- Biển số
- OF-758
- Ngày cấp bằng
- 13/7/06
- Số km
- 350
- Động cơ
- 580,952 Mã lực
Em cũng mong là thế hệ sau sẽ khác thế hệ bây giờ nhưng nhiều lúc em chứng kiến cảnh bố chở con (con ngồi phía trước) vưọt đèn đỏ vô tư thì không biết là thế hệ sau có khác hơn không?
Giao thông Việt Nam: "Văn hoá xe đạp'' đi...ôtô
07:10' 19/12/2006 (GMT+7)
(VietNamNet) - "Người tham gia giao thông ở Việt Nam không theo luật mà theo... kinh nghiệm" - Ông Michimasa Takagi, cố vấn trưởng dự án Phát triển nguồn nhân lực ATGT tại Hà Nội (Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản- JICA) viết như vậy khi so sánh giao thông VN với thế giới.
Ông Michimasa Takagi (bìa phải) trao đổi cùng PV VietNamNet.
Ảnh: Minh Quân
VietNamNet trân trọng gửi đến bạn đọc bài viết của chuyên gia đến từ đất nước hiện có hệ thống giao thông đô thị phát triển bậc nhất thế giới này.
''Văn hoá xe đạp'' chuyển sang ''văn hoá xe máy, ôtô!''
Ở những nước phát triển, quá trình phát triển phương tiện giao thông đô thị diễn ra từ 50-100 năm rồi. Trong quá trình đó, người tham gia giao thông cũng phải có quãng thời gian dài để thay đổi và thích ứng.
Việt Nam gần đây mới phát triển mạnh mẽ về phương tiện giao thông nên người tham gia giao thông chưa có đủ thời gian để bắt kịp những thay đổi quá nhanh như vậy. Đang từ ''văn hoá xe đạp'', họ chuyển sang ''văn hoá xe máy'' rồi ''văn hoá ôtô'' rất nhanh nên chưa thể thay đổi hành vi, ứng xử với giao thông. Để thích ứng, cần có những quy tắc sát với yêu cầu thực tế và người tham gia giao thông phải biết chấp hành những quy tắc đó.
Dự án ''Phát triển nguồn nhân lực ATGT tại Hà Nội (TRAHUD)'' của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) sẽ giúp nâng cao năng lực của yếu tố con người trong việc đảm bảo an toàn giao thông. Ngoài trọng tâm đó, chúng tôi còn tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức tham gia giao thông của mọi người mà các phương tiện truyền thông đóng vai trò quan trọng.
Tại Thủ đô Hà Nội mới diễn ra sự kiện quan trọng như APEC cùng các chương trình du lịch. Có rất nhiều người nước ngoài đến Việt Nam, trong đó có lượng lớn khách du lịch. Tăng cường năng lực giao thông cho người dân Hà Nội còn có trách nhiệm phục vụ cả khách quốc tế nữa.
Tôi cũng từng đặt một số câu hỏi về giao thông Hà Nội. Nhưng quan trọng nhất, trong thời kỳ hội nhập, Hà Nội phải là một thành phố nằm trong cộng đồng quốc tế. Hà Nội phải đảm bảo vấn đề ATGT tốt cho người nước ngoài, trong đó ý thức giao thông cũng phải được nâng lên tầm quốc tế.
Tại sao tôi lại ở đây? Chính phủ Nhật Bản rất quan tâm đến vấn đề ATGT ở Việt Nam vì Việt Nam đang là nơi Nhật Bản đầu tư nhiều. Chính phủ Nhật Bản đang hỗ trợ kinh phí cho một số tổ chức khác để làm về ATGT ở Việt Nam. Mặc dù các tổ chức quốc tế đã nỗ lực nhiều nhưng nỗ lực chính phải xuất phát từ chính quyền và người dân. Bởi vì, các tổ chức đó chỉ giúp đỡ mang tính xúc tác. Nỗ lực về ATGT ở Việt Nam phải làm lâu dài, cho đến khi ý thức chấp hành giao thông của con người đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Sau vụ TNGT nghiêm trọng xảy ra với 2 giáo sư nổi tiếng, có thể người ta sẽ dần lãng quên tai nạn này, nhưng cần phải đưa thông điệp tới cho mọi người: TNGT rất kinh khủng!
Chúng tôi sẽ làm như thế nào? Vấn đề quan trọng là ý tưởng của chúng tôi đưa ra và thành phố Hà Nội chấp nhận như thế nào? Đó là các bước: cải tạo các công trình, tuyên truyền giao thông, các biện pháp cưỡng chế thay đổi hành vi.
