- Biển số
- OF-53430
- Ngày cấp bằng
- 22/12/09
- Số km
- 9,951
- Động cơ
- 539,155 Mã lực
Trước khi viết bài này em xin nói rằng em cũng như mọi người dân tiến bộ trên thế giới này đều ghét Hitler, cha đẻ ra cái chủ nghĩa quái thai của nhân loại. Nhưng vấn đề em bàn ở đây chỉ là chính sách ô tô của Hitler đối với người dân Đức.
Năm 1933, khi Adolf Hitler triệu tập kỹ sư Ferdinand Porsche (người sáng lập hãng Porsche về sau) đến khách sạn Kaiserhof tại Berlin. Hai người bàn về việc sản xuất một mẫu xe nhỏ, 4 chỗ, động cơ bền, làm mát bằng không khí và tiêu hao nhiên liệu nhỏ hơn 6 lít/100 km.
Đến cuối những năm 1930, Porsche đưa ra bản thiết kế mang tên KdF-Wagen. Nhưng ông ghét cái tên này. Nickname "Beetle" xuất hiện trên tờ New York Times cùng năm. Hitler yêu cầu giá xe dưới 1.000 mark (vào khoảng 250 USD), một chi phí quá thấp. Mục tiêu chính của Hitler là dùng Beetle để tìm sự ủng hộ của dân chúng. Đồng minh Mussolini đã làm cho những chiếc tàu hỏa Italy chạy đúng giờ còn Hitler thì muốn cho dân Đức nhà nhà có xe hơi. Qua những việc làm cụ thể và những bài diễn thuyết hùng hồn Hitler đã được toàn bộ người dân Đức lúc bấy giờ tin tưởng và đặt lòng tin tuyệt đối để chèo lái con thuyền nước Đức
80 năm sau, lịch sử đảo chiều. Khi mà ở VN hết quan chức đến người dân đều coi xe hơi là một tội đồ ( gây tắc đường), sở hữu ô tô là tội ác. Từ đó đề ra các chế độ thu phí (mặc dù ô tô nó đã cõng trên mình bao nhiêu thứ phí) nhằm triệt tiêu phương tiện bị coi là xa xỉ trong khi trước đây 80 năm ở Đức được coi là nhu cầu thiết yếu. Cái tài là không những chỉ những nhà hoạch định chính sách thù ghét cái ô tô, mà đến ngay cả ông TS, rồi ông phi công cũng căm ghét nó từ đó đưa ra hàng trăm cách cũng chỉ nhằm mục tiêu đập chết không thương xót những tài sản rất đỗi bình thường mà con người trong thế giới văn minh đáng quyền được hưởng.
Việc đó không những kéo lùi bánh xe lịch sử, làm thụt lùi nền văn minh nhân loại mà còn đem đến một loạt những hệ lụy làm đình đốn và bóp nghẹt nền công nghiệp ô tô non trẻ của nước nhà. Em và các cụ vẫn mong ước đến một ngày có thương hiệu ô tô VN để ngẩng mặt sánh ngang với các cường quốc 5 châu (như lời bác Hồ nói) nhưng với chính sách này xem ra ngày đó còn xa vời lắm. Khi cách đây 80 năm nhà lãnh đạo của châu Âu đã có những suy nghĩ khác xa mình.
Năm 1933, khi Adolf Hitler triệu tập kỹ sư Ferdinand Porsche (người sáng lập hãng Porsche về sau) đến khách sạn Kaiserhof tại Berlin. Hai người bàn về việc sản xuất một mẫu xe nhỏ, 4 chỗ, động cơ bền, làm mát bằng không khí và tiêu hao nhiên liệu nhỏ hơn 6 lít/100 km.
Đến cuối những năm 1930, Porsche đưa ra bản thiết kế mang tên KdF-Wagen. Nhưng ông ghét cái tên này. Nickname "Beetle" xuất hiện trên tờ New York Times cùng năm. Hitler yêu cầu giá xe dưới 1.000 mark (vào khoảng 250 USD), một chi phí quá thấp. Mục tiêu chính của Hitler là dùng Beetle để tìm sự ủng hộ của dân chúng. Đồng minh Mussolini đã làm cho những chiếc tàu hỏa Italy chạy đúng giờ còn Hitler thì muốn cho dân Đức nhà nhà có xe hơi. Qua những việc làm cụ thể và những bài diễn thuyết hùng hồn Hitler đã được toàn bộ người dân Đức lúc bấy giờ tin tưởng và đặt lòng tin tuyệt đối để chèo lái con thuyền nước Đức
80 năm sau, lịch sử đảo chiều. Khi mà ở VN hết quan chức đến người dân đều coi xe hơi là một tội đồ ( gây tắc đường), sở hữu ô tô là tội ác. Từ đó đề ra các chế độ thu phí (mặc dù ô tô nó đã cõng trên mình bao nhiêu thứ phí) nhằm triệt tiêu phương tiện bị coi là xa xỉ trong khi trước đây 80 năm ở Đức được coi là nhu cầu thiết yếu. Cái tài là không những chỉ những nhà hoạch định chính sách thù ghét cái ô tô, mà đến ngay cả ông TS, rồi ông phi công cũng căm ghét nó từ đó đưa ra hàng trăm cách cũng chỉ nhằm mục tiêu đập chết không thương xót những tài sản rất đỗi bình thường mà con người trong thế giới văn minh đáng quyền được hưởng.
Việc đó không những kéo lùi bánh xe lịch sử, làm thụt lùi nền văn minh nhân loại mà còn đem đến một loạt những hệ lụy làm đình đốn và bóp nghẹt nền công nghiệp ô tô non trẻ của nước nhà. Em và các cụ vẫn mong ước đến một ngày có thương hiệu ô tô VN để ngẩng mặt sánh ngang với các cường quốc 5 châu (như lời bác Hồ nói) nhưng với chính sách này xem ra ngày đó còn xa vời lắm. Khi cách đây 80 năm nhà lãnh đạo của châu Âu đã có những suy nghĩ khác xa mình.