Em post lại thông tin "hướng dẫn thủ tục đổi và ghép bằng lái cũ sang thẻ nhựa PET" cho các bác nào cần.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, gồm có:
Đơn đề nghị đổi GPLX mới. (mua tại chỗ nộp hồ sơ).2 ảnh 3x4 để dán lên đơn và giấy khám sức khỏe.
1 Giấy khám sức khỏe (trong 3 tháng trở lại đây) do bệnh viện cấp Quận/Huyện trở lên cấp. (có khám ở nơi nộp hồ sơ)
Photo CMND + những bằng lái đang có.
Đem CMND + bằng lái bản chính theo để đối chiếu (Nếu bằng lái bị mất thì cần có Đơn cớ mất đã được địa phương xác nhận.)
Lệ phí 135.000 đồng.
Lưu ý:
Không cần đem hồ sơ gốc của những bằng lái đang có.
Qui định mới của Bộ GTVT thì mỗi người chỉ được sử dụng 1 bằng lái thẻ PET duy nhất, do đó khi nhận bằng mới thì các bằng cũ sẽ được thu lại hoặc cắt góc và không còn giá trị sử dụng. Trong thời gian chờ lấy bằng mới thì chúng ta vẫn giữ bằng cũ để sử dụng.
Bước 2: Khám sức khỏe.
Phí khám sức khỏe tùy nơi mà bạn khám qui định, khoảng 20.000đ - 40.000đ/người.
Bước 3: Nộp hồ sơ.
Sau khi khám sức khỏe thì hồ sơ đã đầy đủ và hoàn chỉnh, chúng ta sẽ nộp hồ sơ tại nơi tiếp nhận.
Chờ đọc tên tới lượt đóng lệ phí 135.000đ/người. Lệ phí này là bằng nhau cho mọi hoạt động đổi mới, ghép bằng lái, cấp lại bằng lái tạm thời... áp dụng trên cả nước.
Sau khi đóng lệ phí, đơn vị nhận hồ sơ sẽ chụp ảnh của bạn để in lên bằng nhựa PET.
Lấy biên nhận và ra về, tới ngày hẹn thì lên lấy bằng kiểu mới.
giờ là TT MỚI CẬP NHẬT Ạ !
Bộ GTVT mới ban hành Thông tư 87/2014/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 7/11/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX) cơ giới đường bộ.
Theo Điều 1 Thông tư số 87 sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 54 của Thông tư số 46/2012 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ có nêu rõ: “Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp chuyển đổi GPLX bằng giấy bìa sang giấy phép bằng vật liệu PET cho các đối tượng: Người có GPLX các hạng A1, A2, A3; Người có GPLX hạng A4, GPLX ô tô còn hạn sử dụng trên 3 tháng”.
Như vậy, theo quy định của Thông tư sửa đổi, bổ sung, từ ngày 15/2/2015, người có GPLX các hạng A1, A2, A3; A4, GPLX ô tô còn hạn sử dụng trên 3 tháng sẽ được miễn thủ tục kiểm tra sức khỏe khi đổi GPLX bằng giấy bìa sang vật liệu PET.
Giấy chứng nhận sức khỏe khi làm thủ tục đổi GPLX.
Trước đó, tại Điều 54 Thông tư số 46/2012 quy định: Hồ sơ đổi GPLX do ngành GTVT cấp sẽ do người lái xe lập 1 bộ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở GTVT bao gồm: Đơn đề nghị đổi, cấp lại GPLX theo mẫu quy định; Bản chính hồ sơ gốc phù hợp với GPLX (đối với trường hợp GPLX bị mất, có hồ sơ gốc); Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định và bản sao chụp GPLX (đối với trường hợp còn GPLX).
Khi đến đổi GPLX, người lái xe được cơ quan cấp GPLX chụp ảnh và phải xuất trình GPLX, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với người nước ngoài) để đối chiếu.
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, đến thời điểm hiện tại, trên toàn quốc đã cấp đổi hơn 6 triệu GPLX, trong đó cấp đổi hơn 2,29 triệu GPLX ô tô, đạt 61,7% kế hoạch đề ra). Năm 2014, các cơ quan liên quan cũng đã phối hợp phát hiện gần 3.500 GPLX bằng vật liệu giấy giả./.
mời các cụ vào chém ạ !
