vov.vn
bọn tàu cứ bám vào công hàm 1958. Vn đã trả lời chính thức, rõ ràng. cụ
Archer tìm.
Bản dịch của FB Kiến thức Quốc tế
QUAN ĐIỂM CHÍNH THỨC CỦA VIỆT NAM VỀ CÔNG HÀM 1958 CỦA TT PHẠM VĂN ĐỒNG
Trong những ngày gần đây, lợi dụng lúc cả thế giới đang loay hoay chống đỡ với đại dịch, Trung Quốc đã có những hành động gây leo thang căng thẳng ở Biển Đông, gần đây nhất là Công hàm CML/42/2020 mà Trung Quốc đệ trình lên Liên Hợp Quốc hôm 17/4/2020 nhằm phản đối phía Việt Nam (bản dịch ở phần bình luận). Trong Công hàm này Trung Quốc tiếp tục nhắc lại về Công hàm của cố TT Phạm Văn Đồng gửi cho Chu Ân Lai năm 1958. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về quan điểm của Việt Nam xoay quanh vấn đề này, Kiến thức Quốc tế xin giới thiệu bản dịch Công hàm 257-HC năm 2016 và một phần Công hàm A/72/692 năm 2017, đây đều là những Công hàm mà Việt Nam đệ trình lên Liên Hợp Quốc nhằm phản bác lại những luận điệu sai trái của Trung Quốc, hy vọng sẽ giúp bạn đọc thêm sáng tỏ về việc này.
* Dịch phần số 2 trong Công hàm A/72/692 năm 2017
Trong các cuộc tranh luận về vấn đề chủ quyền với Việt Nam, phía Trung Quốc chủ ý dẫn lại một số tài liệu, phát ngôn và ấn phẩm bao gồm Công hàm năm 1958 của cố ********* Phạm Văn Đồng, điều này không phù hợp với thực tiễn và bối cảnh lịch sử giai đoạn 1954–1975 cũng như với các nguyên tắc giải thích luật pháp quốc tế. Trong giai đoạn lịch sử đó, Việt Nam ở trong tình trạng bị chia cắt. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tiến hành các hoạt động nhằm khẳng định và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Như phía Việt Nam đã nhấn mạnh nhiều lần, Công hàm của cố ********* nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ nói lên một điều duy nhất, đó là sự ủng hộ với phía Trung Quốc về nguyên tắc của chiều rộng lãnh hải (ND: 12 hải lý) và không bày tỏ quan điểm gì về vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự giải thích của Trung Quốc đã đi ngược lại với tuyên bố của các nhà lãnh đạo nước này vào tháng 9 năm 1975, theo đó Trung Quốc thừa nhận “có tồn tại tranh chấp giữa hai quốc gia” đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và “vấn đề này cần được hai nước giải quyết trong tương lai”. (Xem trong Công hàm ngoại ngoại giao đính kèm số 52/HC-2016 do Phái đoàn thường trực của Việt Nam gửi tới Phái đoàn thường trực các quốc gia thành viên tại Liên Hợp Quốc)
** Bản dịch Công hàm 257/HC-2016 ( Tư liệu TA: Dự án Đại Sự Ký Biển Đông)
Phái đoàn thường trực nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên Hợp Quốc gửi lời chào trân trọng tới Phái đoàn thường trực của các quốc gia thành viên tại Liên Hợp Quốc. Về Công hàm CLM/59/2016 ngày 1 tháng 7 năm 2016 của Phái đoàn Thường trực nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc, Phái đoàn Việt Nam xin được tuyên bố quan điểm của Việt Nam như sau:
Việt Nam kiên quyết bác bỏ tất cả nội dụng, đặc biệt là những luận điệu sai trái của phía Trung Quốc trong Công hàm đã đề cập ở trên. Phía Trung Quốc đã bóp méo sự thật để tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và để biện hộ cho hành vi sử dụng vũ lực trái phép tại Biển Đông chiếm lấy quần đảo Hoàng Sa và một số thực thể ở quần đảo Trường Sa trong các năm 1974 và 1988. Những hành động này đã vi phạm một cách trắng trợn Hiến chương Liên Hợp Quốc và nguyên tắc không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Trong thời kỳ là thuộc địa và xứ bảo hộ của Pháp, chính quyền Pháp đã đại diện cho Việt Nam thực thi và bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thông qua một loạt những biện pháp quản lý hiệu quả và những hành động khai thác tài nguyên thiên nhiên trên các đảo thuộc hai quần đảo này. Luận điệu của phía Trung Quốc cho rằng Pháp chưa bao giờ trao trả quần đảo Trường Sa về cho Việt Nam là hoàn toàn trái với thực tiễn cũng như luật pháp quốc tế về vấn đề nhà nước kế thừa. Nó