Có một khó khăn là ở Hà Nội, hiện 3 vấn đề này đang quá tách biệt nhau...
Qua đường cũng phải có... kinh nghiệm!
Vì sao tôi lại nói như vậy? Người tham gia giao thông đều hiểu ý nghĩa của tín hiệu giao thông trên đường phố, nhưng vấn đề ở chỗ... họ không chấp hành!
Một vụ TNGT nghiêm trọng do người điều khiển phương tiện GT không chấp hành luật lệ. Ảnh; TV
Tôi sống ở Hà Nội hơn 10 năm, tôi đã học được cách qua đường như thế nào cho an toàn. Tôi chỉ qua đường chỗ nào có vạch sơn dành cho người đi bộ. Khi có tín hiệu đèn xanh dành cho người đi bộ, nhiều người sẽ qua đường ngay.
Nhưng riêng tôi thì không. Tôi vẫn quan sát thật kỹ nhiều hướng rồi mới dám đi. Nhiều người nghĩ đó là việc bình thường, nhưng tôi coi đó cũng là kinh nghiệm! Ở các nước giao thông phát triển, có tín hiệu đèn xanh dành cho người đi bộ thì bao giờ cũng an toàn, nhưng ở Việt Nam thì khác... Đôi khi, đi bộ trên vỉa hè ở Hà Nội cũng phải cẩn thận vì có khi tắc đường, xe máy lao cả lên vỉa hè để đi...
Hôm qua tôi đứng ở nơi bấm tín hiệu đèn xin qua đường cho người đi bộ bên hồ Hoàn Kiếm. Tôi ở đó 1h đồng hồ nhưng không hề thấy một ai bấm tín hiệu khi qua đường! Đó là một thực trạng lớn ở Hà Nội. Chúng tôi cũng đưa nội dung này vào dự án. Hà Nội cũng đã có nhiều nỗ lực trong vấn đề tuyên truyền nhưng vấn đề cụ thể thì chưa được tiến hành đầy đủ.
Sắp tới, chúng tôi sẽ làm tuyến mẫu bấm đèn qua đường cho người đi bộ ở Thái Hà - Chùa Bộc. Chúng tôi sẽ nâng cấp, cải tạo, giáo dục ý thức tham gia giao thông và cưỡng chế. Đây là chương trình mang tính chất điểm mẫu, rút kinh nghiệm và sẽ nhân rộng. Dự kiến, trước tết chúng tôi sẽ khởi động một chiến dịch về ATGT và cũng sẽ nhân rộng mô hình ra.
Những chiến dịch này không chỉ thực hiện một lần, mà là liên tục tại tuyến mẫu, khi dự án kết thúc, sẽ có đánh giá mức độ thay đổi hành vi tham gia giao thông của người đi đường tại tuyến đó. Dựa trên những hoạt động đó, chúng tôi sẽ xây dựng kế hoạch tổng thể về ATGT cho Hà Nội.
Ở nước nào cũng có vấn đề bức xúc về giao thông. Tại Nhật Bản, người ta thực hiện kế hoạch tổng thể về ATGT từ năm 1970, hơn 30 năm rồi nhưng vẫn còn nhiều vấn đề. Có những vụ TNGT rất thương tâm ở Nhật Bản vẫn xảy ra. ''Tôi nhớ, vụ một gia đình đi chơi bằng ôtô. Họ dừng lại trên một cây cầu và bị một xe ôtô khác đi quá tốc độ húc rơi xuống cầu. Số người trên ôtô đều chết! Và nguyên nhân là người lái xe kia đã uống rượu say, mặc dù anh ta là một công chức...''.
Giao thông Nhật Bản cũng đặt ra vấn đề giáo dục ATGT cho đội ngũ công chức. Và nếu điều khiển xe mà uống rượu thì bị phạt rất nặng, lên tới 5.000 USD, tịch thu bằng lái, người ngồi cùng xe cũng bị phạt. Uống rượu say điều khiển phương tiện giao thông là vấn đề nghiêm trọng ở Nhật Bản.
Còn ở Hà Nội, hành vi tham gia giao thông của thanh thiếu niên đang là vấn đề đáng báo động. Ngược lại, ở Nhật Bản, người già điều khiển phương tiện giao thông lại là vấn đề báo động. Do đó, các giải pháp phải liên tục được đổi mới, theo kịp thực tiễn cuộc sống. Ngoài những biện pháp nâng ý thức của người dân, còn phải nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý giao thông, bảm đảm ATGT. Và nó phải là trách nhiệm của toàn dân!
