- Biển số
- OF-510150
- Ngày cấp bằng
- 15/5/17
- Số km
- 110
- Động cơ
- 182,669 Mã lực
TTO - Bệnh tật, không nhà cửa, không công việc ổn định, bà Hà Hà Trang (ở quận 7, TP.HCM) rơi nước mắt khi kể về những ngày khổ ải đi đòi lại căn nhà mà cha mẹ bà đã cho Nhà nước thuê từ năm 1976.
Thửa đất được xác định của gia đình bà Trang hiện được xây dựng trụ sở UBND phường 3, quận 8 - Ảnh: HOÀNG ĐIỆP
Hơn 40 năm đòi nhà cho thuê
TTO - Bệnh tật, không nhà cửa, không công việc ổn định, bà Hà Hà Trang (ở quận 7, TP.HCM) rơi nước mắt khi kể về những ngày khổ ải đi đòi lại căn nhà mà cha mẹ bà đã cho Nhà nước thuê từ năm 1976.
tuoitre.vn
Thửa đất được xác định của gia đình bà Trang hiện được xây dựng trụ sở UBND phường 3, quận 8 - Ảnh: HOÀNG ĐIỆP
Đi ở nhờ nhường nhà cho công ty nhà nước thuê
Theo hồ sơ, năm 1968, cha mẹ bà Trang là ông Trần Văn Đức và bà Hà Thúy Dung mua được thửa đất tại đường Âu Dương Lân (phường 3, quận 8) vừa xây nhà ở vừa làm nhà kho.
Năm 1976, ông Trần Văn Đức đã chấp thuận đề nghị thuê mượn toàn bộ ngôi nhà trên của Công ty cấp 1 Thủy sản miền Tây (sau đổi thành Công ty Thủy sản khu vực 3). Lúc đó, ngoài căn nhà này vợ chồng ông Đức không còn căn nhà nào khác nhưng vì nghĩ cần phải hỗ trợ TP để xây dựng kinh tế nên vợ chồng ông chấp nhận về nhà ngoại để ở nhờ.
Đến năm 1986, việc ở nhờ tại nhà vợ có nhiều bất tiện nên ông Đức đề nghị lấy lại căn nhà trên làm nơi sinh sống nhưng không được chấp thuận. Lý do là có sự thay đổi cơ quan quản lý của Nhà nước đối với căn nhà và kho bãi trên. Từ đó, ông Đức đưa hợp đồng cho thuê ra và miệt mài đòi lại nhà nhưng không được trả.
Đến năm 2006, ông Đức bệnh tật và qua đời trong căn nhà tạm bợ, đến năm 2011 vợ ông cũng qua đời. "Ba mẹ tôi trước khi qua đời đều trăng trối lại là cố gắng đòi lại căn nhà", bà Trang kể.
Nhà thuộc diện buộc phải trả
Sau nhiều năm tìm hiểu quy định pháp luật, đến các cơ quan từ Bộ TN-MT đến Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính và các sở, ban ngành TP.HCM, bà Trang mới biết cha mẹ bà không phải là đối tượng bị thu hồi nhà.
Trong chồng hồ sơ của bà Trang giữ có rất nhiều văn bản của các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương đều thể hiện gia đình bà Trang là người được công nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất trên.
Đặc biệt, năm 1995, Ban cải tạo công thương nghiệp của UBND TP.HCM đã xác nhận hộ ông Trần Văn Đức không phải là thành phần cải tạo công thương nghiệp, không thuộc diện cải tạo tư sản.
Ngoài ra, tài liệu còn có hợp đồng cho thuê kho bãi được ký giữa ông Đức và Công ty Thủy sản miền Tây; tờ khai gia đình (hộ khẩu) của gia đình ông Đức và xác nhận của những người hàng xóm xác nhận gia đình ông Đức đã mua và sinh sống tại thửa đất này.
Mới đây nhất, Bộ Xây dựng có văn bản về phương án trả lại nhà đất cho gia đình bà Trang có nêu "Do nhà đất tại địa chỉ 210-212 Âu Dương Lân (phường 3, quận 8) đã được chuyển giao để làm trụ sở UBND phường nên việc trả lại nhà đất này cho gia đình bà Trang là không thể thực hiện được. Do đó, UBND TP.HCM có thể giải quyết trả lại nhà đất này bằng hình thức khác (bằng nhà khác, bằng tiền hoặc giao đất phù hợp) phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương".
Để thực hiện việc trả lại nhà đất cho gia đình bà Trang, cuối năm 2021 Sở TN-MT đã có văn bản đề nghị UBND TP.HCM chủ trì cuộc họp với sự tham gia của thường trực Hội đồng thẩm định giá TP, Thanh tra TP, Cục Thuế, Sở Tư pháp, Sở Xây dựng, UBND quận 8 để làm rõ và tháo gỡ về các nội dung còn vướng mắc như trả bằng hình thức nào, xác định giá trị nhà đất ra sao...
Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có cuộc họp nào được tổ chức, cũng không có chỉ đạo nào liên quan đến việc hoàn trả nhà đất cho bà Trang.
Hoàn cảnh khốn khó
Bà Trang cho biết bà là con một trong gia đình, khi còn nhỏ bà còn nhớ rất rõ việc cha mẹ đưa mình về ở nhờ nhà bên ngoại. Sau này, việc làm ăn gặp nhiều khó khăn, nợ nần và không còn nhà ở nên cha mẹ bà muốn lấy lại nhà nhưng không được. Cho đến khi chết, cha bà vẫn đau đáu về việc đòi lại nhà.
Sau khi cha mẹ mất, bà dắt con đi ở nhờ nhà họ hàng. Rồi việc ở nhờ cũng gây phiền phức cho người ta nên bà đi thuê nhà trong những khu trọ giá rẻ để có chỗ tá túc, có địa chỉ để khiếu nại và nhận văn bản trả lời.
Bà Trang cũng cho biết trước khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, bà nấu ăn cho nhà hàng tiệc cưới nhưng sau dịch mất công việc, bà lại bệnh nhiều phải vay mượn tiền để chữa bệnh. Hiện bà đang làm "osin" theo giờ với mức lương 4 triệu đồng/tháng.
Do hoàn cảnh khó khăn nên các con bà Trang cũng không có công việc tốt, mặc dù chỉ làm lao động chân tay, dọn dẹp vệ sinh.
"Khi phải gửi đơn đến cơ quan báo chí nhờ giúp đỡ thế này tôi cũng khổ tâm lắm, chỉ mong UBND TP.HCM giải quyết về quyền lợi cho tôi. Đời cha tôi đã đi đòi nhà cho đến lúc chết mà không có nhà để ở, đến đời tôi cũng đã già yếu bệnh tật chỉ mong được trả lại nhà đất để có chỗ ở mà thôi", bà Trang ngậm ngùi.