- Biển số
- OF-749873
- Ngày cấp bằng
- 13/11/20
- Số km
- 196
- Động cơ
- 61,278 Mã lực
Tại sao “Khi người tài xế taxi khuyên bạn nên đầu tư vào chứng khoán, đó là thời điểm nên bán”?
Trong xã hội, chúng ta hay gặp những người chẳng có chuyên môn nhưng lại phát biểu rất đao to búa lớn về lĩnh vực nào đó. Tâm lý "dốt mà không biết mình dốt" hay "ảo tưởng sức mạnh" càng được củng cố khi mạng xã hội ra đời, nơi người tham gia có thể tự do thể hiện quan điểm cá nhân với cả thế giới, mà không gặp phải bất cứ rào cản thời gian, địa lý hay hệ tư tưởng.
Hiệu ứng Dunning & Kruger là một hiệu ứng tâm lý nổi tiếng mô tả về vấn đề trên. Hiệu ứng mô tả mối tương quan giữa sự hiểu biết của một người về một lĩnh vực và mức độ tự tin của họ trong lĩnh vực đó.
Nói đơn giản hơn, hiệu ứng Dunning & Kruger mô tả sự tự tin sẽ thay đổi theo mức độ kinh nghiệm! Bạn sẽ rất tự tin khi vớ được một kiến thức (cơ bản) mới, nhưng sau một thời gian bạn lại cảm thấy tự ti khi biết rằng kiến thức trong lĩnh vực đó còn rất nhiều và bạn biết rất ít. Rất lâu sau đó, khi kiến thức + kinh nghiệm của bạn đã dày dạn, bạn mới lấy lại được sự tự tin và thường thì sự tự tin lúc này không còn cao như lúc ban đầu.
Hiệu ứng mô tả sự tự tin sẽ thay đổi theo mức độ kinh nghiệm qua 4 giai đoạn:
Khi chưa biết gì về một lĩnh vực nào đó thì sự tự tin của một người bằng 0 → điều này dễ hiểu và không có gì để bàn
Giai đoạn 1:
Khi bạn bắt đầu biết một chút sơ sài về một lĩnh vực nào đó thì thường có xu hướng lầm tưởng là mình đã rất giỏi trong lĩnh vực ấy. Bạn rất tự tin về những phát biểu của mình, thậm chí đi chỉ dạy người khác. Giai đoạn này gọi là Peak of Mt. Stupid – Đỉnh cao của sự ngu ngốc.
Giai đoạn 2:
Ban tiếp tục tìm hiểu và trải nghiệm về lĩnh vực đó, sự tự tin trên ngay lập tức rớt xuống gần như bằng 0. Giai đoạn này gọi là Valley of Despair – Thung lũng của sự thất vọng.
Giai đoạn 3:
Khi tiếp tục đào sâu nghiên cứu, mỗi ngày sự hiểu biết của bạn sẽ mỗi tăng lên – song song với đó sự tự tin của bạn cũng bắt đầu tăng dần trở lại. Giai đoạn này gọi là Slope of Enlightment – Con dốc của sự khai sáng.
Giai đoạn 4:
Khi việc nghiên cứu được tăng dần và tiếp tục cho đến khi bạn trở thành một chuyên gia, bạn hiểu tường tận từ trong ra ngoài lĩnh vực đó. Lúc này sự tự tin cũng sẽ tăng đến một mức độ ổn định. Giai đoạn này gọi là Plateau of Sustainability – Cao nguyên của sự bền vững. (Tuy nhiên, dù mức độ tự tin ở giai đoạn có cao thì cũng hiếm khi nào cao bằng Peak of Mt. Stupid)
Chúng ta có lẽ ai cũng đã trải qua những giai đoạn này một lần (hoặc nhiều lần), và thường là lúc nhỏ/ trẻ: Chúng ta đứng nhìn bạn bè chơi một trò chơi, rất tự tin và thấy đơn giản cho đến khi mình không chơi được tý nào. Hay khi ta đọc cách nấu một món ăn, tự tin nấu và ... cho ra một món hoàn toàn khác (và có thể không ăn nổi), hay khi ta nhìn một cầu thủ tâng bóng bằng đầu và thấy quá dễ dàng để làm theo hoặc vấn đề muôn thủa là khi đàn ông tự tin rằng mình rất hiểu phụ nữ (nói đến vấn đề này thì em ở giai đoạn Valley of Despair hơi lâu quá rồi mà chưa thấy có tín hiệu chuyển giai đoạn mới) ... Nói chung hiệu ứng Dunning & Kruger gần như ở khắp mọi nơi.
Một lĩnh vực mà hiệu ứng Dunning & Kruger rất thường xảy ra, đó chính là… khởi nghiệp. Nhiều bạn trẻ đọc những câu chuyện self-help, thành công, thêm vài quyển sách về quản trị và đầu tư. Lúc này các bạn ấy chỉ vừa tìm hiểu về quản trị, điều hành và không ý thức được mình đang ở ngay giai đoạn Peak of Mt. Stupid.
Điều này lý giải vì sao tỉ lệ thất bại trong những trường hợp khởi nghiệp lại rất cao. Và cũng lý giải vì sao có rất nhiều người kinh nghiệm dạn dày kinh nghiệm vẫn rất e dè với chuyện tự đứng ra khởi nghiệp.
Một ví dụ khác là lái xe: Theo thống kê từ trang fakebook OTO+, với những người mới lái xe nếu lỡ có xảy ra tai nạn thì cũng chỉ là những va quẹt nhỏ, không quá nguy hiểm. Mà nguy hiểm nhất chính là những tài xế đã lái được khoảng thời gian từ 2 – 3 năm. Đây là giai đoạn họ nghĩ rằng mình đã là những tay lái lụa và thường thích “thể hiện” những kỹ năng lái xe của mình — tuy nhiên họ chưa đủ kinh nghiệm để có được những phản xạ mà chỉ những người lái xe lâu năm mới có. Những tai nạn xảy ra trong giai đoạn này thường là những tai nạn lớn, xảy ra ở tốc độ cao.
Hiệu ứng Dunning & Kruger trong đầu tư chứng khoán
Trong đầu tư tài chính nói chung và đầu tư chứng khoán nói riêng, hiệu ứng này xuất hiện khá thường xuyên và nhất là khi thị trường đang ở một trạng thái tăng mạnh mẽ. Mức độ tự tin của một nhà đầu tư sẽ diễn ra như sau: khi mới biết đến thị trường và giao dịch vài lần, (nếu may mắn) nhà đầu tư bắt đầu thắng vài lệnh và tự tin mình có khả năng trở thành một nhà đầu tư thành công. Nhà đầu tư mới nghĩ công việc đầu tư thật dễ dàng, họ đã tìm được chìa khóa kiếm lợi nhuận cho đến khi... thị trường đổi ổ khóa, họ bị thị trường vùi dập trong một thời gian dài tiếp theo...
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này:
- Bạn có thể là một chuyên gia về một lĩnh vực nào đó và tiếp cận thị trường tài chính với mục đích đầu tư. Bạn nghĩ thị trường tài chính sẽ rất đơn giản và dễ giải quyết giống như cách bạn đang làm với nghề nghiệp chuyên môn. Bạn quá tự tin về những gì mình đã làm được ở một lĩnh vực khác.
- Bạn đã đạt được những thắng lợi rất nhanh trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán với mức lợi nhuận rất tốt và nghĩ rằng mình sẽ giữ vững điều này mãi một cách dễ dàng.
Vượt qua được Hiệu ứng Dunning-Kruge trong đầu tư chứng khoán:
Nếu bạn muốn trở thành nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng và có lợi nhuận bền vững, không cách nào tốt hơn là bạn cần tiếp cận thị trường với một chiến lược hợp lý và một phương pháp quản lý vốn đúng cách. Cố gắng học hỏi và luôn khiêm tốn vì thị trường tài chính luôn khó đoán. Bạn sẽ không biết chắc điều gì có thể xảy ra, bạn chỉ có cách tin vào phương pháp tin vào bản thân và quản lý vốn hiệu quả mà thôi.
Năm mới em gửi lời chúc cccm luôn phát triển bản thân thật tốt, kết quả đầu tư gấp 5 gấp 10 năm trước nhé! (à, là với cccm có lãi thôi, chứ năm 2020 đã lỗ mà năm nay gấp 5 thì....)
