- Biển số
- OF-781052
- Ngày cấp bằng
- 18/6/21
- Số km
- 3,957
- Động cơ
- 66,782 Mã lực
- Tuổi
- 124
Những vụ 'đi đêm' với các 'bà đỡ' phương Tây đã đưa CNQP Trung Quốc lên một tầm cao mới, song họ cũng đang phải chịu những hậu quả từ những vụ đi đêm này.
Miếng bánh béo bở không thể bỏ qua
Số vũ khí mua được từ Nga củng đủ giúp cho Quân đội Trung Quốc trở thành thế lực hàng đầu tại khu vực, nhưng tham vọng của Trung Quốc là rất lớn. Họ muốn vượt Nga để cạnh tranh với Mỹ.
Dù Trung Quốc đã mua được một số lượng lớn vũ khí hiện đại từ Nga nhưng suy cho cùng ở một số lĩnh vực vũ khí Nga vẫn có một khoảng cách nhất định so với phương Tây, đặc biệt là ở lĩnh vực công nghệ điện tử.
Cùng với đó, lệnh cấm vận vũ khí mà Mỹ áp đặt lên Trung Quốc sau năm 1989 đã cản trở nước này mua vũ khí và công nghệ từ phương Tây.
Khi không thể “đường đường chính chính” mua vũ khí và công nghệ từ phương Tây họ lựa chọn phương án “đi đêm” với một số khách hàng của Mỹ để khai thác công nghệ hiện đại.
Israel, Pháp, Đức là 3 quốc gia hàng đầu trong đích ngắm của Bắc Kinh. Báo cáo của Ủy ban an ninh Mỹ-Trung gần đây cho biết: “Israel đã trở thành quốc gia đứng thứ hai sau Nga về cung cấp vũ khí và công nghệ quân sự cho Trung Quốc. Đặc biệt, Israel đã trở thành nguồn cung các công nghệ quân sự tinh vi tiếp đến là Pháp và Đức”.
Các quốc gia trên đều hiểu rõ việc “đi đêm” với Bắc Kinh sẽ khiến Washington “nóng mặt” nhưng thị trường vũ khí Trung Quốc lại quá hấp dẫn, nhất là khi Bắc Kinh sẳn sàng “chi đậm” cho các thương vụ. Dường như, tiền không phải là vấn đề miễn sao đạt được mục đích.
Israel và những thương vụ "phản bội" nước Mỹ
Khởi đầu cho sự chuyển giao bí mật các vũ khí và công nghệ quân sự cho Trung Quốc là việc chuyển giao bản vẽ và tài liệu kỹ thuật mẫu tiêm kích Lavi, phát triển thành tiêm kích J-10 vào cuối những năm 1980.
Giai đoạn cuối những năm 1980, có đến 20 chuyên gia của Tập đoàn công nghiệp hàng không Israel có mặt tại nhà máy chế tạo máy bay Thành Đô để giúp Trung Quốc phát triển J-10.
Theo nguồn tin tình báo Mỹ, để có được thương vụ chuyển giao công nghệ sản xuất tiêm kích J-10 từ nguyên mẫu Lavi, Trung Quốc phải chi cho Israel hơn 500 triệu USD.
Phía Trung Quốc một mực bác bỏ điều này nhưng thiết kế J-10 lại là lời nói chân thật nhất.
Do áp lực từ Washington áp đặt lên Tel Aviv, Bắc Kinh đã không kịp nhận hai công nghệ quan trọng nhất là động cơ và radar. Kết quả là đến nay J-10 phải sử dụng động cơ của Nga và một loại radar ít năng lực.
Tuy vậy, bất chấp những cảnh báo từ Washington, Israel vẫn tiếp tục “đi đêm” với Trung Quốc.
Năm 1988, Trung Quốc đã được Israel bí mật chuyển giao công nghệ sản xuất tên lửa không đối không Python-3 để sản xuất tên lửa PL-8.
Tên lửa PL-12 tầm trung và PL-8 tầm ngắn
Larry Wortzel, tùy viên quân sự Mỹ tại Bắc Kinh cho biết: “Israel đã chuyển giao tên lửa và công nghệ sản xuất Python-3 cho Trung Quốc mà không thông báo cho Mỹ. Đây là một tên lửa tốt, việc chuyển giao này là đáng báo động”.
Năm 1992, Israel bị cáo buộc "phản bội" Mỹ khi chuyển giao công nghệ dẫn đường của tên lửa không đối không tầm xa PAC-2 Patriot.
Với sự chuyển giao này Trung Quốc đã kết hợp hệ thống cơ khí của hệ thống tên lửa đối không tầm xa S-300 của Nga để sản xuất thành hệ thống HQ-9, đứa con lai “Nga-Mỹ” này đang dần trở thành trụ cột cho năng lực phòng không của Trung Quốc.
Tần suất những vụ “đi đêm” giữa Trung Quốc và Israel tăng lên theo tiến trình hiện đại hóa quân đội nước này.
Israel đã cung cấp các công nghệ quan trọng để Trung Quốc nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực cho các tàu khu trục nhỏ đã lạc hậu của nước này.
Công nghệ radar, thiết bị quang học, hệ thống viễn thông, máy bay không người lái, hệ thống mô phỏng huấn luyện đã được Israel bí mật trợ giúp Trung Quốc.
Nguồn tin tình báo Mỹ xác nhận, Israel đã trở thành quốc gia cung cấp các công nghệ cao và phức tạp hơn cả Nga, đối tác truyền thống của Trung Quốc.
Cuối những năm 1990, Bắc Kinh đã cố gắng tiếp cận Israel để mua hệ thống cảnh báo sớm và chỉ huy trên không AEW&C EL/M-2075 Falcon. Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ đánh giá EL/M-2075 là hệ thống AEW&C tiên tiến nhất thế giới giai đoạn 1999-2008.
Năm 2000, dưới áp lực mạnh mẽ từ Washington, Israel “ngậm ngùi” hủy bỏ thương vụ đình đám trị giá 1 tỷ USD. Nếu không có sự ngăn chặn kịp thời từ phía Mỹ thật khó mà tưởng tượng sức mạnh quân sự của Trung Quốc sẽ thay đổi như thế nào. Sau vụ “vớ hụt” radar điều khiển hỏa lực cho tiêm kích ELM-2021, công nghệ radar Trung Quốc tụt hậu khá xa so với phương Tây.
Thương vụ khiến Mỹ dựng tóc gáy
Năm 1994, Israel đã bán cho Trung Quốc loại UAV cảm tử Harpy được thiết kế để tấn công các hệ thống radar với tầm bắn lên đến 500km trị giá 55 triệu USD.
Washington chưa hết “nóng mặt” với thương vụ này thì đến năm 2004 loại UAV này lại được đưa sang Israel để tiến hành nâng cấp.
Lần này không thể làm ngơ cho đồng minh chiến lược liên tục “qua mặt” chuyển giao công nghệ quân sự nhạy cảm cho Bắc Kinh, Washington đã ép Israel hủy bỏ hợp đồng nâng cấp. Số UAV này sau đó được trả lại cho Trung Quốc.
Phát biểu với Reuters sau vụ việc này, Chính phủ Mỹ nói rằng “đó là một sự chuyển giao kinh hoàng, bởi đây là một vũ khí quan trọng. Nếu ở trong tay Trung Quốc, các UAV này có thể làm giảm hiệu quả chiến đấu các tàu tuần dương Aegis”.
Giới chức quân sự Mỹ coi việc Israel bán UAV cảm tử Harpy cho Trung Quốc là "một sự chuyển giao kinh hoàng"
Sau vụ khủng bố 11/9/2001, quan hệ quân sự Trung - Israel được Mỹ đặc biệt chú ý.
Phản ứng từ phía Washington trở nên giận giữ hơn, năm 2005, Mỹ quyết định loại Israel ra khỏi danh sách các đối tác tham gia vào hợp tác an ninh trong chương trình tiêm kích tiến công kết hợp JSF.
Thậm chí, một số thành viên trong Quốc hội Mỹ đã đề xuất hũy bỏ viện trợ quân sự hàng năm cho Israel. Nếu điều này được thực hiện, Israel sẽ mất khoản viện trợ hàng năm trị giá 3 tỷ USD.
Tel Aviv không thể để mất đi sự hậu thuẫn của Washington về mặt chính trị, quân sự. Một trong những động thái cụ thể để xoa dịu cái sự phẫn nộ của Washington, Israel cho phép Mỹ giám sát các hoạt động xuất khẩu vũ khí ra nước ngoài. Bên cạnh đó, Tel Aviv cũng gửi một bức thư xin lỗi đến Washington vì đã ”lỡ dại" bán vũ khí và công nghệ nhạy cảm cho Trung Quốc.
Kể từ đó, Israel chủ động rút khỏi 7 dự án quan trọng đang hợp tác với Trung Quốc, đặc biệt là dự án nâng cấp hệ thống quản lý thông tin chiến thuật chiến trường C4I. Dù quan hệ ngoại giao Trung Quốc - Israel trở nên nồng sau một thời gian nhưng khả năng xảy ra những vụ “đi đêm kinh hoàng” giữa đôi bên khó lòng lặp lại.
Miếng bánh béo bở không thể bỏ qua
Số vũ khí mua được từ Nga củng đủ giúp cho Quân đội Trung Quốc trở thành thế lực hàng đầu tại khu vực, nhưng tham vọng của Trung Quốc là rất lớn. Họ muốn vượt Nga để cạnh tranh với Mỹ.
Dù Trung Quốc đã mua được một số lượng lớn vũ khí hiện đại từ Nga nhưng suy cho cùng ở một số lĩnh vực vũ khí Nga vẫn có một khoảng cách nhất định so với phương Tây, đặc biệt là ở lĩnh vực công nghệ điện tử.
Cùng với đó, lệnh cấm vận vũ khí mà Mỹ áp đặt lên Trung Quốc sau năm 1989 đã cản trở nước này mua vũ khí và công nghệ từ phương Tây.
Khi không thể “đường đường chính chính” mua vũ khí và công nghệ từ phương Tây họ lựa chọn phương án “đi đêm” với một số khách hàng của Mỹ để khai thác công nghệ hiện đại.
Israel, Pháp, Đức là 3 quốc gia hàng đầu trong đích ngắm của Bắc Kinh. Báo cáo của Ủy ban an ninh Mỹ-Trung gần đây cho biết: “Israel đã trở thành quốc gia đứng thứ hai sau Nga về cung cấp vũ khí và công nghệ quân sự cho Trung Quốc. Đặc biệt, Israel đã trở thành nguồn cung các công nghệ quân sự tinh vi tiếp đến là Pháp và Đức”.
Các quốc gia trên đều hiểu rõ việc “đi đêm” với Bắc Kinh sẽ khiến Washington “nóng mặt” nhưng thị trường vũ khí Trung Quốc lại quá hấp dẫn, nhất là khi Bắc Kinh sẳn sàng “chi đậm” cho các thương vụ. Dường như, tiền không phải là vấn đề miễn sao đạt được mục đích.
Israel và những thương vụ "phản bội" nước Mỹ
Khởi đầu cho sự chuyển giao bí mật các vũ khí và công nghệ quân sự cho Trung Quốc là việc chuyển giao bản vẽ và tài liệu kỹ thuật mẫu tiêm kích Lavi, phát triển thành tiêm kích J-10 vào cuối những năm 1980.
Giai đoạn cuối những năm 1980, có đến 20 chuyên gia của Tập đoàn công nghiệp hàng không Israel có mặt tại nhà máy chế tạo máy bay Thành Đô để giúp Trung Quốc phát triển J-10.
Theo nguồn tin tình báo Mỹ, để có được thương vụ chuyển giao công nghệ sản xuất tiêm kích J-10 từ nguyên mẫu Lavi, Trung Quốc phải chi cho Israel hơn 500 triệu USD.
Phía Trung Quốc một mực bác bỏ điều này nhưng thiết kế J-10 lại là lời nói chân thật nhất.
Do áp lực từ Washington áp đặt lên Tel Aviv, Bắc Kinh đã không kịp nhận hai công nghệ quan trọng nhất là động cơ và radar. Kết quả là đến nay J-10 phải sử dụng động cơ của Nga và một loại radar ít năng lực.
Tuy vậy, bất chấp những cảnh báo từ Washington, Israel vẫn tiếp tục “đi đêm” với Trung Quốc.
Năm 1988, Trung Quốc đã được Israel bí mật chuyển giao công nghệ sản xuất tên lửa không đối không Python-3 để sản xuất tên lửa PL-8.
Tên lửa PL-12 tầm trung và PL-8 tầm ngắn
Larry Wortzel, tùy viên quân sự Mỹ tại Bắc Kinh cho biết: “Israel đã chuyển giao tên lửa và công nghệ sản xuất Python-3 cho Trung Quốc mà không thông báo cho Mỹ. Đây là một tên lửa tốt, việc chuyển giao này là đáng báo động”.
Năm 1992, Israel bị cáo buộc "phản bội" Mỹ khi chuyển giao công nghệ dẫn đường của tên lửa không đối không tầm xa PAC-2 Patriot.
Với sự chuyển giao này Trung Quốc đã kết hợp hệ thống cơ khí của hệ thống tên lửa đối không tầm xa S-300 của Nga để sản xuất thành hệ thống HQ-9, đứa con lai “Nga-Mỹ” này đang dần trở thành trụ cột cho năng lực phòng không của Trung Quốc.
Tần suất những vụ “đi đêm” giữa Trung Quốc và Israel tăng lên theo tiến trình hiện đại hóa quân đội nước này.
Israel đã cung cấp các công nghệ quan trọng để Trung Quốc nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực cho các tàu khu trục nhỏ đã lạc hậu của nước này.
Công nghệ radar, thiết bị quang học, hệ thống viễn thông, máy bay không người lái, hệ thống mô phỏng huấn luyện đã được Israel bí mật trợ giúp Trung Quốc.
Nguồn tin tình báo Mỹ xác nhận, Israel đã trở thành quốc gia cung cấp các công nghệ cao và phức tạp hơn cả Nga, đối tác truyền thống của Trung Quốc.