Thế Lê Vinh (ghi)
Các bác xem người Nhật họ cũng vi phạm luật đấy thôi. Nhưng mà chỉ là thiểu số còn ở ta thì ....
Giao thông Việt Nam: "Văn hoá xe đạp'' đi...ôtô
07:10' 19/12/2006 (GMT+7)
(VietNamNet) - "Người tham gia giao thông ở Việt Nam không theo luật mà theo... kinh nghiệm" - Ông Michimasa Takagi, cố vấn trưởng dự án Phát triển nguồn nhân lực ATGT tại Hà Nội (Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản- JICA) viết như vậy khi so sánh giao thông VN với thế giới.
Ông Michimasa Takagi (bìa phải) trao đổi cùng PV VietNamNet.
Ảnh: Minh Quân
VietNamNet trân trọng gửi đến bạn đọc bài viết của chuyên gia đến từ đất nước hiện có hệ thống giao thông đô thị phát triển bậc nhất thế giới này.
''Văn hoá xe đạp'' chuyển sang ''văn hoá xe máy, ôtô!''
Ở những nước phát triển, quá trình phát triển phương tiện giao thông đô thị diễn ra từ 50-100 năm rồi. Trong quá trình đó, người tham gia giao thông cũng phải có quãng thời gian dài để thay đổi và thích ứng.
Việt Nam gần đây mới phát triển mạnh mẽ về phương tiện giao thông nên người tham gia giao thông chưa có đủ thời gian để bắt kịp những thay đổi quá nhanh như vậy. Đang từ ''văn hoá xe đạp'', họ chuyển sang ''văn hoá xe máy'' rồi ''văn hoá ôtô'' rất nhanh nên chưa thể thay đổi hành vi, ứng xử với giao thông. Để thích ứng, cần có những quy tắc sát với yêu cầu thực tế và người tham gia giao thông phải biết chấp hành những quy tắc đó.
Dự án ''Phát triển nguồn nhân lực ATGT tại Hà Nội (TRAHUD)'' của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) sẽ giúp nâng cao năng lực của yếu tố con người trong việc đảm bảo an toàn giao thông. Ngoài trọng tâm đó, chúng tôi còn tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức tham gia giao thông của mọi người mà các phương tiện truyền thông đóng vai trò quan trọng.
Tại Thủ đô Hà Nội mới diễn ra sự kiện quan trọng như APEC cùng các chương trình du lịch. Có rất nhiều người nước ngoài đến Việt Nam, trong đó có lượng lớn khách du lịch. Tăng cường năng lực giao thông cho người dân Hà Nội còn có trách nhiệm phục vụ cả khách quốc tế nữa.
Tôi cũng từng đặt một số câu hỏi về giao thông Hà Nội. Nhưng quan trọng nhất, trong thời kỳ hội nhập, Hà Nội phải là một thành phố nằm trong cộng đồng quốc tế. Hà Nội phải đảm bảo vấn đề ATGT tốt cho người nước ngoài, trong đó ý thức giao thông cũng phải được nâng lên tầm quốc tế.
Tại sao tôi lại ở đây? Chính phủ Nhật Bản rất quan tâm đến vấn đề ATGT ở Việt Nam vì Việt Nam đang là nơi Nhật Bản đầu tư nhiều. Chính phủ Nhật Bản đang hỗ trợ kinh phí cho một số tổ chức khác để làm về ATGT ở Việt Nam. Mặc dù các tổ chức quốc tế đã nỗ lực nhiều nhưng nỗ lực chính phải xuất phát từ chính quyền và người dân. Bởi vì, các tổ chức đó chỉ giúp đỡ mang tính xúc tác. Nỗ lực về ATGT ở Việt Nam phải làm lâu dài, cho đến khi ý thức chấp hành giao thông của con người đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Sau vụ TNGT nghiêm trọng xảy ra với 2 giáo sư nổi tiếng, có thể người ta sẽ dần lãng quên tai nạn này, nhưng cần phải đưa thông điệp tới cho mọi người: TNGT rất kinh khủng!
Chúng tôi sẽ làm như thế nào? Vấn đề quan trọng là ý tưởng của chúng tôi đưa ra và thành phố Hà Nội chấp nhận như thế nào? Đó là các bước: cải tạo các công trình, tuyên truyền giao thông, các biện pháp cưỡng chế thay đổi hành vi.
Có một khó khăn là ở Hà Nội, hiện 3 vấn đề này đang quá tách biệt nhau...
Qua đường cũng phải có... kinh nghiệm!
