Hồ Gươm hơn 100 năm trước
Bên hồ Gươm xưa kia từng tồn tại ngôi chùa Báo Ân bề thế vào loại bậc nhất Hà thành, nhưng đã bị phá, chỉ còn sót lại tháp Hòa Phong ở phía đường Đinh Tiên Hoàng ngày nay.
Bảo tàng Hà Nội đang dành một góc nhỏ tập hợp những bức ảnh có chủ đề Hà Nội xưa, nổi bật là một phần không gian hồ Gươm đầu thế kỷ 20. Đây là hình ảnh toàn cảnh trung tâm Hà Nội nhìn từ trên cao, thấy rõ đền Ngọc Sơn và tháp Rùa.
Một góc chợ hoa bên hồ Gươm xưa kia. Hồ Gươm còn có nhiều tên gọi khác như Lục Thủy, Tả Vọng. Hoàn Kiếm cũng là cái tên thân thuộc của hồ vì gắn với truyền thuyết vua Lê trả gươm cho rùa thần sau khi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi đất nước.
Cầu Thê Húc chụp năm 1884 chưa có lan can như ngày nay. Năm 1865, Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng cây cầu gồm 15 nhịp nối bờ hồ với đền Ngọc Sơn. "Thê Húc" có nghĩa là "ngưng tụ hào quang".
Tết Nhâm Thìn 1952, cầu Thê Húc bị sập do người đi lễ quá đông, thị trưởng Hà Nội là ông Thẩm Hoàng Tín cho phá bỏ, xây dựng cầu mới.
Cầu Thê Húc dẫn đến đền Ngọc Sơn qua cổng Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng) nằm chếch dưới những tán đa cổ thụ um tùm. Đây là những địa điểm thu hút nhiều người vào các ngày cuối tuần, lễ Tết.
Khu vực quanh cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn khác rất nhiều so với ngày nay.
Đình Trấn Ba (có nghĩa là đình chắn sóng) cạnh đền Ngọc Sơn là nơi du ngoạn ưa thích của văn nhân Hà Thành.
Hồ Gươm đầu thế kỷ 20 còn nhiều nét hoang sơ.
Toàn cảnh trung tâm Hà Nội nhìn từ Tòa thị chính sang Nhà thờ lớn.
Chùa Báo Ân từng tồn tại bên bờ hồ Hoàn Kiếm. Chùa được xây năm 1842 do Tổng đốc Hà Nội Nguyễn Quang Giai đứng ra quyên góp tiền. Sau khi khánh thành, chùa có quy mô bề thế vào loại bậc nhất Hà thành khi ấy với 36.000 m2 đất, gồm 150 gian, 36 nóc. Năm 1892, chùa bị phá hủy để xây bưu điện và ngân hàng, chỉ còn sót lại tháp Hòa Phong ở sau chùa (trên đường Đinh Tiên Hoàng ngày nay).
Tháp Hòa Phong vào thế kỷ 19. Tranh khắc dựa trên ảnh tư liệu do bác sĩ Hocquard thực hiện năm 1884. Tháp Hòa Phong cao 3 tầng. Tầng 1 có 4 vòm cửa, gọi là tứ môn tháp, tầng 2 có 4 góc xây trụ vuông đặt tượng 4 con nghê hướng về phía Đông, tầng 3 ghi "Hòa Phong tháp".
Trải qua trăm năm lịch sử, hồ Gươm vẫn giữ được nhiều nét đẹp với quần thể công trình trở thành biểu tượng văn hóa của Hà Nội và đi vào trong ca dao:
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này...
Không biết 100 năm sau từ đời mình sẽ thế nào ....!!
Bên hồ Gươm xưa kia từng tồn tại ngôi chùa Báo Ân bề thế vào loại bậc nhất Hà thành, nhưng đã bị phá, chỉ còn sót lại tháp Hòa Phong ở phía đường Đinh Tiên Hoàng ngày nay.
Bảo tàng Hà Nội đang dành một góc nhỏ tập hợp những bức ảnh có chủ đề Hà Nội xưa, nổi bật là một phần không gian hồ Gươm đầu thế kỷ 20. Đây là hình ảnh toàn cảnh trung tâm Hà Nội nhìn từ trên cao, thấy rõ đền Ngọc Sơn và tháp Rùa.
Một góc chợ hoa bên hồ Gươm xưa kia. Hồ Gươm còn có nhiều tên gọi khác như Lục Thủy, Tả Vọng. Hoàn Kiếm cũng là cái tên thân thuộc của hồ vì gắn với truyền thuyết vua Lê trả gươm cho rùa thần sau khi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi đất nước.
Cầu Thê Húc chụp năm 1884 chưa có lan can như ngày nay. Năm 1865, Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng cây cầu gồm 15 nhịp nối bờ hồ với đền Ngọc Sơn. "Thê Húc" có nghĩa là "ngưng tụ hào quang".
Tết Nhâm Thìn 1952, cầu Thê Húc bị sập do người đi lễ quá đông, thị trưởng Hà Nội là ông Thẩm Hoàng Tín cho phá bỏ, xây dựng cầu mới.
Cầu Thê Húc dẫn đến đền Ngọc Sơn qua cổng Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng) nằm chếch dưới những tán đa cổ thụ um tùm. Đây là những địa điểm thu hút nhiều người vào các ngày cuối tuần, lễ Tết.
Khu vực quanh cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn khác rất nhiều so với ngày nay.
Đình Trấn Ba (có nghĩa là đình chắn sóng) cạnh đền Ngọc Sơn là nơi du ngoạn ưa thích của văn nhân Hà Thành.
Hồ Gươm đầu thế kỷ 20 còn nhiều nét hoang sơ.
Toàn cảnh trung tâm Hà Nội nhìn từ Tòa thị chính sang Nhà thờ lớn.
Chùa Báo Ân từng tồn tại bên bờ hồ Hoàn Kiếm. Chùa được xây năm 1842 do Tổng đốc Hà Nội Nguyễn Quang Giai đứng ra quyên góp tiền. Sau khi khánh thành, chùa có quy mô bề thế vào loại bậc nhất Hà thành khi ấy với 36.000 m2 đất, gồm 150 gian, 36 nóc. Năm 1892, chùa bị phá hủy để xây bưu điện và ngân hàng, chỉ còn sót lại tháp Hòa Phong ở sau chùa (trên đường Đinh Tiên Hoàng ngày nay).
Tháp Hòa Phong vào thế kỷ 19. Tranh khắc dựa trên ảnh tư liệu do bác sĩ Hocquard thực hiện năm 1884. Tháp Hòa Phong cao 3 tầng. Tầng 1 có 4 vòm cửa, gọi là tứ môn tháp, tầng 2 có 4 góc xây trụ vuông đặt tượng 4 con nghê hướng về phía Đông, tầng 3 ghi "Hòa Phong tháp".
Trải qua trăm năm lịch sử, hồ Gươm vẫn giữ được nhiều nét đẹp với quần thể công trình trở thành biểu tượng văn hóa của Hà Nội và đi vào trong ca dao:
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này...
Không biết 100 năm sau từ đời mình sẽ thế nào ....!!
Chỉnh sửa cuối: