Sở GTVT Hà Nội vừa có văn bản về việc kiểm tra, xử lý vi phạm về điều khiển xe không gắn phù hiệu, niêm yết tên, số điện thoại, không lắp thiết bị giám sát hành trình và thực hiện các điều kiện theo quy định đối với xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi tham gia kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng.
Xe dưới 9 chỗ sẽ phải lắp giám sát hành trình nếu không sẽ bị kiểm tra, xử lý.
Theo thống kê của Sở GTVT Hà Nội cho thấy, tính đến hết ngày 31/5 vừa qua đã có 25.366 phương tiện được cấp phù hiệu “Xe hợp đồng”. Trong đó, xe dưới 9 chỗ là 11.243 xe. Số lượng đơn vị vận tải đang hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng là 1.682 doanh nghiệp, 34 hợp tác xã và 6.631 hộ kinh doanh.
Tuy nhiên trên thực tế đã có rất nhiều các phương tiện xe dưới 9 chỗ tham gia kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng gia tăng mà không đăng ký phù hiệu và lắp thiết bị giám sát hành trình. Chính vì thế sẽ gai tăng rất nhiều các vấn đề về việc cạnh tranh không lành mạnh cũng như khó quản lý, giám sát các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động “chui”, làm gia tăng nguy cơ mất an toàn giao thông, gian lận trong thuế...
Trước tình hình đó, Sở GTVT Hà Nội đề nghị Công an TP chỉ đạo các lực lượng Phòng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự, Công an các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các vi phạm đối với xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi tham gia hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng trên địa bàn TP không thực hiện nghiêm túc các quy định. Tổng hợp kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm (danh sách phương tiện, đơn vị vi phạm) gửi Sở Giao thông vận tải Hà Nội để làm cơ sở xử lý trách nhiệm của các đơn vị vận tải theo quy định.
Một số đơn vị vận tải vẫn để cho phương tiện tham gia hoạt động kinh doanh vận tải vi phạm các quy định như: điều khiển xe chở hành khách không có hoặc không gắn phù hiệu; không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác đầy đủ tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải ở phần đầu mặt ngoài hai bên thân hoặc mặt ngoài hai bên cánh cửa xe; không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động, không đúng quy chuẩn theo quy định; giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển thực hiện hành vi vi phạm quy định...sẽ bị đưa vào các danh sách “đen” để bị nhắc nhở, xử lý. Sở GTV Hà Nội niêm yết file mềm danh sách xe đã được cấp giấy phép tại Website của Sở cụ thể.
Bên cạnh đó, lực lượng thanh tra Sở GTV khẩn trương xây dựng kế hoạch, đề cương kiểm tra việc thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh đối với các đơn vị vận tải (doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể) trên địa bàn sử dụng xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi tham gia hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng từ ngày 15/8 - 31/12/2017.
Đây được xem là một trong những động thái quyết liệt của Sở GTVT Hà Nội nhằm quản lý chặt chẽ các phương tiện giao thông vận tải dưới 9 chỗ mà hoạt động kinh doanh hành khách theo hợp đồng. Được biết trước đây, Sở cũng đã đưa ra rất nhiều ý kiến và biện pháp để giải quyết vấn đề trên.
Hi vọng rằng với cách làm này hệ thống giao thông tại Hà Nội sẽ được đi vào ổn định, tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh vận tải sẽ minh bạch và công bằng. Các doanh nghiệp vận tải cũng sẽ ý thức hơn trong việc đưa hoạt động phương tiện vận tải của mình áp dụng thiết bị công nghệ như gắn giám sát hành trình để được hoạt động đúng pháp luật và mang lại hiệu quả cao. Các đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình cũng sẽ tuân thủ quy định tạo ra những sản phẩm chất lượng, có độ bền và tính ổn định dài lâu.
Xe dưới 9 chỗ sẽ phải lắp giám sát hành trình nếu không sẽ bị kiểm tra, xử lý.
Theo thống kê của Sở GTVT Hà Nội cho thấy, tính đến hết ngày 31/5 vừa qua đã có 25.366 phương tiện được cấp phù hiệu “Xe hợp đồng”. Trong đó, xe dưới 9 chỗ là 11.243 xe. Số lượng đơn vị vận tải đang hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng là 1.682 doanh nghiệp, 34 hợp tác xã và 6.631 hộ kinh doanh.
Tuy nhiên trên thực tế đã có rất nhiều các phương tiện xe dưới 9 chỗ tham gia kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng gia tăng mà không đăng ký phù hiệu và lắp thiết bị giám sát hành trình. Chính vì thế sẽ gai tăng rất nhiều các vấn đề về việc cạnh tranh không lành mạnh cũng như khó quản lý, giám sát các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động “chui”, làm gia tăng nguy cơ mất an toàn giao thông, gian lận trong thuế...
Trước tình hình đó, Sở GTVT Hà Nội đề nghị Công an TP chỉ đạo các lực lượng Phòng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự, Công an các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các vi phạm đối với xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi tham gia hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng trên địa bàn TP không thực hiện nghiêm túc các quy định. Tổng hợp kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm (danh sách phương tiện, đơn vị vi phạm) gửi Sở Giao thông vận tải Hà Nội để làm cơ sở xử lý trách nhiệm của các đơn vị vận tải theo quy định.
Một số đơn vị vận tải vẫn để cho phương tiện tham gia hoạt động kinh doanh vận tải vi phạm các quy định như: điều khiển xe chở hành khách không có hoặc không gắn phù hiệu; không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác đầy đủ tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải ở phần đầu mặt ngoài hai bên thân hoặc mặt ngoài hai bên cánh cửa xe; không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động, không đúng quy chuẩn theo quy định; giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển thực hiện hành vi vi phạm quy định...sẽ bị đưa vào các danh sách “đen” để bị nhắc nhở, xử lý. Sở GTV Hà Nội niêm yết file mềm danh sách xe đã được cấp giấy phép tại Website của Sở cụ thể.
Bên cạnh đó, lực lượng thanh tra Sở GTV khẩn trương xây dựng kế hoạch, đề cương kiểm tra việc thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh đối với các đơn vị vận tải (doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể) trên địa bàn sử dụng xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi tham gia hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng từ ngày 15/8 - 31/12/2017.
Đây được xem là một trong những động thái quyết liệt của Sở GTVT Hà Nội nhằm quản lý chặt chẽ các phương tiện giao thông vận tải dưới 9 chỗ mà hoạt động kinh doanh hành khách theo hợp đồng. Được biết trước đây, Sở cũng đã đưa ra rất nhiều ý kiến và biện pháp để giải quyết vấn đề trên.
Hi vọng rằng với cách làm này hệ thống giao thông tại Hà Nội sẽ được đi vào ổn định, tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh vận tải sẽ minh bạch và công bằng. Các doanh nghiệp vận tải cũng sẽ ý thức hơn trong việc đưa hoạt động phương tiện vận tải của mình áp dụng thiết bị công nghệ như gắn giám sát hành trình để được hoạt động đúng pháp luật và mang lại hiệu quả cao. Các đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình cũng sẽ tuân thủ quy định tạo ra những sản phẩm chất lượng, có độ bền và tính ổn định dài lâu.