Hiện nay đại bộ phận người dân đang có sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm "sở hữu phương tiện" và "mượn phương tiện" khi tham gia giao thông. Pháp luật dân sự quy định hình thức của giao dịch "mượn tài sản" nói chung và "mượn phương tiện giao thông" nói riêng không bắt buộc phải lập thành văn bản (trừ những tài sản có quy định về hình thức), đây là hợp đồng dân sự thông thường trong đời sống xã hội và "hợp đồng miệng" được pháp luật thừa nhận. Việc cho "mượn phương tiện" cũng không bị giới hạn trong gia đình hay cùng hộ khẩu mà điều kiện không vi phạm pháp luật là sự tự nguyện của các bên và không giao phương tiện cho người không có giấy phép lái xe phù hợp loại xe đó.
Đối với hành vi điều khiển phương tiện do mình nhận tặng cho, thừa kế, chuyển nhượng... (sở hữu) nhưng chưa làm thủ tục sang tên mình thì đương nhiên vi phạm pháp luật (xin lưu ý là quy định này có từ 1995 tại nghị định 49-CP. Nay là nghị định 71/2012/NĐ-CP) và theo nguyên tắc của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 và Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì "phải được phát hiện và xử lý".
Đối với hành vi điều khiển phương tiện mang tên người khác nhưng là trường hợp "mượn phương tiện" đầy đủ giấy tờ theo quy định về phương tiện và người điểu khiển (tại nghị định 34 và 71) thì đương nhiên không vi phạm luật.
Do vậy người dân không nên quá lo lắng khi nhận thức rõ các quy định của pháp luật. Trách nhiệm ở đây thuộc về cơ quan chức năng làm sao để xác định được đâu là phương tiện người dân mượn hợp pháp, đâu là phương tiện cho tặng, mua bán chưa sang tên? Trách nhiệm chứng minh vi phạm thuộc cơ quan chức năng, nhưng xin lưu ý rằng CSGT không được đòi hỏi thêm bất cứ loại giấy tờ gì (hộ khẩu, giấy kết hôn...) khi chưa có quy định.
hqt1973
Đối với hành vi điều khiển phương tiện do mình nhận tặng cho, thừa kế, chuyển nhượng... (sở hữu) nhưng chưa làm thủ tục sang tên mình thì đương nhiên vi phạm pháp luật (xin lưu ý là quy định này có từ 1995 tại nghị định 49-CP. Nay là nghị định 71/2012/NĐ-CP) và theo nguyên tắc của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 và Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì "phải được phát hiện và xử lý".
Đối với hành vi điều khiển phương tiện mang tên người khác nhưng là trường hợp "mượn phương tiện" đầy đủ giấy tờ theo quy định về phương tiện và người điểu khiển (tại nghị định 34 và 71) thì đương nhiên không vi phạm luật.
Do vậy người dân không nên quá lo lắng khi nhận thức rõ các quy định của pháp luật. Trách nhiệm ở đây thuộc về cơ quan chức năng làm sao để xác định được đâu là phương tiện người dân mượn hợp pháp, đâu là phương tiện cho tặng, mua bán chưa sang tên? Trách nhiệm chứng minh vi phạm thuộc cơ quan chức năng, nhưng xin lưu ý rằng CSGT không được đòi hỏi thêm bất cứ loại giấy tờ gì (hộ khẩu, giấy kết hôn...) khi chưa có quy định.
hqt1973
Chỉnh sửa cuối: