Nếu vẫn chấp đây là thân của tôi, mắt tim gan thận của tôi thì ko nên hiến tạng, sẽ rất đau đớn và có trường hợp nửa âm nửa dương của hương linh đã mất, họ sẽ trong trạng thái bị mắc kẹt.. Theo chia sẻ của một vị thầy
Dạ em có trách gì cụ DE.VN đâu. Em hiểu ý cụ ấy mà.
Cụ có thể vào trang chủ của trung tâm ghép tạng quốc gia để hiểu thêmEm rất ủng hộ việc hiến tạng này. Cá nhân em đã từng hiến máu tình nguyện. Em thấy rất ý nghĩa.
Cụ cho hỏi cái hiến tạng thì họ chỉ lấy tạng của người trẻ hay sao ạ? Ví dụ sau này em già, 70 tuổi chẳng hạn. Em có nguyện vọng hiến tạng sau khi em chết, thì họ có lấy ko?
Em lại không đồng tình quan điểm cho người nhận biết người hiến là ai...( vì mình chết rồi lời cảm ơn có hay không cũng vậy, em không muốn khí chết còn để người khác có cảm giác mang ơn mình)Khung pháp lý về vấn đề này của VN còn "sơ sơ" lắm mều, thế nên giữa hiến-nhận và mua-bán nó rất khó phân biệt. Có gia đình hiến tạng của người thân chẳng nhận được gì, thậm chí cả lời cảm ơn từ phía nhận, nhưng "trung gian" thì "ăn đậm", khiến dư luận và cả bên nhận cứ nghĩ bên hiến là "bán". Chưa kể việc ai được nhận cũng khá .... rắc rối và "bí hiểm".
Cá nhân em ủng hộ hành động rất nhân văn và cao cả này, và mong có sự công khai, minh bạch (cứ rõ ràng người cho, người nhận), gì chứ người Việt mình vẫn có câu "uống nước nhớ nguồn", để người nhận có cơ hội tri ân người cho.
Cảm ơn cụ, rất tinh tường. Cụ đã giúp em cứu thớt. Em cũng định giải thích lại với mấy cụ kia, nhưng thực sự nản, kệ thớt nó trôi.
Ở Việt Nam có một vấn đề khá nhạy cảm (và cũng rất nhức nhối) xunh quanh việc hiến tạng này đó là 'có hay không việc mua bán tạng của người hiến, hay là sự can thiệp để được ưu tiên hơn của nhà giàu'. Tất nhiên muốn được can thiệp thì 'mất phí'. Về luật, người hiến & người nhận (đặc biệt là người nhận) sẽ luôn đc giữ bí mật + thậm chí không được biết nhau. Chính điều này làm tăng thêm sự nghi ngờ của gia đình người hiến vì họ không được biết 'ai sẽ là người nhận'. Và việc sắp xếp người nhận là ai, có vô tư trong sáng, theo đúng quy trình, thứ tự xếp hàng, ưu tiên hay không là rất khó phân biệt đúng sai (vì đôi khi vì nhân văn - ví dụ có trường hợp xếp hàng sau... nhưng lại nặng hơn, cần xử lý, ghép ngay nếu ko sẽ không còn cơ hội - lại rất phù hợp chẳng hạn - thì vẫn quyết được. Nhưng cũng có trường hợp dùng tiền, quyền lực để chen vào. Hoặc phải chi xyz thì mới được vào danh sách, đc duyệt). Ai bệnh đến mức phải ghép tạng đều xứng đáng được nhận cả. Nhưng ở VN chính sách và quy trình vẫn chưa làm rõ được có hay không những người trong cuộc lợi dụng, can thiệp, thậm chí làm tiền dựa trên chính sách 'bí mật' này.
Đợi đến khi tòa xử thì cái xác còn giá trị gì nữa đâu cụ?!Nếu như lập di chúc hiến tạng, chỉ đích danh đơn vị nào sẽ thay mặt mình xử lý việc hiến tạng nếu chẳng may mình qua đời, thì đơn vị đó là phía có quyền nêu ra đòi hỏi thực hiện theo di chúc, di chúc hợp pháp thì Toà sẽ xử theo nội dung của nó, đấy là về mặt pháp lý em hiểu là như vậy, còn trường hợp phức tạp, bên được di chúc có quyền nhưng từ bỏ quyền đó thì là câu chuyện khác.
Tầng lớp trên hay dưới quan trọng gì đâu cụ ơi. Nếu muốn giữ lại cho nguyên lành khi chôn rồi những thức đó thối rữa trở lại vòng tuần hoàn mới thì cũng có ai trách đâu. Còn để những thứ đó sống thêm, mang lại cuộc sống, cơ hội sống cho một người khác thì quá tốt rồi.Em biết thế nào cũng bị ném đá , nhưng chấp nhận thôi em vẫn xin rón rén có ý kiến : Chẳng thấy thằng nào giàu có, quan chức , đăng kí hiến tạng hay chết mà gđ họ hiến tạng cả hầu hết toàn lớp dưới thôi ạ , thật ra họ cũng chẳng có ý định hiến mà vào trỏng chắc có được tư vấn a, b, c các kiểu ....Còn khách hàng chờ hiến tạng thì lúc nào chả có sẵn , có khi phải đóng tiền đặt cọc trước ý chứ ...Đánh giá là nhân văn hay tốt cũng khó vì tuỳ từng góc nhìn của từng người, không nên áp đặt suy nghĩ của mình vào người khác ...Có khi mình thấy việc đó là tốt người khác lại cười khẩy ....
Ối cụ ơi, em mà có thẻ khám miễn phí, chế độ chăm sóc VIP, tuổi thọ toàn trên 85 đến 95 thì lúc đấy hiến cái gì ạ? Hay là hiến xác cho khoa học? Ấy lại càng phí mấy chục mét được dùng sau chót, rồi con cháu nó lấy chỗ mô để thắp nhang?Cá nhân tôi ủng hộ.
Nhưng cái đội thừa kế hạng nhứt, cái ta hay gọi là Người có thẩm quyền, nó không tham gia, bác ạ.
Vui vẻ chứ bác.Ối cụ ơi, em mà có thẻ khám miễn phí, chế độ chăm sóc VIP, tuổi thọ toàn trên 85 đến 95 thì lúc đấy hiến cái gì ạ? Hay là hiến xác cho khoa học? Ấy lại càng phí mấy chục mét được dùng sau chót, rồi con cháu nó lấy chỗ mô để thắp nhang?
Những người hiến tạng này họ có suy nghĩ từ trước rồi, và thường trẻ thì đồ hiến tặng mới có giá trị sử dụng. Trên cơ thể người chắc có đôi mắt là hiến được với độ tuổi dài hơn các bộ phận khác. Vui vẻ đi cụ ạ.
Ồ, vậy là cụ hiến mô sống? Chứ em đk có được thẻ khám gì đâu....Ối cụ ơi, em mà có thẻ khám miễn phí, chế độ chăm sóc VIP, tuổi thọ toàn trên 85 đến 95 thì lúc đấy hiến cái gì ạ? Hay là hiến xác cho khoa học? Ấy lại càng phí mấy chục mét được dùng sau chót, rồi con cháu nó lấy chỗ mô để thắp nhang?
Những người hiến tạng này họ có suy nghĩ từ trước rồi, và thường trẻ thì đồ hiến tặng mới có giá trị sử dụng. Trên cơ thể người chắc có đôi mắt là hiến được với độ tuổi dài hơn các bộ phận khác. Vui vẻ đi cụ ạ.
Nghe tên quen quen không biết có phải người quen không. Không biết có phải chị thúy hải dương vợ trần bon ở Hưng Yên không ta?Đọc bài thì em thấy cụ có trải nghiệm thực tế với việc hiến tạng, chứ ko mơ hồ “cứu người” nọ kia. Cá nhân em cũng hoàn toàn ủng hộ, bản thân em cũng có thẻ hiến tạng. Nhưng thực tế thì bí hiểm như cụ nói
Gia đình người hiến không nhận được gì ngoài bằng khen. Họ cũng chẳng đòi hỏi gì khác, ngoài mong mỏi tạng của người thân sẽ cứu giúp được người thân của ai đó. Một cách công bằng, gia đình người hiến luôn mong mỏi trái tim của con/em họ sẽ tiếp tục đập trong lồng ngực của một ai đó thích hợp, tuổi đời trẻ, chứ ko phải của một ai đó có quỹ thời gian ngắn hơn.