được thể hiện qua việc chính quyền Pháp ở Đông Dương sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa khi đó là thuộc địa của Pháp năm 1933. Với việc trả lại Nam Kỳ cho Việt Nam mà trong đó có tỉnh Bà Rịa, Pháp cũng đương nhiên chuyển trả lại quần đảo Trường Sa mà trước đó đã sáp nhập vào tỉnh Bà Rịa. Tại Hội nghị Hòa bình San Francisco năm 1951, khi đại diện Việt Nam tuyên bố rõ ràng về chủ quyền lâu đời của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không có phản đối nào từ các nước tham dự, kể cả Pháp. Sau khi quân Pháp rút khỏi Việt Nam năm 1956, Việt Nam Cộng Hòa đã kiểm soát quần đảo Trường Sa. Bằng sắc lệnh số 143-NV ngày 22 tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã chuyển quần đảo Trường Sa từ tỉnh Bà Rịa sang tỉnh Phước Tuy.
Trong giai đoạn 1954-1975, Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai phần. Do vị trí địa lý, Hoàng Sa và Trường Sa lúc đó thuộc sự quản lý của Việt Nam Cộng Hòa (Nam Việt Nam). Vì vậy, việc Việt Nam Cộng Hòa thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là phù hợp với thực tiễn và luật pháp trong bối cảnh của giai đoạn đó. Thực tế tình hình thế giới trong Chiến tranh lạnh cho thấy, có những quốc gia cũng bị chia cắt giống Việt Nam như là Đức, Yemen...Theo đó, những luận điệu của Trung Quốc dựa trên sự chia cắt của Việt Nam vào thời điểm đó hoàn toàn không có giá trị. Năm 1975, sau khi Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm quần đảo Hoàng Sa (1/1974), Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cho công bố Sách Trắng, trong đó chỉ ra một cách rõ ràng những bằng chứng lịch sử thuyết phục từ các tài liệu chính thức của nhà nước để khẳng định chủ quyền lâu đời của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trái lại, trong Sách Trắng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công bố năm 1980 không chỉ ra bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào để củng cố cho yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này. Hơn nữa, những luận điệu của Trung Quốc về giai đoạn Việt Nam bị chia cắt đã làm tổn thương nghiêm trọng tình cảm của nhân dân Việt Nam và không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa hai nước.
Lập luận của phía Trung Quốc trong đoạn 8 của Công hàm số 59/CML/2016 hoàn toàn đi ngược lại với tinh thần của bản Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10 năm 2011. Những tranh chấp về lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông có liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là những tranh chấp pháp lý tồn tại một cách khách quan và cấu thành một phần trong những tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông. Chính Trung Quốc trong nhiều dịp đã nhấn mạnh rằng có hai tranh chấp cơ bản tại Biển Đông giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN, đó là tranh chấp về những thực thể trên Biển Đông và việc phân định ranh giới trên biển. Vì vậy, việc Trung Quốc bác bỏ sự có tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc đối với chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa đã đi ngược với thực tế hiển nhiên rằng, Hoàng Sa là một thực thể nằm trên Biển Đông.
Một lần nữa, Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, tôn trọng và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế, kiềm chế bất kỳ hành động nào mở rộng và làm phức tạp thêm những tranh chấp, cùng với phía Việt Nam và các bên liên quan giải quyết những tranh chấp trên Biển Đông bằng phương tiện hòa bình, khách quan, công bằng, theo đúng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Hiến chương Liên Hợp Quốc và Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển 1982.
Nhân dịp này, Phái đoàn thường trực nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xin gửi đến Phái đoàn thường trực của các quốc gia thành viên tại Liên hợp quốc lời chào trân trọng nhất.
New York ngày 25 tháng 8 năm 2016.