Vì sao tôi lại nói như vậy? Người tham gia giao thông đều hiểu ý nghĩa của tín hiệu giao thông trên đường phố, nhưng vấn đề ở chỗ... họ không chấp hành!
Một vụ TNGT nghiêm trọng do người điều khiển phương tiện GT không chấp hành luật lệ. Ảnh; TV
Tôi sống ở Hà Nội hơn 10 năm, tôi đã học được cách qua đường như thế nào cho an toàn. Tôi chỉ qua đường chỗ nào có vạch sơn dành cho người đi bộ. Khi có tín hiệu đèn xanh dành cho người đi bộ, nhiều người sẽ qua đường ngay.
Nhưng riêng tôi thì không. Tôi vẫn quan sát thật kỹ nhiều hướng rồi mới dám đi. Nhiều người nghĩ đó là việc bình thường, nhưng tôi coi đó cũng là kinh nghiệm! Ở các nước giao thông phát triển, có tín hiệu đèn xanh dành cho người đi bộ thì bao giờ cũng an toàn, nhưng ở Việt Nam thì khác... Đôi khi, đi bộ trên vỉa hè ở Hà Nội cũng phải cẩn thận vì có khi tắc đường, xe máy lao cả lên vỉa hè để đi...
Hôm qua tôi đứng ở nơi bấm tín hiệu đèn xin qua đường cho người đi bộ bên hồ Hoàn Kiếm. Tôi ở đó 1h đồng hồ nhưng không hề thấy một ai bấm tín hiệu khi qua đường! Đó là một thực trạng lớn ở Hà Nội. Chúng tôi cũng đưa nội dung này vào dự án. Hà Nội cũng đã có nhiều nỗ lực trong vấn đề tuyên truyền nhưng vấn đề cụ thể thì chưa được tiến hành đầy đủ.
Sắp tới, chúng tôi sẽ làm tuyến mẫu bấm đèn qua đường cho người đi bộ ở Thái Hà - Chùa Bộc. Chúng tôi sẽ nâng cấp, cải tạo, giáo dục ý thức tham gia giao thông và cưỡng chế. Đây là chương trình mang tính chất điểm mẫu, rút kinh nghiệm và sẽ nhân rộng. Dự kiến, trước tết chúng tôi sẽ khởi động một chiến dịch về ATGT và cũng sẽ nhân rộng mô hình ra.
Những chiến dịch này không chỉ thực hiện một lần, mà là liên tục tại tuyến mẫu, khi dự án kết thúc, sẽ có đánh giá mức độ thay đổi hành vi tham gia giao thông của người đi đường tại tuyến đó. Dựa trên những hoạt động đó, chúng tôi sẽ xây dựng kế hoạch tổng thể về ATGT cho Hà Nội.
Ở nước nào cũng có vấn đề bức xúc về giao thông. Tại Nhật Bản, người ta thực hiện kế hoạch tổng thể về ATGT từ năm 1970, hơn 30 năm rồi nhưng vẫn còn nhiều vấn đề. Có những vụ TNGT rất thương tâm ở Nhật Bản vẫn xảy ra. ''Tôi nhớ, vụ một gia đình đi chơi bằng ôtô. Họ dừng lại trên một cây cầu và bị một xe ôtô khác đi quá tốc độ húc rơi xuống cầu. Số người trên ôtô đều chết! Và nguyên nhân là người lái xe kia đã uống rượu say, mặc dù anh ta là một công chức...''.
Giao thông Nhật Bản cũng đặt ra vấn đề giáo dục ATGT cho đội ngũ công chức. Và nếu điều khiển xe mà uống rượu thì bị phạt rất nặng, lên tới 5.000 USD, tịch thu bằng lái, người ngồi cùng xe cũng bị phạt. Uống rượu say điều khiển phương tiện giao thông là vấn đề nghiêm trọng ở Nhật Bản.
Còn ở Hà Nội, hành vi tham gia giao thông của thanh thiếu niên đang là vấn đề đáng báo động. Ngược lại, ở Nhật Bản, người già điều khiển phương tiện giao thông lại là vấn đề báo động. Do đó, các giải pháp phải liên tục được đổi mới, theo kịp thực tiễn cuộc sống. Ngoài những biện pháp nâng ý thức của người dân, còn phải nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý giao thông, bảm đảm ATGT. Và nó phải là trách nhiệm của toàn dân!
Thế Lê Vinh (ghi)
Các bác xem người Nhật họ cũng vi phạm luật đấy thôi. Nhưng mà chỉ là thiểu số còn ở ta thì ....