Các cụ cho em hỏi cách phân biệt giữa một cái đèn giao thông bình thường và một cái đèn giao thông chỉ dùng để nhắc lại với (ở ngã tư chẳng hạn), thật tình là em ko biết cách nhận biết một cái đèn giao thông chỉ dùng để nhắc lại nó ra sao, nên trong nhiều trường hợp em không biết nên dừng hay nên đi tiếp nữa.
Đèn giao thông bình thường nó có vạch dừng ở phía trước còn đèn nhắc lại sẽ không có đúng không? nhưng nếu cái vạch đấy bị mờ mất thì sao?
Thông thường thì đèn nhắc lại này, nếu nó ở trên cần vươn từ bên trái đường, hoặc nó ở ngay phía đối diện ngã tư thì dễ xác định nó là chỉ đèn nhắc lại, nhưng có những nút giao phực tạp loằng ngoằng bố trí rất nhiều đèn giao thông và nhất là lạ đường thì nhiều khi em đi qua rồi mà không chắc chắn đèn đỏ đấy là đèn nhắc lại hay là một cái đèn độc lập để mình dừng lại.
cho cụ nào chưa biết "Đèn giao thông nhắc lại" là gì, thì đây là định nghĩa của nó trong quy chuẩn (phần chữ xanh)
Đèn giao thông bình thường nó có vạch dừng ở phía trước còn đèn nhắc lại sẽ không có đúng không? nhưng nếu cái vạch đấy bị mờ mất thì sao?
Thông thường thì đèn nhắc lại này, nếu nó ở trên cần vươn từ bên trái đường, hoặc nó ở ngay phía đối diện ngã tư thì dễ xác định nó là chỉ đèn nhắc lại, nhưng có những nút giao phực tạp loằng ngoằng bố trí rất nhiều đèn giao thông và nhất là lạ đường thì nhiều khi em đi qua rồi mà không chắc chắn đèn đỏ đấy là đèn nhắc lại hay là một cái đèn độc lập để mình dừng lại.
cho cụ nào chưa biết "Đèn giao thông nhắc lại" là gì, thì đây là định nghĩa của nó trong quy chuẩn (phần chữ xanh)
Ảnh thực tế, khoanh đỏ là đèn giao thông chính, khoanh xanh là đèn chỉ có mục đích bổ sung, nhắc lại để người lái xe dễ quan sát, người lái xe tất nhiên sẽ dừng trước vạch kẻ của đèn khoanh đỏ.Vị trí và độ cao đặt đèn tín hiệu giao thông theo Điều 13 QCVN 41:2019/BGTVT như sau:
- Mặt đèn quay về hướng đi của người tham gia giao thông.
- Khi đèn bố trí theo chiều thẳng đứng trên cột đặt trên lề đường, dải phân cách, đảo giao thông: chiều cao vị trí thấp nhất của đèn từ 1,7m đến 5,8m, khoảng cách từ bộ đèn đến mép phần đường xe chạy từ 0,5 đến 2m.
- Khi đèn được đặt theo chiều ngang trên cần vươn thì chiều cao tối thiểu là 5,2 m, tối đa là 7,8m tính từ điểm thấp nhất của đèn đến mặt đường hoặc mặt vỉa hè;
- Đèn được bố trí sao cho người tham gia giao thông nhìn thấy được từ xa đủ để giảm tốc độ và dừng xe được an toàn. Trong một số trường hợp có thể cho phép kết hợp đặt đèn trên cột điện hoặc những vật kiến trúc nhưng phải đảm bảo những tiêu chuẩn kỹ thuật đặt đèn về vị trí, độ cao, khoảng cách nhìn thấy đèn theo QCVN 41:2019/BGTVT và đảm bảo thẩm mỹ.
- Đèn tín hiệu đặt trên từng nhánh đường ngay trước nút giao theo chiều đi; Tùy từng trường hợp, có thể bổ sung đèn tín hiệu trên cột cần vươn hoặc giá long môn phía bên kia nút giao theo chiều đi để nhắc lại và thuận tiện cho việc quan sát.
- Ở trong khu đông dân cư, khu đô thị có đường chật hẹp, đèn có thể bố trí trên thân cột thẳng đứng đặt bên đường về phía tay phải của chiều đường theo quy định tại điểm 13.3.1 khoản 13.3 Điều 13 QCVN 41:2019/BGTVT ngay trước vạch dừng.
- Độ lớn (kích thước) và độ sáng của đèn tín hiệu phải được thiết kế phù hợp với điều kiện khai thác đặc biệt phải nhìn thấy được trong điều kiện người tham gia giao thông bị ngược ánh sáng mặt trời.
Chỉnh sửa cuối: