tiên là New Delhi. Đường phố khá rộng:
Một số cửa hàng, đóng cửa vào thứ 7:
Tuy ở trong khu trung tâm thành phố, nhưng nhiều chỗ quang cảnh cũng khá lộn xộn:
Ngày lễ nên đường xá luôn rất đông đúc, tắc đường thường xuyên:
Bán hàng vỉa hè rất phổ biến:
Quần áo:
Tạp phế lù:
Đồ ăn:
Một góc phố:
Đội quân “cò” tour du lịch và taxi, đi theo và nói chuyện với khách (nói cách khác là đeo bám) rất dai:
Tata Nano, xe hơi rẻ nhất thế giới, made in India:
Đây cũng là xe made in India, rất đặc trưng, em thấy cũng khá đẹp:
Một số hình ảnh đường phố trong khu trung tâm hành chính new delhi, khá đẹp:
Khu nhà của chính phủ:
Bùng binh tại trung tâm:
Xế độp (hiếm lắm em mới gặp xế độp xịn này, giống của các cụ nhà mình):
Em xin tiếp các phần về “Xe cộ và giao thông”, “Danh lam thắng cảnh” trong các phần sau các cụ nhé.
Chỉnh sửa cuối: