Khu Văn Điển _ Ngọc Hồi vốn dĩ trước thời kỳ bùng nổ đô thị đầu tiên như Linh Đàm 200X thì nó đã là vùng phát triển dân cư tự phát trên cơ sở các cơ quan thời **** trước đây và Hạ tầng cũ như trục Giải Phóng, Đường 1a do vậy dân cư quá đông là công nhân là dân di cư từ các tỉnh Thái Bình,Nam Định Thanh Hóa...rất tiện sinh sống vì cứ ra đường 1a là về nhà.. do vậy khó quy hoạch đầu tư vì nhà đầu tư nhìn thấy ít lợi nhuận
Lúc đó mạn Mỹ Đình, Trung Hòa xa hơn bên Long Biên hay An Khánh ... thì quỹ đất quá nhiều dân lại thưa hơn. nên sau năm 2000 một loạt khu đô thị được quy hoạch phát triển tạo tiền đề cho sự phát triển đô thị như hiện nay.
Các nhà đầu tư thường nhắm đất sau đó mở đường để đổi đất, ngọc hồi nhìn bây giờ thì nhiều nhưng quỹ đất k tập chung cộng với việc dân cư đông đúc nên việc GPMB đền bù lớn nên các nhà đầu tư ưu tiên sang các khu khác chi phí ít nhưng lợi nhuận cao hơn. Nên em coi vùng đất Ngọc Hồi - Văn Điển như vùng bị bỏ quên dù lịch sử nó là nơi tập chung nhiều cơ quan, trường học không thua gì khu Thanh Xuân và hơn Mỹ Đình, An Khánh.
Một lí do mọi người hay nói là do tâm lí người Hà Nội cũ nghĩ Văn Điển là khu Nghĩa Trang là vùng đất thấp ô nhiễm...nhưng theo em không phải khắp Hà Nội có nhiều khu nghĩa Trang chôn lấp, Văn Điển chính là Đài hóa thân hoàn vũ vệ sinh hơn nhiều so với chôn lấp tự nhiên. Còn nguồn nước thì dùng nước máy chung không có chuyện nước máy cùng đường ống thì Linh Đàm sạch hơn Văn Điển được.
Nhưng định kiến thì mãi vẫn chưa thay đổi cùng với các lí do khách quan em nói ở trên nên Văn Điển Ngọc Hồi vẫn là vùng đất ít được thừa hưởng sự phát triển của thành phố và chẳng biết đến bao giờ ở đó mới có Công Viên , Trường học điểm, bệnh viện tốt...em đã gắn bó với khu này 30 năm sau đó mới chuyển lên trên.