Cuối những năm 1990, Bắc Kinh đã cố gắng tiếp cận Israel để mua hệ thống cảnh báo sớm và chỉ huy trên không AEW&C EL/M-2075 Falcon. Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ đánh giá EL/M-2075 là hệ thống AEW&C tiên tiến nhất thế giới giai đoạn 1999-2008.
Năm 2000, dưới áp lực mạnh mẽ từ Washington, Israel “ngậm ngùi” hủy bỏ thương vụ đình đám trị giá 1 tỷ USD. Nếu không có sự ngăn chặn kịp thời từ phía Mỹ thật khó mà tưởng tượng sức mạnh quân sự của Trung Quốc sẽ thay đổi như thế nào. Sau vụ “vớ hụt” radar điều khiển hỏa lực cho tiêm kích ELM-2021, công nghệ radar Trung Quốc tụt hậu khá xa so với phương Tây.
Thương vụ khiến Mỹ dựng tóc gáy
Năm 1994, Israel đã bán cho Trung Quốc loại UAV cảm tử Harpy được thiết kế để tấn công các hệ thống radar với tầm bắn lên đến 500km trị giá 55 triệu USD.
Washington chưa hết “nóng mặt” với thương vụ này thì đến năm 2004 loại UAV này lại được đưa sang Israel để tiến hành nâng cấp.
Lần này không thể làm ngơ cho đồng minh chiến lược liên tục “qua mặt” chuyển giao công nghệ quân sự nhạy cảm cho Bắc Kinh, Washington đã ép Israel hủy bỏ hợp đồng nâng cấp. Số UAV này sau đó được trả lại cho Trung Quốc.
Phát biểu với Reuters sau vụ việc này, Chính phủ Mỹ nói rằng “đó là một sự chuyển giao kinh hoàng, bởi đây là một vũ khí quan trọng. Nếu ở trong tay Trung Quốc, các UAV này có thể làm giảm hiệu quả chiến đấu các tàu tuần dương Aegis”.
Giới chức quân sự Mỹ coi việc Israel bán UAV cảm tử Harpy cho Trung Quốc là "một sự chuyển giao kinh hoàng"
Sau vụ khủng bố 11/9/2001, quan hệ quân sự Trung - Israel được Mỹ đặc biệt chú ý.
Phản ứng từ phía Washington trở nên giận giữ hơn, năm 2005, Mỹ quyết định loại Israel ra khỏi danh sách các đối tác tham gia vào hợp tác an ninh trong chương trình tiêm kích tiến công kết hợp JSF.
Thậm chí, một số thành viên trong Quốc hội Mỹ đã đề xuất hũy bỏ viện trợ quân sự hàng năm cho Israel. Nếu điều này được thực hiện, Israel sẽ mất khoản viện trợ hàng năm trị giá 3 tỷ USD.
Tel Aviv không thể để mất đi sự hậu thuẫn của Washington về mặt chính trị, quân sự. Một trong những động thái cụ thể để xoa dịu cái sự phẫn nộ của Washington, Israel cho phép Mỹ giám sát các hoạt động xuất khẩu vũ khí ra nước ngoài. Bên cạnh đó, Tel Aviv cũng gửi một bức thư xin lỗi đến Washington vì đã ”lỡ dại" bán vũ khí và công nghệ nhạy cảm cho Trung Quốc.
Kể từ đó, Israel chủ động rút khỏi 7 dự án quan trọng đang hợp tác với Trung Quốc, đặc biệt là dự án nâng cấp hệ thống quản lý thông tin chiến thuật chiến trường C4I. Dù quan hệ ngoại giao Trung Quốc - Israel trở nên nồng sau một thời gian nhưng khả năng xảy ra những vụ “đi đêm kinh hoàng” giữa đôi bên khó lòng lặp lại.
Mỹ bất lực nhìn đồng minh bán vũ khí cho Trung Quốc
(Kiến Thức) - Các đồng minh thân cận nhất của Mỹ như Đức, Pháp, Anh, Israel được cho là đã cung cấp không ít công nghệ quân sự tối tân cho Trung Quốc.
kienthuc.net.vn
Israel “đi đêm” buôn bán vũ khí với Trung Quốc như thế nào?
Lượng xuất khẩu các thiết bị quân sự của Israel cho Trung Quốc chỉ xếp thứ hai sau Nga và đang có xu hướng tăng rõ rệt. Israel có dám qua mặt Mỹ, bán công
m.canhco.net
Trung Quốc sao chép thành công sát thủ chống radar cực kỳ lợi hại của Israel
Trong lễ duyệt binh diễn ra hôm 1/10, QĐ Trung Quốc đã cho máy bay không người lái tấn công tự sát ASN-301 tiến qua Quảng trường Thiên An Môn, dấu hiệu cho thấy nó đã trực chiến.
soha.vn