Trong xã hội, chúng ta hay gặp những người chẳng có chuyên môn nhưng lại phát biểu rất đao to búa lớn về lĩnh vực nào đó. Tâm lý "dốt mà không biết mình dốt" hay "ảo tưởng sức mạnh" càng được củng cố khi mạng xã hội ra đời, nơi người tham gia có thể tự do thể hiện quan điểm cá nhân với cả thế giới, mà không gặp phải bất cứ rào cản thời gian, địa lý hay hệ tư tưởng.
Hiệu ứng Dunning & Kruger là một hiệu ứng tâm lý nổi tiếng mô tả về vấn đề trên. Hiệu ứng mô tả mối tương quan giữa sự hiểu biết của một người về một lĩnh vực và mức độ tự tin của họ trong lĩnh vực đó.
Nói đơn giản hơn, hiệu ứng Dunning & Kruger mô tả sự tự tin sẽ thay đổi theo mức độ kinh nghiệm! Bạn sẽ rất tự tin khi vớ được một kiến thức (cơ bản) mới, nhưng sau một thời gian bạn lại cảm thấy tự ti khi biết rằng kiến thức trong lĩnh vực đó còn rất nhiều và bạn biết rất ít. Rất lâu sau đó, khi kiến thức + kinh nghiệm của bạn đã dày dạn, bạn mới lấy lại được sự tự tin và thường thì sự tự tin lúc này không còn cao như lúc ban đầu.
![Dunning - Kruger.png](https://img.otofun.net/upload/v7/images/5146/5146534-e7f18739122683e9aeb874322fc455c9.png)
Hiệu ứng mô tả sự tự tin sẽ thay đổi theo mức độ kinh nghiệm qua 4 giai đoạn:
Khi chưa biết gì về một lĩnh vực nào đó thì sự tự tin của một người bằng 0 → điều này dễ hiểu và không có gì để bàn
Giai đoạn 1:
Khi bạn bắt đầu biết một chút sơ sài về một lĩnh vực nào đó thì thường có xu hướng lầm tưởng là mình đã rất giỏi trong lĩnh vực ấy. Bạn rất tự tin về những phát biểu của mình, thậm chí đi chỉ dạy người khác. Giai đoạn này gọi là Peak of Mt. Stupid – Đỉnh cao của sự ngu ngốc.
Giai đoạn 2:
Ban tiếp tục tìm hiểu và trải nghiệm về lĩnh vực đó, sự tự tin trên ngay lập tức rớt xuống gần như bằng 0. Giai đoạn này gọi là Valley of Despair – Thung lũng của sự thất vọng.
Giai đoạn 3:
Khi tiếp tục đào sâu nghiên cứu, mỗi ngày sự hiểu biết của bạn sẽ mỗi tăng lên – song song với đó sự tự tin của bạn cũng bắt đầu tăng dần trở lại. Giai đoạn này gọi là Slope of Enlightment – Con dốc của sự khai sáng.
Giai đoạn 4:
Khi việc nghiên cứu được tăng dần và tiếp tục cho đến khi bạn trở thành một chuyên gia, bạn hiểu tường tận từ trong ra ngoài lĩnh vực đó. Lúc này sự tự tin cũng sẽ tăng đến một mức độ ổn định. Giai đoạn này gọi là Plateau of Sustainability – Cao nguyên của sự bền vững. (Tuy nhiên, dù mức độ tự tin ở giai đoạn có cao thì cũng hiếm khi nào cao bằng Peak of Mt. Stupid)
Chúng ta có lẽ ai cũng đã trải qua những giai đoạn này một lần (hoặc nhiều lần), và thường là lúc nhỏ/ trẻ: Chúng ta đứng nhìn bạn bè chơi một trò chơi, rất tự tin và thấy đơn giản cho đến khi mình không chơi được tý nào. Hay khi ta đọc cách nấu một món ăn, tự tin nấu và ... cho ra một món hoàn toàn khác (và có thể không ăn nổi), hay khi ta nhìn một cầu thủ tâng bóng bằng đầu và thấy quá dễ dàng để làm theo hoặc vấn đề muôn thủa là khi đàn ông tự tin rằng mình rất hiểu phụ nữ (nói đến vấn đề này thì em ở giai đoạn Valley of Despair hơi lâu quá rồi mà chưa thấy có tín hiệu chuyển giai đoạn mới) ... Nói chung hiệu ứng Dunning & Kruger gần như ở khắp mọi nơi.
![hieu-ung-dunning-kruger.jpg](https://img.otofun.net/upload/v7/images/5146/5146613-211854e3a0f3865795e1f549b9ecf607.jpg)
Một lĩnh vực mà hiệu ứng Dunning & Kruger rất thường xảy ra, đó chính là… khởi nghiệp. Nhiều bạn trẻ đọc những câu chuyện self-help, thành công, thêm vài quyển sách về quản trị và đầu tư. Lúc này các bạn ấy chỉ vừa tìm hiểu về quản trị, điều hành và không ý thức được mình đang ở ngay giai đoạn Peak of Mt. Stupid.
Điều này lý giải vì sao tỉ lệ thất bại trong những trường hợp khởi nghiệp lại rất cao. Và cũng lý giải vì sao có rất nhiều người kinh nghiệm dạn dày kinh nghiệm vẫn rất e dè với chuyện tự đứng ra khởi nghiệp.
Một ví dụ khác là lái xe: Theo thống kê từ trang fakebook OTO+, với những người mới lái xe nếu lỡ có xảy ra tai nạn thì cũng chỉ là những va quẹt nhỏ, không quá nguy hiểm. Mà nguy hiểm nhất chính là những tài xế đã lái được khoảng thời gian từ 2 – 3 năm. Đây là giai đoạn họ nghĩ rằng mình đã là những tay lái lụa và thường thích “thể hiện” những kỹ năng lái xe của mình — tuy nhiên họ chưa đủ kinh nghiệm để có được những phản xạ mà chỉ những người lái xe lâu năm mới có. Những tai nạn xảy ra trong giai đoạn này thường là những tai nạn lớn, xảy ra ở tốc độ cao.
Hiệu ứng Dunning & Kruger trong đầu tư chứng khoán
Trong đầu tư tài chính nói chung và đầu tư chứng khoán nói riêng, hiệu ứng này xuất hiện khá thường xuyên và nhất là khi thị trường đang ở một trạng thái tăng mạnh mẽ. Mức độ tự tin của một nhà đầu tư sẽ diễn ra như sau: khi mới biết đến thị trường và giao dịch vài lần, (nếu may mắn) nhà đầu tư bắt đầu thắng vài lệnh và tự tin mình có khả năng trở thành một nhà đầu tư thành công. Nhà đầu tư mới nghĩ công việc đầu tư thật dễ dàng, họ đã tìm được chìa khóa kiếm lợi nhuận cho đến khi... thị trường đổi ổ khóa, họ bị thị trường vùi dập trong một thời gian dài tiếp theo...
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này:
- Bạn có thể là một chuyên gia về một lĩnh vực nào đó và tiếp cận thị trường tài chính với mục đích đầu tư. Bạn nghĩ thị trường tài chính sẽ rất đơn giản và dễ giải quyết giống như cách bạn đang làm với nghề nghiệp chuyên môn. Bạn quá tự tin về những gì mình đã làm được ở một lĩnh vực khác.
- Bạn đã đạt được những thắng lợi rất nhanh trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán với mức lợi nhuận rất tốt và nghĩ rằng mình sẽ giữ vững điều này mãi một cách dễ dàng.
Vượt qua được Hiệu ứng Dunning-Kruge trong đầu tư chứng khoán:
Nếu bạn muốn trở thành nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng và có lợi nhuận bền vững, không cách nào tốt hơn là bạn cần tiếp cận thị trường với một chiến lược hợp lý và một phương pháp quản lý vốn đúng cách. Cố gắng học hỏi và luôn khiêm tốn vì thị trường tài chính luôn khó đoán. Bạn sẽ không biết chắc điều gì có thể xảy ra, bạn chỉ có cách tin vào phương pháp tin vào bản thân và quản lý vốn hiệu quả mà thôi.
Năm mới em gửi lời chúc cccm luôn phát triển bản thân thật tốt, kết quả đầu tư gấp 5 gấp 10 năm trước nhé! (à, là với cccm có lãi thôi, chứ năm 2020 đã lỗ mà năm nay gấp 5 thì....)