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, gồm có:
Đơn đề nghị đổi GPLX mới. (mua tại chỗ nộp hồ sơ).2 ảnh 3x4 để dán lên đơn và giấy khám sức khỏe.
1 Giấy khám sức khỏe (trong 3 tháng trở lại đây) do bệnh viện cấp Quận/Huyện trở lên cấp. (có khám ở nơi nộp hồ sơ)
Photo CMND + những bằng lái đang có.
Đem CMND + bằng lái bản chính theo để đối chiếu (Nếu bằng lái bị mất thì cần có Đơn cớ mất đã được địa phương xác nhận.)
Lệ phí 135.000 đồng.
Lưu ý:
Không cần đem hồ sơ gốc của những bằng lái đang có.
Qui định mới của Bộ GTVT thì mỗi người chỉ được sử dụng 1 bằng lái thẻ PET duy nhất, do đó khi nhận bằng mới thì các bằng cũ sẽ được thu lại hoặc cắt góc và không còn giá trị sử dụng. Trong thời gian chờ lấy bằng mới thì chúng ta vẫn giữ bằng cũ để sử dụng.
Bước 2: Khám sức khỏe.
Phí khám sức khỏe tùy nơi mà bạn khám qui định, khoảng 20.000đ - 40.000đ/người.
Bước 3: Nộp hồ sơ.
Sau khi khám sức khỏe thì hồ sơ đã đầy đủ và hoàn chỉnh, chúng ta sẽ nộp hồ sơ tại nơi tiếp nhận.
Chờ đọc tên tới lượt đóng lệ phí 135.000đ/người. Lệ phí này là bằng nhau cho mọi hoạt động đổi mới, ghép bằng lái, cấp lại bằng lái tạm thời... áp dụng trên cả nước.
Sau khi đóng lệ phí, đơn vị nhận hồ sơ sẽ chụp ảnh của bạn để in lên bằng nhựa PET.
Lấy biên nhận và ra về, tới ngày hẹn thì lên lấy bằng kiểu mới.
giờ là TT MỚI CẬP NHẬT Ạ !
Bộ GTVT mới ban hành Thông tư 87/2014/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 7/11/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX) cơ giới đường bộ.
Theo Điều 1 Thông tư số 87 sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 54 của Thông tư số 46/2012 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ có nêu rõ: “Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp chuyển đổi GPLX bằng giấy bìa sang giấy phép bằng vật liệu PET cho các đối tượng: Người có GPLX các hạng A1, A2, A3; Người có GPLX hạng A4, GPLX ô tô còn hạn sử dụng trên 3 tháng”.
Như vậy, theo quy định của Thông tư sửa đổi, bổ sung, từ ngày 15/2/2015, người có GPLX các hạng A1, A2, A3; A4, GPLX ô tô còn hạn sử dụng trên 3 tháng sẽ được miễn thủ tục kiểm tra sức khỏe khi đổi GPLX bằng giấy bìa sang vật liệu PET.
Giấy chứng nhận sức khỏe khi làm thủ tục đổi GPLX.
Trước đó, tại Điều 54 Thông tư số 46/2012 quy định: Hồ sơ đổi GPLX do ngành GTVT cấp sẽ do người lái xe lập 1 bộ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở GTVT bao gồm: Đơn đề nghị đổi, cấp lại GPLX theo mẫu quy định; Bản chính hồ sơ gốc phù hợp với GPLX (đối với trường hợp GPLX bị mất, có hồ sơ gốc); Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định và bản sao chụp GPLX (đối với trường hợp còn GPLX).
Khi đến đổi GPLX, người lái xe được cơ quan cấp GPLX chụp ảnh và phải xuất trình GPLX, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với người nước ngoài) để đối chiếu.
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, đến thời điểm hiện tại, trên toàn quốc đã cấp đổi hơn 6 triệu GPLX, trong đó cấp đổi hơn 2,29 triệu GPLX ô tô, đạt 61,7% kế hoạch đề ra). Năm 2014, các cơ quan liên quan cũng đã phối hợp phát hiện gần 3.500 GPLX bằng vật liệu giấy giả./.
mời các cụ vào chém ạ !
Chỉnh sửa bởi quản trị viên: