[Thảo luận] Hệ thống treo KDSS bị kẹt cứng – đi đường xóc mà như ngồi xe lu?

Garage Quang Đức

Xe buýt
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-736259
Ngày cấp bằng
16/7/20
Số km
699
Động cơ
74,821 Mã lực
Tuổi
28
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.quangducauto.com
Biểu hiện dễ nhận ra
Một ngày đẹp trời, cụ leo lên xe, nổ máy bon bon chạy thì phát hiện ra:
  • Xe lắc lư nhiều hơn bình thường, cảm giác “lưng chạm trần, mông chạm sàn”.
  • Qua ổ gà nhỏ thôi mà cảm giác như chui xuống hố bom.
  • Vô lăng có cảm giác nặng nề, xe vào cua không còn linh hoạt như trước.
Nhiều cụ tưởng hỏng giảm xóc hoặc mòn lốp. Nhưng vào hãng hoặc gara tử tế kiểm tra thì phán: Hệ thống treo KDSS đang “đình công”!

Vậy KDSS là cái gì?
KDSS = Kinetic Dynamic Suspension System. Nghe như phim khoa học viễn tưởng, nhưng hiểu đơn giản là:
  • Hệ thống này dùng thủy lực và cảm biến để điều chỉnh độ cứng/mềm của thanh cân bằng, tùy theo điều kiện đường sá.
  • Lúc đi off-road → nó mềm ra, cho bánh xe "nhảy múa".
  • Lúc đi on-road, tốc độ cao → nó cứng lại, chống nghiêng thân xe.
Ngon thế mà đến lúc lỗi thì... khóc tiếng Mường.
Tại sao KDSS bị kẹt?
  1. Lâu ngày không bảo dưỡng, dầu thủy lực cặn bẩn, dẫn đến van điều khiển bị kẹt.
  2. Cảm biến vị trí (gắn ở thanh giằng) lỗi → ECU không gửi tín hiệu điều chỉnh → hệ thống đứng hình.
  3. Chạy nhiều địa hình gồ ghề, cát bụi, nước lội sâu... mà không xịt rửa kỹ → bám đất, ăn mòn cụm thủy lực.
Cách xử lý – Không quá khó nhưng cũng không rẻ
  • Đầu tiên, cụ nên ra máy chẩn đoán, quét lỗi KDSS. Nếu có mã lỗi về cảm biến → thay hoặc vệ sinh lại cảm biến.
  • Thứ hai, xả bớt áp lực thủy lực, thay dầu thủy lực chuyên dụng (ở hãng hoặc gara có máy chuyên).
  • Nếu cụm thủy lực bị ăn mòn nặng, kẹt cứng không hồi → lúc này mới phải thay, giá không hề rẻ, tầm 50–70 triệu tùy đời xe.
+ Một số cụ chơi giải pháp “nhổ hẳn KDSS” ra ngoài, thay sang treo thường + thanh cân bằng cơ khí. Chạy không còn linh hoạt như KDSS, nhưng đỡ lo “tụt huyết áp” mỗi lần đèn KDSS sáng.
Lưu ý dành cho các cụ
  • Sau khi đi nước sâu, leo đồi cát, chơi off-road → nên xịt gầm thật kỹ, đặc biệt khu vực cụm thủy lực KDSS.
  • Nếu xe không off-road nhiều, 5–6 năm cụ nên thay dầu thủy lực KDSS 1 lần – ngăn cặn bẩn làm kẹt van.
  • Khi thấy xe "nảy như pogo stick" thì đừng đổ lỗi cho giảm xóc vội – kiểm tra KDSS trước!

Cụ nào từng "ăn đòn" vì KDSS thì vào chia sẻ với anh em cho vui. Còn cụ nào chưa từng biết cái này là cái gì, thì nhớ bài này nhé – sau có dính còn biết mà "gãi đúng chỗ ngứa". 😁

1744713511403.png


TOYOTA LANDCRUISER PRADO - THAY ĐÈN HẬU BÊN PHỤ quangduc khaiphuchoi (13).jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

ncs

Xe tăng
Biển số
OF-824375
Ngày cấp bằng
26/12/22
Số km
1,267
Động cơ
69,371 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ nói KDSS nhưng không chú thích rõ và kèm hình ảnh của cụm nó ntn làm người đọc không hình dung được
 

Bopbun

Xe điện
Biển số
OF-776885
Ngày cấp bằng
11/5/21
Số km
2,978
Động cơ
57,757 Mã lực
Tuổi
29
Cụ chủ cứ dọa, cái này chỉ dành cho xe chuyên chạy offroad, len cu dơ với lếch xù, chứ đây anh em toàn vi ót lấy đâu ra KDSS. Mà mấy cụ có lếch xù và len cu dơ thì quan tâm gì kỹ thuật, cứ quăng cục tiền ra bảo sửa cho anh là xong.
 

xedieu

Xe cút kít
Biển số
OF-24289
Ngày cấp bằng
17/11/08
Số km
18,659
Động cơ
555,835 Mã lực
Nơi ở
VTC1
Em cũng chưa gặp cụ Prado nào bị tèo cái KDSS này.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top